Đề thi khảo sát chất lượng cuối kỳ II năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 101 - Trường THPT Nguyễn Huệ

docx 2 trang Phương Ly 06/07/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng cuối kỳ II năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 101 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_cuoi_ky_ii_nam_hoc_2022_2023_mon.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng cuối kỳ II năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 101 - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 (NĂM HỌC 2022 – 2023) Tổ Hoá Học MÔN:HOÁ11 Thời gian làm bài: 45phút Số báo danh: Họ và tên: Mã đề 101 Lưu ý: Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học A. TRẮC NGHIỆM (28 câu -7điểm) Câu 1. Khi nhỏ dung dịch amoniac vào dung dịch muối nào sau đây thì thấy xuất hiện kết tủa? A. Al(NO3)3. B. NaNO3. C. Ca(NO3)2. D. NH4NO3. Câu 2. Trong phân tử HNO3, nitơ có : A. hoá trị 4 và số oxi hoá +4. B. hoá trị 5 và số oxi hoá +4. C. hoá trị 4 và số oxi hoá +5. D. hoá trị 5 và số oxi hoá +5 Câu 3. Trong các phương trình hóa học dưới đây, phương trình nào NH3 thể hiện tính bazơ? A. 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2. B. NH3 + HCl → NH4Cl. C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O Câu 4. Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là những chất khi tan trong nước phân li ra ion A. OH-. B. Na+. C. H+. D. Cl-. Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được chất rắn là A. K. B. KNO3. C. K2O. D. KNO2. Câu 6. Chất nào dưới đây không có khả năng phân li thành ion khi tan trong nước? A. C2H5OH. B. HF. C. NaOH. D. CH3COOH. Câu 7. Các dung dịch NaOH, H2SO4, HCl và Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol. Dung dịch có pH nhỏ nhất là A. H2SO4. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. HCl. Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni? A. Đều dễ tan trong nước. B. Đều là chất điện li mạnh. C. Rất bền với nhiệt. D. Đều tác dụng với bazo tạo NH3 Câu 9. Chất nào dưới đây là muối amoni? A. NaNO3. B. NH4NO3. C. Al(NO3)3. D. Ca(NO3)2. Câu 10. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa: A. CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O B. NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O C. CuO + 2HNO3 Cu(NO3)2 + H2O D. 3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O Câu 11. Cho các phát biểu sau: (1) NaHCO3 là muối axit (2) H2S là chất điện li yếu (3) Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính (4) C2H5OH là một bazơ. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 12. Khi cho mẫu giấy quỳ tím ẩm vào bình đựng khí amoniac, mẫu giấy quỳ A. không chuyển màu. B. mất màu. C. hóa đỏ. D. hóa xanh. Câu 13. Chất nào dưới đây là axit yếu? A. HNO2. B. H2SO4. C. Fe(OH)3. D. Cu(OH)2. Câu 14. Chất nào dưới đây là hiđroxit lưỡng tính? A. Na2SO4. B. Al(OH)3. C. HNO3. D. Ca(OH)2. Câu 15. Dung dịch chất nào sau đây làm phenolphtalein hóa hồng? A. KOH. B. H2SO4. C. NaCl. D. KNO3. Mã đề 101 Trang 1/2
  2. Câu 16. Cho phản ứng sau: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S. Phương trình ion rút gọn là 2+ 2- + 2+ 2- + 2+ A. Fe + S + 2H → Fe + H2S. B. Fe + S + 2H → Fe + H2S + 2- + 2+ C. 2H + S → H2S. D. FeS + 2H → Fe + H2S Câu 17. Trong số các chất sau: HNO3, Cl2, H2SO3, NaHCO3, C6H12O6, Ca(OH)2, HF, NaClO, C6H6. Số chất điện li là A. 7. B. 8. C. 5. D. 6. Câu 18. Hiện tượng hóa học nào sau đây được mô tả đúng? A. Có khí không màu thoát ra khi cho CuO vào dung dịch HNO3 loãng. B. Dung dịch HNO3 để lâu ngoài không khí sẽ chuyển từ không màu sang màu hồng. C. Que đóm bùng cháy khi cho vào bình đựng muối KNO3 đun nóng. D. Có khí màu nâu đỏ thoát ra khi cho một mẫu nhôm vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. Câu 19. Dung dịch X làm quì tím hóa đỏ. Giá trị pH của X có thể là A. 7. B. 8. C. 11. D. 3. Câu 20. Dung dịch X có nồng độ [H+] = 10-2M. Giá trị pH của X là A. 11. B. 2. C. 4. D. 12. Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc + - B. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, NH4 , NO3 , NO2 lần lượt là -3, -3, +5, +3 C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử D. Vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học Câu 22. Nitơ thể hiện tính khử khi phản ứng với chất nào dưới đây trong điều kiện thích hợp? A. Na. B. H2. C. O2. D. Mg. Câu 23. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. Zn(OH)2. B. Na2SO4. C. CH3COOH. D. HF. Câu 24. : Công thức của liti nitrua là A. LiN. B. Li3N. C. LiNO3. D. LiN3. Câu 25. Tính chất hóa học đặc trưng của NH3 là A. tính khử và tính bazơ yếu. B. tính oxi hoá và tính axit yếu. C. tính oxi hoá và tính bazơ yếu. D. tính khử và tính axit yếu. Câu 26. HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe. Câu 27. Cặp chất nào dưới đây xảy ra phản ứng không thu được sản phẩm khí? A. HCl + Na2CO3. B. NaOH + NaHCO3. C. HCl + KHCO3. D. H2SO4 + BaCO3. Câu 28. pH của dd HCl 0,01M và NaOH 0,01M lần lượt là A. 1 và 13 B. 2 và 2 C. 1 và 2 D. 2 và 12 B. TỰ LUẬN (3 câu -3 điểm) Câu 29 (1 điểm): Hoàn thành phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion thu gọn: a. Na2CO3 + HCl  ? + ? + ? b. Cu + HNO3 loãng → NO + ? + ? Câu 30 (1 điểm): Tính nồng độ mol của các ion thu được sau khi trộn lẫn 200ml dung dịch MgCl 2 0,5M với 300ml dung dịch NaOH 0,6M. Câu 31 (1 điểm): Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Mg vào 2 lít dung dịch HNO3 0,55M. Khi hỗn hợp tan hết có 4,48 lít khí NO bay ra (đkc). a. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu b. Tính pH của dung dịch sau phản ứng (bỏ qua sự thủy phân muối) Cho biết nguyên tử khối: H = 1; C= 12; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; Cu = 64; Zn = 65; Mg =24 HẾT Mã đề 101 Trang 2/2