Đề tham khảo cuối kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 209 - Nguyễn Thuận Phát

pdf 2 trang Phương Ly 06/07/2023 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo cuối kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 209 - Nguyễn Thuận Phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tham_khao_cuoi_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2022_2023.pdf

Nội dung text: Đề tham khảo cuối kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 209 - Nguyễn Thuận Phát

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO CUỐI KÌ II TRƯỜNG THPT Môn: HÓA HỌC 11 (2022-2023) ___ Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) (đề thi gồm có 02 trang) Mã đề: 209 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (0,4 x 20 = 8 điểm) Câu 1. Công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở là: A. CnH2nO. B. CnH2n+1OH. C. CnH2n-1OH. D. CnH2n+1O. Câu 2. Có bao nhiêu đồng phân phenol ứng với công thức C7H8O? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3. Trong thành phần của xăng sinh học E5 và cồn sát khuẩn chống Covid-19 có etanol. Công thức phân tử của etanol là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH o Câu 4. Đun nóng hỗn hợp X gồm metanol, etanol và propan-1-ol với xúc tác H2SO4 đặc ở 140 C thì thu được tối đa bao nhiêu ete? A. 6 B. 3 C. 5 D. 7 Câu 5. Benzen có rất nhiều ứng dụng thực tế, là một hoá chất quan trọng trong hoá học, tuy nhiên khi benzen đi vào cơ thể, nhân thơm bị oxi hoá theo những cơ chế phức tạp tạo hợp chất có thể gây ung thư. Vì vậy, ngày nay người ta thay benzen bằng toluen làm dung môi trong các phòng thí nghiệm hữu cơ. Công thức của toluen là: A. C6H6. B. C6H5CH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3-C6H4-CH3. Câu 6. Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 78% thì từ 200 gam benzen có thể điều chế được tối đa khối lượng phenol là A. 188 gam. B. 309 gam. C. 818 gam. D. 903 gam. Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Stiren là thuộc dãy đồng đẳng của ankylbenzen B. Công thức phân tử của stiren là C8H10 C. Ứng dụng quan trọng của stiren là điều chế polime D. Stiren là chất lỏng tan nhiều trong nước Câu 8. Ancol nào sau đây bị oxi hóa thành anđehit? A. CH3-CH2OH B. CH3-CH(OH)-CH3 C. (CH3)2-C(OH)-CH2-CH3 D. CH3-CH2-CH(OH)-CH3 Câu 9. Lên men rượu 108 gam glucozơ (hiệu suất 75%), thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là A. 55,2. B. 41,4. C. 20,7. D. 73,6. Câu 10. Chất nào sau đây có thể dùng để điều chế trực tiếp thuốc nổ TNT? A. stiren B. benzen C. toluen D. axetilen Câu 11. Lấy 15,4 gam hỗn hợp metanol và glixerol phản ứng hoàn toàn với natri thu được 5,6 lít (đktc) khí hiđro. Khối lượng glixerol trong hỗn hợp ban đầu là: A. 1,6 gam. B. 13,8 gam. C. 9,2 gam. D. 4,6 gam. Câu 12. Cho các chất sau: phenol, ancol benzylic, stiren, toluen, benzen. Số chất tác dụng được với dung dịch brom là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 13. Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên) A. CnH2n + 2O. B. CnH2n + 1OH. C. CnH2n + 1CH2OH. D. ROH. Câu 14. Cho m gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol (tỉ lệ mol 1:2) phản ứng với một lượng vừa đủ Br2; sau phản ứng thu được 19,86 gam kết tủa. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 5,64 B. 7,02 C. 8,4 D. 12,6 Mã đề: 209/1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. Câu 15. Cho các mô tả về thí nghiệm sau: (1) Nhúng quỳ tím vào dung dịch C2H5ONa thì thấy quỳ tím hóa xanh (2) Nhỏ vài giọt phenolphthalein vào dung dịch C6H5ONa thì thấy dung dịch hóa hồng (3) Nhỏ vài giọt HNO3 vào dung dịch phenol thì thấy xuất hiện kết tủa màu trắng (4) Đun nóng benzen với dung dịch KMnO4 thì thấy dung dịch mất màu tím đặc trưng (5) Đun nóng toluen với dung dịch KMnO4 thì thấy dung dịch nhạt màu, đồng thời bị vẩn đục màu đen. Số mô tả đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16. Một ankylbenzen A có phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử là 90,566%. Biết rằng khi cho A tác dụng với Br2 khan (đun nóng) thì thu được hai sản phẩm hữu cơ. Giả thiết không xảy ra phản ứng thế trên vòng benzen. Vậy A là: A. etylbenzen B. o-xilen C. m-xilen D. p-xilen Câu 17. Một hiđrocacbon X có cấu tạo như sau: . Tên gọi của X là: A. etylbenzen B. toluen C. propylbenzen D. cumen Câu 18. Cho các phát biểu sau: (1) Nhóm -OH và gốc phenyl trong phân tử phenol ảnh hưởng qua lại lẫn nhau (2) Phenol tham gia phản ứng thế với Br2 dễ hơn benzen (3) Tương tự như phenol, các ancol đều phản ứng với dung dịch NaOH (4) Phenol thuộc loại ancol thơm (5) Phenol ít tan trong nước nóng, tan nhiều trong nước lạnh (6) Dung dịch phenol có tính axit yếu, yếu hơn cả H2CO3 và làm đổi màu quỳ tím thành đỏ Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19. Có ba lọ dung dịch X, Y, Z bị mất nhãn, một học sinh đã tiến hành các thí nghiệm và kết quả được ghi lại như bảng sau: Thuốc thử Dung dịch Br Cu(OH) Na Mẫu thử 2 2 X Kết tủa trắng Không phản ứng Sủi bọt khí Y Không phản ứng Cu(OH)2 bị hòa tan Sủi bọt khí Z Không phản ứng Không phản ứng Sủi bọt khí Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là A. Phenol, glixerol, etanol B. Glixerol, etanol, phenol C. Etanol, glixerol, phenol. D. Phenol, etanol, glixerol Câu 20. Hỗn hợp A gồm hai ancol X và Y (no, mạch hở) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết khi cho m gam A tác dụng vừa đủ với Na thì thu được 4,144 lít H2. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam A thì thu được 16,8 lít CO2 và 18,0g H2O. Cũng m gam A trên có khả năng hòa tan vừa đủ 5,88 gam Cu(OH)2 tạo dung dịch phức đồng màu xanh lam. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, X là ancol đơn chức, thể tích các khí đều đo ở đktc. Tên gọi của Y là: A. propan-2-ol B. glyxerol C. proran-1,3-điol D. propan-1,2-điol II. TỰ LUẬN (2,0 điểm) (Cho C=12; H=1; O=16; Br=80; Cu=64) Câu 21. Viết các phương trình hóa học chứng minh: a) Tính axit của phenol yếu hơn axit cacbonic b) Stiren có tính chất tương tự như anken nên có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. Câu 22. Hỗn hợp A gồm etanol và phenol. Cho m gam A tác dụng vừa đủ với một lượng Na thì thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, m gam A tác dùng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 2,6M. Tính phần trăm về khối lượng mỗi chất trong A? HẾT Mã đề: 209/2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát