Giáo án môn Hóa Học Lớp 11 - Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hóa học hữu cơ. Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên

docx 17 trang Tài Hòa 17/05/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa Học Lớp 11 - Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hóa học hữu cơ. Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_chuyen_de_2_trai_nghiem_thuc_hanh.docx

Nội dung text: Giáo án môn Hóa Học Lớp 11 - Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hóa học hữu cơ. Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên

  1. Chuyên đề Hóa học 11 sách mới 2023 Ngày soạn: Ngày dạy: CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ BÀI 4: TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: • Nêu được khái niệm tinh dầu. • Nêu được ứng dụng một số loại tinh dầu. • Chỉ ra các phương pháp tách tinh dầu. • Vận dụng được phương pháp tách hoặc chưng cất để tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên. 2. Năng lực Năng lực chung: • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được khái niệm, ứng dụng của tinh dầu và nắm được các phương pháp chiết hoặc chưng cất tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên. • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực khoa học tự nhiên: • Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách tinh dầu từ thảo mộc tự nhiên.
  2. • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, tìm hiểu các thông tin về các phương pháp tách tinh dầu phổ biến, biết chọn lựa phương pháp phù hợp để tách các loại tinh dầu. • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Hiểu và vận dụng được phương pháp chiết hoặc chưng cất để tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên trong đời sống. 3. Phẩm chất • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên • SGK, SGV, SBT. • Tranh ảnh, video về các nguyên liệu tự nhiên thường dùng để tách biệt tinh dầu; các phương pháp tách tinh dầu ứng dụng trong thực tiễn. • Các phiếu học tập. 2. Đối với học sinh • SGK, SBT. • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học mới. 2. Nội dung: HS tham gia trò chơi “Đi tìm ẩn số” để tìm ra từ khóa. Câu 1: Loại phân hữu cơ nào được dùng để bón thúc là chính? A. Truyền thống B. Sinh học C. Khoáng D. Hóa học Câu 2: Phân bón hữu cơ được chia thành mấy loại ?
  3. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Phân hữu cơ truyền thống gồm: phân chuồng, phân rác và A. Phân vi sinh B. Phân xanh C. Phân vi lượng D. Phân hóa học Câu 4: bón dài ngày sẽ không tốt cho đất và hệ vi sinh vật trong đất. A. Phân hữu cơ khoáng B. Phân rác C. Phân xanh D. Phân chuồng 3. Sản phẩm học tập: Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: A 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt vấn đề: + Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Đi tìm ẩn số” để tìm ra từ khóa. + GV thông báo luật chơi: Có 4 câu hỏi, mỗi nhóm sẽ trả lời 1 câu hỏi trong thời gian 20s, với mỗi câu trả lời đúng sẽ có 1 hình ảnh ẩn số xuất hiện. + Sau khi cả 4 nhóm đã hoàn thành các câu hỏi, quan sát lần lượt các bức tranh gợi ý và tiến hành đoán từ khóa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  4. - HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi khởi động do GV đưa ra, sau đó tìm ra từ khóa. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS đoán từ khóa dựa vào gợi ý. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Từ lâu người ta đã dùng các loại rau thơm trong chế biến thực phẩm, hoa sen, hoa nhài để ướp trà, vỏ quế trị đau bụng, Ở rau thơm, hoa sen, hoa nhài đều có tinh dầu. Tinh dầu được chiết tách bằng các phương pháp khác nhau để tăng độ tinh khiết của tinh dầu. Vậy tinh dầu là gì? Ứng dụng của nó là gì? Phương pháp tách tinh dầu nào thường được áp dụng? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được vấn đề trên. Chúng ta cùng đi vào bài học Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về tinh dầu 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm và một số động, thực vật có chứa tinh dầu. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi vận dụng SGK trang 22. 3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở khái niệm và một số động, thực vật có chứa tinh dầu, kết quả thực hiện câu hỏi vận dụng SGK trang 22. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Khái niệm về tinh dầu * Khái niệm tinh dầu * Khái niệm: Tinh dầu là hỗn hợp nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi, có mùi đặc
  5. - GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK trang 21, trưng. Tinh dầu có nguồn gốc từ thực rút ra khái niệm về tinh dầu. vật, một số ít có trong động vật. * Một số động, thực vật có chứa tinh dầu * Một số động, thực vật có chứa tinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1 SGK dầu trang 21, rút ra một số động, thực vật có chứa - Thực vật: họ Cần, họ Cúc, họ Bạc hà, tinh dầu. họ Cam, họ Gừng, - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và hoàn - Động vật: cầy hương, chồn hôi, cá nhà thành câu hỏi vận dụng SGK trang 22. - Bộ phận thực vật có chứa tinh dầu: Trong chế biến một số món ăn, đồ uống, thân, vỏ, lá, hoa, nụ hoa, quả, thân rễ. người ta chỉ cho các loại rau thơm vào sau - Tinh dầu được tích trữ trong các mô, khi thực phẩm đã được nấu chín. Dựa vào hình dạng của các mô này thay đổi tùy tính chất vật lí nào của tinh dầu để giải thích theo vị trí của chúng trong cây. điều này? Trả lời câu hỏi vận dụng SGK trang Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 22: - HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc SGK, Do tinh dầu là hỗn hợp nhiều chất hữu hoàn thành câu hỏi vận dụng SGK trang 22. cơ dễ bay hơi, có mùi đặc trưng nên - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần người ta chỉ cho các loại rau thơm vào thiết. sau khi thực phẩm đã được nấu chín. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện HS trình bày đáp án câu hỏi vận dụng SGK trang 22. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định
  6. GV đánh giá, nhận xét, tổng kết khái niệm và một số động, thực vật có chứa tinh dầu. Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của một số loài tinh dầu 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ứng dụng của một số loại tinh dầu. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi 2 SGK trang 22. 3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở ứng dụng của một số loài tinh dầu, kết quả thực hiện câu hỏi 2 SGK trang 22. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2. Ứng dụng của một số loại tinh - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK trang 22, rút dầu ra ứng dụng của một số loài tinh dầu. - Tinh dầu có nhiều ứng dụng trong - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành đời sống, trong sản xuất các sản câu hỏi 2 SGK trang 22. phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và 2. Kể tên một số ứng dụng của tinh dầu được trong chế biến dược phẩm. sử dụng trong đời sống, y tế, chế biến dược + Tinh dầu bạc hà: có hàm lượng phẩm, menthol cao, có tác dụng kích thích Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ dây thần kinh gây cảm giác lạnh, - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, hoàn giảm đau tại chỗ. thành câu hỏi 2 SGK trang 22. + Tinh dầu họ Cam: làm thuốc kích - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thích tiêu hóa, làm nên các chế thiết. phẩm thuốc.
  7. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo + Tinh dầu tỏi: có tác dụng giảm luận cholesterol tự do và toàn phần, trị ho - Đại diện HS trình bày đáp án câu hỏi 2 SGK có đờm, ngăn ngừa được bệnh ung trang 22. thư. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Trả lời câu hỏi 2 SGK trang 22: Bước 4: Kết luận, nhận định - Tinh dầu được sử dụng trong sản GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ứng xuất nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, dụng của một số loại tinh dầu. xà phòng: Tinh dầu hoa hồng, hoa nhài, - Tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm: Tinh dầu bạc hà, cam, quế, - Thêm mùi vào hương/trầm: tinh dầu quế, trầm hương, - Thêm mùi vào các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh gia dụng khác: Tinh dầu chanh, sả, Hoạt động 3: Các phương pháp tách tinh dầu 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên tắc và cách tiến hành, xử lí sản phẩm của các phương pháp tách tinh dầu. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi 3 SGK trang 22, câu hỏi 4 SGK trang 23, câu hỏi 5 SGK trang 24, câu hỏi luyện tập SGK trang 24. 3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở nguyên tắc và cách tiến hành, xử lí sản phẩm của các phương pháp tách tinh dầu, kết quả thực hiện câu hỏi 3 SGK
  8. trang 22, câu hỏi 4 SGK trang 23, câu hỏi 5 SGK trang 24, câu hỏi luyện tập SGK trang 24. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 3. Các phương pháp tách tinh dầu * Phương pháp chiết * Phương pháp chiết - GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK trang 22 - - Nguyên tắc: sử dụng dung môi 23, rút ra nguyên tắc, cách tiến hành và xử lí thích hợp để hòa tan tinh dầu trong sản phẩm của phương pháp chiết. nguyên liệu, sau đó tách dung môi - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành để thu tinh dầu. câu hỏi 3 SGK trang 22. - Cách tiến hành: 3. Trong phương pháp chiết tinh dầu, cho biết + Nguyên liệu được ngâm ngập bằng các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất dung môi trong bình kín (nên xay lượng của tinh dầu thu được. nhỏ nguyên liệu trước khi ngâm). *Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước + Các loại dung môi thường dùng: - GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK trang 23 - hexane, ethanol, 24, rút ra nguyên tắc, cách tiến hành và xử lí - Xử lí sau khi chiết: sản phẩm của phương pháp chưng cất lôi cuốn + Dịch chiết sau khi ngâm được loại hơi nước. bỏ bằng cách chưng cất dưới áp suất - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành thấp hoặc để bay hơi. câu hỏi 4 SGK trang 23, câu hỏi 5 SGK trang + Để tách tinh dầu, thường hòa tan 24, câu hỏi luyện tập SGK trang 24. hỗn hợp trong ethanol. Sau đó làm 4. Cho biết những ưu điểm và nhược điểm của lạnh dung dịch ở nhiệt độ 10⁰C – phương pháp chưng cất để tách tinh dầu. 15⁰C, nhựa và chất béo sẽ đông đặc.
  9. 5. Tại sao khi chiết lỏng - lỏng lại thêm NaCl + Hỗn hợp còn lại là tinh dầu trong vào hỗn hợp nếu khối lượng riêng của nước và ethanol, loại bỏ dung môi thu được tinh dầu gần bằng nhau? tinh dầu. • Quá trình chưng cất tinh dầu thường kéo dài Trả lời câu hỏi 3 SGK trang 22: từ 3 giờ - 5 giờ. Có nên tăng nhiệt độ để rút - Nguyên liệu: ngắn thời gian chưng cất được không? Giải + Trạng thái nguyên liệu: mịn/ thô thích. + Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (nước): theo tỉ lệ nhất định tuỳ vào - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, hoàn từng loại tinh dầu. thành câu hỏi 3 SGK trang 22, câu hỏi 4 SGK - Thời gian: ngâm tuỳ theo mỗi loại trang 23, câu hỏi 5 SGK trang 24, câu hỏi nguyên liệu, điều kiện ngâm nguyên luyện tập SGK trang 24. liệu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần - Dung môi: Tuỳ nguyên liệu để thiết. chọn dung môi phù hợp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo * Phương pháp chưng cất lôi cuốn luận hơi nước - Đại diện HS trình bày đáp án câu hỏi 3 SGK - Nguyên tắc: tách tinh dầu ra khỏi trang 22, câu hỏi 4 SGK trang 23, câu hỏi 5 hỗn hợp dựa trên tính dễ bay hơi SGK trang 24, câu hỏi luyện tập SGK trang cùng với hơi nước và không tan 24. trong nước của tinh dầu. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - Cách tiến hành: Bước 4: Kết luận, nhận định + Nguyên liệu được cắt hoặc giả nhỏ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các để tăng bề mặt tiếp xúc. Phân bố đều phương pháp tách tinh dầu. nguyên liệu vào tối đa 2/3 thiết bị chứa nguyên liệu.
