Đề kiểm tra giữa kì II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 357 - Nguyễn Thuận Phát

pdf 2 trang Phương Ly 06/07/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 357 - Nguyễn Thuận Phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_357_nguyen_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 357 - Nguyễn Thuận Phát

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT . Môn: HÓA HỌC 11 ___ Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) (đề thi gồm có 02 trang) Mã đề: 357 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (0,35 x 20 = 7,0 điểm): (Cho C=12; H=1; O=16; Br=80; Ag=108) Câu 1. Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no? A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử. B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử. C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử. D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử. Câu 2. Đốt cháy một hỗn hợp A gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O < số mol CO2 , mặt khác không chất nào thuộc dãy đồng đẳng trên tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 . Vậy CTPT chung của dãy là (các giá trị n đều nguyên).: A. CnH2n-2, n≥ 3 B. CnH2n+2, n ≥1 C. CnH2n-2, n≥ 2. D. CnH2n, n ≥ 2. Câu 3. Công thức phân tử của buta-1,3-đien và 1soprene lần lượt là A. C4H6 và C5H10. B. C4H4 và C5H8. C. C4H6 và C5H8. D. C4H8 và C5H10. Câu 4. Khi cho hiđrocacbon X tác dụng với HBr thu được dẫn xuất monobrom có tỉ khối đối với H2 là 61,5. Mặt khác, 1 mol hiđrocacbon X tác dụng tối đa với 1 mol H2. Công thức phân tử của X là: A. C2H4 B. C3H6 C. C2H2 D. C3H4 Câu 5. Ứng với công thức C5H8 có bao nhiêu cấu tạo ankađien liên hợp? A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 6. Một ankan Y có phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử là 83,33%. Khi cho Y tác dụng với Cl2 (tỉ lệ mol 1 : 1) thu được bốn dẫn xuất monoclo. Tên gọi của sản phẩm chính là: A. 2-clo-2-metylbutan B. 3-clo-2-metylbutan C. 1-clo-2,2-đimetylpropan D. 3-clopentan Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X gồm CH4 và C3H6 thu được 0,36 mol CO2 và 0,48 mol H2O. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của V là: A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 6,72 Câu 8. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế metan trong phòng thí nghiệm ? Ni A. C2H2 + 2H2 ⎯ ⎯→ B. CaC2 + H2O → t o HSOd24 CaO C. C2H5OH ⎯⎯⎯⎯→ D. CH3COONa + NaOH ⎯⎯⎯→ 170o C t o Câu 9. Hỗn hợp Z gồm etan và axetilen. Cho V lít Z (đktc) đi chậm qua bình chứa dung dịch Br2 lấy dư thì thấy có 57,6 gam brom tham gia phản ứng và thấy thoát ra 2,688 lít khí không màu (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 6,72 Câu 10. Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là A. polipropilen. B. polietilen. C. polistiren. D.poli(vinyl clorua). Câu 11. Cho các chất sau: metan, propilen, buta-1,3-en và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Cả 4 chất đều có khả năng là mất màu dung dịch brom. B. Có 3 chất nào làm nhạt màu dung dịch KmnO4. C. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. D. Cả 4 chất đều có khả năng tham gia phản ứng cộng Câu 12. Cho 1 lít thể tích axetilen vào bình chứa 4 lít H2 (đo ở cùng điều kiện), nung nóng với xúc tác là Pd/PbCO3, đến khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp X. Vậy X gồm các chất: A. C2H2, H2 B. C2H4, H2 C. C2H2, C2H4 D. C2H2, C2H6 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát “Mình yêu Hóa, mình chói lóa”
  2. Câu 13. Cho các phát biểu sau: (1) Phản ứng đặc trưng của hầu hết các ankan là phản ứng thế (2) Áp dụng quy tắc Maccopnhicop cho trường hợp cộng anken bất đối xứng với halogen (3) Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các hidrocacbon tăng dần theo chiều tăng của số nguyên tử C (4) Thực hiện trùng hợp isopren theo kiểu 1,4 thu được cao su 2soprene có tính chất tương tự như cao su thiên nhiên. (5) Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế một lượng nhỏ khí etilen bằng cách đun hỗn hợp ancol etylic o với H2SO4 đặc ở 170 C (6) Tất cả các anken đều có đồng phân hình học (7) Tiến hành đề hidro hóa hỗn hợp gồm nhiều ankan thu được sản phẩm có khối lượng nguyên tử trung bình thấp hơn so với ban đầu. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 14. Hỗn hợp A gồm propen và một đồng đẳng hidrocacbon X của nó được trộn theo tỉ lệ thể tích 1:1. Biết khi đốt cháy 1 thể tích A cần vừa đủ 3,75 thể tích oxi (đo ở cùng điều kiện). Vậy X là: A. etilen B. buten C. penten D. hexen Câu 15. Cho đivinyl tham gia phản ứng cộng với HBr (tỉ lệ mol 1:1) ở 40oC tạo ra sản phẩm là: A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. Câu 16. Chọn tên gọi đúng nhất của hiđrocacbon sau: A. 3,5,5-trimetylhexan B. 3-metyl-5,5-đimetylhexan C. 2,2-đimetyl-4-metylhexan D. 2,2,4-trimetylhexan Câu 17. Đốt cháy m gam hỗn hợp C2H6, C3H4, C3H8, C4H8 được 35,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của m là A. 14,4. B. 10,8. C. 12,0. D. 56,8. Câu 18. Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 → X + NH4NO3 X có công thức cấu tạo là? A. CH3-CAg≡CAg. B. CH3-C≡CAg. C. AgCH2-C≡CAg. D. A, B, C đều đúng. Câu 19. Tách một nguyên tử hiđro từ phân tử propan thì thu được: A. eten B. propin C. axetilen D. propen Câu 20. Hỗn hợp X gồm một hidrocacbon mạch hở A và but-1-in. Dẫn 10,92 gam X qua bình chứa dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 12,88g kết tủa và thấy khí thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra, thu được sản phẩm cháy B, làm lạnh B thì thấy thể tích giảm 13,44 lít (đktc). CTPT của A là: A. C3H6 B. C3H8 C. C4H10 D. C2H6 PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Viết các phương trình phản ứng: (cân bằng, ghi rõ điều kiện): a) Nhôm cacbua tác dụng với nước b) Trùng hợp tạo cao su Buna c) Propan tác dụng với Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) d) Điều chế poli(vinylclorua) từ axetilen Câu 22. (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm một ankan A và một ankađien B có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp X thu được 4,48 lít CO2 (thể tích các khí đều đo ở đktc). a) Xác định công thức phân tử của A và B (n=4) b) Cũng lượng X trên, nếu dẫn qua bình đựng Br2 dư (trong CCl4) thì thấy có 9,6 gam Br2 tham gia phản ứng. Tính phần trăm về khối lượng của B trong X. (58,27%) HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm) 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát “Mình yêu Hóa, mình chói lóa”