  10. + Lắp ống dẫn hơi nước xuyên qua phần lớn lớp nguyên liệu. + Khi chưng cất, hơi nước lôi cuốn theo hơi tinh dầu, dẫn qua thiết bị ngưng tụ, hỗn hợp thu được là nước và tinh dầu được phân tách thành 2 lớp chất lỏng. + Sử dụng phễu chiết để tách lấy tinh dầu. + Chất lượng tinh dầu sẽ bị ảnh hưởng do sự phân hủy các chất khi ở nhiệt độ và áp suất cao. - Xử lí sản phẩm sau chưng cất: + Hỗn hợp sau chưng cất gồm nước và tinh dầu được tách bằng phễu chiết để thu tinh dầu. + Nếu khối lượng riêng của tinh dầu và nước gần bằng nhau, có thể thêm NaCl vào hỗn hợp để quá trình tách lớp dễ dàng hơn. Trả lời câu hỏi 4 SGK trang 23, câu hỏi 5 SGK trang 24, câu hỏi luyện tập SGK trang 24: 4. - Ưu điểm:
  11. + Có thể triển khai dễ dàng tại mọi điều kiện, thiết bị dễ chế tạo và vận hành đơn giản; giá thành rẻ. + Có thể sử dụng nhiều loại nguồn nhiệt khác nhau như điện, đốt củi, than, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. - Nhược điểm: + Không thích hợp cho một số loại tinh dầu có thành phần dễ biến tính ở nhiệt độ cao + Tiêu tốn rất nhiều năng lượng (năng lượng tốn cho quá trình hóa hơi nước, cần 2300kJ/1kg) tương ứng lại cần một lượng nước rất lớn để làm nguội). + Thời gian chưng cất thường khá lâu 4h-6h. 5. NaCl bão hoà được thêm vào hiểu đơn giản là để tách lớp dung dịch. Các muối có độ tan tốt sẽ có vai trò tách làm các chất khác không tan được trong nước và bị tách ra. • Không nên tăng nhiệt độ để rút ngắn thời gian chưng cất vì khi tăng nhiệt độ một số loại tinh dầu bị
  12. chuyển hoá thành chất khác giảm chất lượng tinh dầu. Hoạt động 4: Thực nghiệm 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách thực hiện các thí nghiệm tách tinh dầu. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn thành câu hỏi 6 SGK trang 25, câu hỏi 7 SGK trang 26 và câu hỏi vận dụng SGK trang 27. 3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở các thí nghiệm tách tinh dầu, kết quả thực hiện câu hỏi 6 SGK trang 25, câu hỏi 7 SGK trang 26 và câu hỏi vận dụng SGK trang 27. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 4. Thực nghiệm - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành - Tách tinh dầu tỏi bằng phương pháp câu hỏi 6 SGK trang 25, câu hỏi 7 SGK trang chiết 26 và câu hỏi vận dụng SGK trang 27. - Tách tinh dầu bưởi bằng phương pháp 6. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất chưng cất lôi cuốn hơi nước. lượng và hiệu suất tách tinh dầu? Trả lời câu hỏi 6 SGK trang 25, câu 7. Kể tên các nguyên liệu khác ở địa phương hỏi 7 SGK trang 26 và câu hỏi vận em có thể được sử dụng để tách tinh dầu. dụng SGK trang 27. • Theo kinh nghiệm, chúng ta đã biết sử dụng 6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất một số thực vật như lá chanh, sả, tre, hương lượng và hiệu suất tách tinh dầu: nhu, ngải cứu, tía tô, củ gừng, để nấu - Trạng thái nguyên liệu sau khi cắt.
  13. nước xông hơi, giải cảm. Phương pháp nào - Loại dung môi. được vận dụng để tách tinh dầu từ các - Thời gian ngâm nguyên liệu, điều nguyên liệu trên? kiện ngâm nguyên liệu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Số lần chiết và lượng dung môi (với - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK và hoàn phương pháp chiết). thành câu hỏi 6 SGK trang 25, câu hỏi 7 SGK - Nhiệt độ chưng cất, thao tác lắp dụng trang 26 và câu hỏi vận dụng SGK trang 27. cụ (với phương pháp chưng cất). - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần 7. Các nguyên liệu khác ở địa phương thiết. em có thể được sử dụng để tách tinh Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo dầu: hoa hồng, chanh, sả, luận • Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi - Đại diện HS trình bày đáp án câu hỏi 6 SGK nước. trang 25, câu hỏi 7 SGK trang 26 và câu hỏi vận dụng SGK trang 27. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các thí nghiệm tách tinh dầu.
  14. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dạng trắc nghiệm. 2. Nội dung: GV chia lớp 4 nhóm, HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm dưới hình thức trò chơi “Đại chiến cờ ca rô”. 3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được các câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: B Câu 7: B Câu 8: D Câu 9: C Câu hỏi phụ: D 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV trình chiếu câu hỏi, học sinh sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời, chia lớp thành 4 nhóm - Luật chơi: Chọn vị trí trên bàn cờ ca rô tương ứng với câu hỏi mà nhóm sẽ trả lời. Trả lời nhanh trong vòng 5s. Nếu trả lời sai, vị trí sẽ thuộc về đội đối thủ. Câu 1: Thành phần hóa học cao nhất trong tinh dầu bạc hà là? A. Menthyl acetate B. Limonene C. Menthol D. Carvone Câu 2. Trong phương pháp chiết, yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng của tinh dầu thu được là?
  15. A. Nguyên liệu B. Thời gian C. Dung môi D. Tất cả đáp án trên Câu 3. Tinh dầu là hỗn hợp nhiều dễ bay hơi, có mùi đặc trưng. A. Chất rắn B. Chất hóa học C. Chất khí D. Chất hữu cơ Câu 4. Đâu không phải là phương pháp chiết xuất tinh dầu từ thảo mộc ? A. PP nhỏ giọt B. PP chiết C. PP chưng cất lôi cuốn hơi nước D. Cả B và C Câu 5. Trong thực vật tinh dầu nào tập trung chủ yếu ở quả? A. Đinh hương B. Long não C. Sa nhân D. Vù hươngtinh dầu nào? Câu 6: Đâu không phải là tiêu chí đánh chất lượng tinh dầu ? A. Mùi B. Giá thành C. Màu sắc D. Tất cả đáp án trên Câu 7. Ưu điểm của phương pháp chưng cất để tách tinh dầu: A. Mùi rất thơm B. Giá thành rẻ C. Khó thực hiện D. Thời gian bảo quản lâu Câu 8. Ta có thể sản xuất tinh dầu từ các bộ phận nào của thảo mộc ? A. Lá, hoa B. Vỏ cây và thân cây C. Quả, nụ hoa, thân rễ D. Tất cả đáp án trên Câu 9. Trong phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, nếu khối lượng riêng của tinh dầu và nước gần bằng nhau, có thể thêm vào hỗn hợp để quá trình tách lớp dễ dàng hơn. A. CaCl2 B. HCl C. NaCl D. BaCl2 Câu hỏi phụ. Quá trình chưng cất tinh dầu thường diễn ra trong thời gian bao lâu? A. 1 – 3 giờ B. 3 – 5 giờ C. 5 – 7 giờ D. 7 – 9 giờ
  16. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận, thực hiện trả lời câu hỏi. - GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương nhóm hoạt động tốt, nhanh và chính xác. - GV kết luận về nội dung và kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng: Bài 1. Thói quen uống nước chè (trà) xanh có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, như giảm cholesterol xấu trong máu, giảm stress, chống lão hóa, Cách pha nước chè thường thực hiện bằng cách cho lá chè vào nước vừa đun sôi, ngâm ủ trong 10 phút – 15 phút là uống được. Hãy cho biết cách làm trên thuộc phương pháp nào? Bài 2. Vùng quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) là một trong 4 vùng quế chính ở nước ta. Tinh dầu quế ở vùng quế Trà Bồng có mùi thơm nồng, đậm và có tính dược lí cao. Bên cạnh sản phẩm giá trị cao là vỏ quế, các phụ phẩm không có nhiều giá trị như quế vụn, quế cành, lá quế đã được tận dụng để tạo ra những giọt tinh dầu quế giá trị, góp phần nâng cao thu nhập. Em hãy tìm hiểu và cho biết có thể cách tinh dầu từ vỏ quế và phụ phẩm bằng phương pháp nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  17. - HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án. - HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian). - GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác. - GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải. Đáp án bài tập vận dụng Bài 1. Phương pháp chiết. Bài 2. Phương pháp chưng cất. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập vận dụng. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng.