Đề thi trắc nghiệm khảo sát chất lượng (Lần 1) môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)

docx 8 trang Phương Ly 06/07/2023 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm khảo sát chất lượng (Lần 1) môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_trac_nghiem_khao_sat_chat_luong_lan_1_mon_hoa_hoc_lop.docx

Nội dung text: Đề thi trắc nghiệm khảo sát chất lượng (Lần 1) môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. HD GIẢI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG (LẦN 1) Mã đề ĐỀ GỐC LỚP 11 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2022-2023 Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện ly yếu? A. NaCl. B. NaOH. C. H2O. D. HCl. H2O là chất điện ly rất yếu (Cứ 10 tỷ phân tử nước thì có 18 phân tử nước bị điện ly) Câu 2. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng? + - - + A. HCl H + Cl .B. CH 3COOH CH3COO + H . + 3- + 3- C. H3PO4 3H + PO4 .D. Na 3PO4 3Na + PO4 . H3PO4 là axit yếu nên là chất điện ly yếu sẽ phân ly không hoàn toàn! + 3- H3PO4 3H + PO4 Câu 3. Dung dịch có pH > 7 là A. CuSO4. B. H2SO4. C. KNO3. D. Ca(OH)2. Dung dịch Ca(OH)2 là bazo nên có pH > 7. Câu 4. Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch? A. NaF và AgNO3. B. NaCl và AgNO3. C. Na2SiO3 và HCl D. NaOH và HCl. Do AgF là muối tan nên NaF không phản ứng với AgNO3 vì vậy chúng cùng tồn tại trong một dung dịch. Câu 5. Cho các muối sau: NaHSO4; NaHCO3; Na2CO3. Số muối axit là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Muối axit là muối mà trong phân tử của nó còn nguyên tử Hidro có khả năng phân ly trong dung dịch. NaHSO4 và NaHCO3 là muối axit. 2+ 2+ - - Câu 6. Một cốc nước có chứa a mol Ca , b mol Mg , c mol Cl , d mol HCO3 . Hệ thức liên hệ giữa a,b,c,d là A. 2a+2b=c-d. B. a+b=c+d.C. 2a+2b=c+d. D. a+b=2c+2d. Định luật BTĐT: Trong một dung dịch: tổng số mol điện tích (-) = tổng số mol điện tích (+). Câu 7. Cho các dung dịch riêng biệt: HNO3, Ba(OH)2, NaHSO4, H2SO4, NaOH. Số chất tác dung với dung dịch Ba(HCO3)2 tạo kết tủa là A. 1. B.3. C. 2. D. 4. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 2BaCO3 + 2H2O Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2 . Ba(HCO3)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O + 2CO2. Ba(HCO3)2 + 2NaOH BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O Câu 8. Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2→. (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3→. (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →. Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là A. (1), (3), (5), (6). B. (1), (2), (3), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6). 2- 2+ Các phản ứng (1), (2), (3), (6) đều có chung phương trình ion là: SO4 + Ba BaSO4. Câu 9. Cấu hình electron của nguyên tử 7N là A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s1.C. 1s 22s22p3. D. 1s22s22p63s23p2. Đáp án C.
  2. Câu 10. Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội? A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Zn. HNO3 đặc nguội làm cho Al, Fe bị thụ động. Câu 11. Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch axit nitric sản phẩm thu được là A. Zn(NO3)3. B. ZnO. C. Zn(NO3)2. D. Zn(OH)2. Đáp án C. Câu 12. Cho 1,92 g kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lit NO (đktc). Kim loại M là A. Fe. B. Mg. C. Zn.D. Cu. QT khử: N+5 + 3e N+2 0,06 0,02 QT oxi hóa: M n.e + M+n 0,06/n 0,06  1,92/M = 0,06/n => M = 1,92n/0,06 = 32n  n = 2; M = 64 là phù hợp. Vậy M là Cu. Câu 13. Một oxit nitơ có công thức phân tử dạng NOx, trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Oxit đó là A. NO. B. N2O. C. NO2.D. N 2O5. Đáp án C. Câu 14. Dãy chứa các chất trong đó số oxi hoá của nitơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là - - - A. NO x = 0,4 và y = 0,1 Vậy m = 0,4.79 + 0,1.96 = 41,2 Câu 16. Cho 11,0 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thì thấy có 6,72 lit (đktc) khí NO bay ra (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là A. 2,7g và 11,2g B. 5,4g và 5,6g C. 0,54g và 0,56g D. 8,1g và 2,9 g Đặt nAl = x; nFe = y, ta được: 27x + 56y = 11 BT electron: 3x + 3y = 0,3.3 = 0,9  x = 0,2; y = 0,1  mAl = 5,4 gam; mFe = 5,6 gam Câu 17. Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hoà tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 - (không có sản phẩm khử nào khác của NO3 ). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hoàn tan được hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là A. 11,2 B. 23,12 C. 11,92 D. 0,72 Y có thể hòa tan Cu tạo NO + - 3+ ⇒ Y có H , NO3 dư. ⇒ Fe → Fe + Vì không có sản phẩm khử nào khác ngoài NO và NO2 ⇒ không có NH4
  3. ⇒ H trong HNO3 chuyển thành H trong H2O ⇒ nH2O=2nHNO3 pứ Bảo toàn khối lượng: mX + mHNO3pứ = mmuối + mH2O+mNO+mNO2 => 29,2 + 63x = 77,98 + 38,7 + 0,5x.18 => x = 1,62 ⇒ nHNO3 pứ = 1,62 mol; nH2O = 0,81 mol ⇒ nHNO3 dư = 0,03 mol Giả sử trong muối khan gồm x mol Fe2(SO4)3 và y mol Fe(NO3)3 ⇒ mmuối = 400x + 242y = 77,98 ⇒ Chất rắn sau nung gồm: (x + 0,5y) mol Fe2O3 và 3x mol BaSO4 ⇒ mrắn = 160(x + 0,5y) + 233.3x = 83,92 ⇒ x = 0,08; y = 0,19 mol 3+ - + Dung dịch Y gồm: 0,35 mol Fe ; 0,6 mol NO3 ; 0,03 mol H có thể phản ứng với Cu. + - 2+ 3Cu + 8H + 2NO3 → 3Cu + 2NO + 4H2O 2Fe3+ + Cu → Cu2+ + 2Fe2+ 3+ ⇒ nCu pứ = 3/8 nH+ + 1/2nFe = 0,18625 mol ⇒ m = 11,92g Cách 2: Quy đổi hỗn hợp gồm Fe (a mol); S (b mol); O (c mol) 3+ 2- - Muối Y gồm: Fe a mol; SO4 b mol và NO3 (3a-2b) mol Chất rắn khan gồm Fe2O3 0,5a mol và BaSO4 b mol Ta có: 56a + 32b + 16c = 29,2 (1) 80a + 233b = 83,92 (2) 56a + 96b + 62(3a-2b) = 77,98 (3) Giải ra được: a = 0,35; b = 0,24; c = 0,12 Lại có: nNO = x; nNO2 = y => 30x + 46y = 38,7 (4) BT electron: 3x + y = 0,35.3 + 0,24.6 – 0,12.2 (5) => x = 0,6 và y = 0,45 => nHNO3 phản ứng = 0,6 + 0,45 + (3.0,35-2.0,24) = 1,62 mol => HNO3 dư = 0,03 mol 3+ Vậy dung dịch Y chứa: Fe = 0,35 mol và HNO3 = 0,03 mol => nCu = (0,35 + 0,03/4)/2 = 0,18625 Câu 18.Khi cho dung dịch Na3PO4 tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa có màu gì? A. Xanh.B. Vàng.C. Đỏ. D. Đen. Đáp án B: Ag3PO4 kết tủa màu vàng. Câu 19. Khi cho a mol P2O5 tác dụng với dung dịch chứa 5a mol NaOH thu được dung dịch X. Hãy cho biết dung dịch X chứa những chất tan gì? A. Na2HPO4 và NaH2PO4. B. Na3PO4 và NaOH. C. NaH2PO4 và H3PO4. D. Na3PO4 và Na2HPO4. Ta có: nH3PO4 = 2nP2O5 = 2a mol => nNaOH/nH3PO4 = 2,5 => Tạo 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4. Câu 20. Sau khi làm thí nghiệm với P trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc với hoá chất này cần được ngâm trong dung dịch nào để khử độc? A. Dung dịch axit HCl. B. Dung dịch kiềm NaOH. C. Dung dịch muối CuSO4. D. Dung dịch muối Na2CO3. P trắng có phản ứng với muối của một số kim loại như Cu, Pb, Ag, Au nên dùng dung dịch CuSO4 có thể loại trừ được P trắng: 2P + 5CuSO4 + 8H2O → 2H3PO4 + 5H2SO4 + 5Cu. Câu 21. Lấy V ml dung dịch H3PO4 35% (d=1,25 g/ml) đem trộn với 100 ml dung dịch KOH 2 M thu được dung dich X có chứa 14,95 gam hỗn hợp hai muối K3PO4 và K2HPO4. Giá trị của V là A. 26,25 ml.B. 21 ml.C. 7,35 ml.D. 16,8 ml.
  4. K PO : a 212a 174b 14,95 a 0,05 14,95 3 4 BTNT.Kali K2HPO4 : b  3a 2b 0,2 b 0,025 m BTNT.phot.pho n n 0,075 V dd 16,8(ml) P axit D Câu 22. Phân đạm ure có công thức là A. K2CO3. B. (NH2)2CO. C. NH4NO3. D. Ca(H2PO4)2. Đáp án B. Câu 23. Cho các phát biểu sau: (1) Thành phần chính của supephotphat đơn gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (2) Phân amophot được sản xuất từ NH3 và H3PO4. (3) Urê có công thức là (NH2)2CO. (4) Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng. Các phát biểu đúng là A. (1), (4). B. (4).C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). Đáp án C. Câu 24. Khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính trong các khí sau đây là A. N2.B. CO 2. C. CO. D. SO2. Đáp án B. Câu 25. Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của nhau và đều được tạo ra từ nguyên tố hóa học nào sau đây? A. Cacbon. B. Lưu huỳnh. C. Silic. D. Photpho. Đáp án A. Câu 26. Cho các sơ đồ phản ứng sau: t 0 1. C + O2   CO2. 0 2. C + CuO  t Cu + CO. t 0 3. 3C + 4Al  Al4C3. t 0 4. C + H2SO4(đặc)   SO2 + CO2 + H2O. t 0 5. C + H2O   CO + H2. Phản ứng mà cacbon thể hiện tính oxi hóa là A. 3. B. 3, 5. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 5. Đáp án A. Câu 27. Cho sơ đồ sau : X + Y → CaCO3 + BaCO3 + H2O. Hãy cho biết X, Y có thể là A. Ba(AlO2)2 và Ca(OH)2 B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2 C. Ba(OH)2 và CO2 D. BaCl2 và Ca(HCO3)2 Đáp án B. Ba(OH)2 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + BaCO3 + 2H2O Câu 28. Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1,3M và NaOH 0,4M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho HCl dư vào X thu được 3,36 lít CO2 ở (đktc). Giá trị của V là A. 8,96. B. 9,184. C. 8,4. D. 6,72. - 2+ Ta có : nOH = 0,6; nBa = 0,26; nCO2 thoát ra = 0,15 - 2- CO2 + 2OH → CO3 + H2O x 2x x 2- 2+ CO3 + Ba → BaCO3 2+ TH 1: Ba hết : nBaCO3 = 0,26 mol - - CO2 + OH → HCO3 y y y
  5. => 2x + y = 0,6 2- - + Dung dịch X gồm : CO3 = (x-0,26); HCO3 = y; Na = 0,08 BTNT C cho X : 0,15 = x – 0,26 + y => x + y = 0,41 => x = 0,19; y = 0,22 => Vô lý vì nBa2+ = 0,26 2+ 2- TH 2: Ba dư: CO3 hết - 2- CO2 + 2OH → CO3 + H2O x 2x x 2- 2+ CO3 + Ba → BaCO3 x x - - CO2 + OH → HCO3 y y y + - 2+ Dung dịch X gồm: Na = 0,08; HCO3 = y; Ba = 0,26-x => 2x + y = nOH- = 0,6 và y = 0,15 => x = 0,225 => Thỏa mãn => nCO2 = 0,375 => V = 8,4 lít Câu 29. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục từ từ a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,65a mol Ba(OH)2. (b) Cho dung dịch NaHCO3 dư vào dung dịch Ca(OH)2. (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (d) Cho NaOH dư vào dung dịch NaHCO3. (e) Cho từ từ dung dịch chứa a HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 (g) Cho dung dịch chứa x mol KHSO4 vào dung dịch chứa x mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. a. CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O 0,65a 0,65a 0,65a CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2 0,35a 0,35a 0,35a Dung dịch chứa 1 muối Ba(HCO3)2. b. 2NaHCO3 dư + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3 + 2H2O. Dung dịch chứa 2 muối là Na2CO3 và NaHCO3 dư. c. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Dung dịch chứa 2 muối là NaCl và NaClO. d. NaOH dư + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O. Dung dịch chứa 1 muối Na2CO3. e. HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3. Dung dịch chứa 2 muối là NaCl và NaHCO3. g. 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2. Dung dịch chứa 2 muối là K2SO4 và Na2SO4. Câu 30. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi H2O qua than nung đỏ, thu được 0,16 mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua lượng dư hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y cần tối thiểu 240 ml dung dịch HNO3 1M, thu được 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là A. 8,80. B. 6,88. C. 8,16. D. 7,84. - BTNT N : nNO3 = 0,24 – 0,02 = 0,22 mol BTĐT : 2nFe2+ + 2nCu2+ = 0,22 => nFe2+ + nCu2+ = 0,11 (1) 2+ 2+ Trong đó : nFe = 2nFe2O3 và nCu = nCuO.
  6. 2+ 2+ 2+ 2 Ta có : moxit = 160.nFe2O3 + 80nCuO => 80nFe + 80nCu = 80(nFe + nCu ) = 80.0,11 = 8,8 Do (1) Mặt khác : nCpư = 0,16 – 0,1 = 0,06 BT electron : 4nCpư = 2(nCO + nH2) => nCO + nH2 = 2.0,06 = 0,12. => m = 8,8 – 0,12.16 = 6,88 gam Câu 31. Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 (dư), thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,10. B. 0,05. C. 0,20. D. 0,30. - + - 2- Nếu X có dư OH : X chứa K , OH , CO3 . Khi cho từ từ X vào HCl thì + - + nH = nOH + 2nCO2 => nH > 0,24 mol => Vô lý + 2- - Vậy X chứa: K ; CO3 a mol và HCO3 b mol Ta có: nBaCO3 = a + b = 39,4/197 = 0,2 (1) 2- - Đặt nCO3 phản ứng = u; nHCO3 phản ứng = v => u/v = a/b Lại có: nHCl = 2u + v = 0,15 (2) Và: nCO2 = u + v = 0,12 (3) => u = 0,03 và v = 0,09 => a/b = 1/3 (4) Từ (1) và (4): a = 0,05 và b = 0,15 2- - + => Trong 200 ml dung dịch X chứa: CO3 = 0,1 mol; HCO3 = 0,3 mol => nK = 0,5 mol. BTNT K: x + 2y = 0,5 BTNT C: y + 0,2 = 0,1 + 0,3 => y = 0,2 => x = 0,1. Câu 32. Hợp chất SiO2 tác dụng được với chất nào trong số các chất sau đây? A. HCl. B. HNO3. C. H2SO4. D. HF. Thủy tinh bị ăn mòn bởi dung dịch HF: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O Câu 33. Hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ A. CH3COOH. B. HCOONa. C. Al4C3. D. C2H5OH. Al4C3 là muối Cacbua nên không phải là hợp chất hữu cơ. Câu 34. Cho các hợp chất sau : CH4, C2H5OH, CH3COOH, CO2, CaC2, C6H6, NH4HCO3, C2H2. Số hợp chất hữu cơ trong các hợp chất trên là A. 5. B. 8. C. 7. D. 6. - Chất hữu cơ là chất chứa C trừ CO2, CO, Cacbonat, Cacbua, CN : CH4, C2H5OH, CH3COOH, C6H6, C2H2. Câu 35. Cho các nhận định sau: 1. Thành phần nguyên tố trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là C và H. 2. Hợp chất hữu cơ ngoài nguyên tố cacbon, còn có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị. 4. Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết ion. 5. Hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, khó cháy. 6. Phản ứng hoá học của hợp chất hữu cơ xảy ra nhanh. 7. Đồng phân là các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác công thức cấu tạo. Các nhận định đúng là A. 1, 3, 5, 7. B. 1, 2, 3. C. 1,2, 3, 7. D. 2, 4, 6. Đáp án B. Câu 36. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H9Cl là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
  7. Các CTCT: CH3CH2CH2CH2Cl; CH3CH2CHClCH3; CH3CH(CH3)CH2Cl và CH3CCl(CH3)2. Câu 37. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C3H8O là A. 5. B. 6 C. 3. D. 4. Các đp gồm: CH3CH2CH2OH; CH3CHOHCH3 và CH3-O-CH2CH3. Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn 0,30 g chất X thu được 0,44 g CO2 và 0,18 g H2O. Thể tích của 0,30 g chất X bằng thể tích của 0,16 g khí oxi (ở cùng đk). CTPT X là: A. C2H4O2 B. C3H8O C. C4H10 D. C2H6O Ta có : nO2 = 0,16/32 = 0,005 mol Do VX= VO2 => nX = nO2 = 0,005 => MX = 0,3/0,005 = 60 Lại có : mC = nC.12 = nCO2.12 = 0,01.12 = 0,12 gam mH = nH.1 = 2nH2O = 0,01.2 = 0,02 gam => mO = 0,3 – 0,12 – 0,02 = 0,16 => nO = 0,01 Theo cách 1: 12x/mC = 60/0,3 = 200 => 12x = 200.0,12 => x = 2 y/mH = 200 => y = 200.0,02 = 4 16z/mO = 200 => 16z = 200.0,16 => z = 2 Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,616 lít O2. Sau thí nghiệm thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm: CO2, N2 và hơi H2O. Làm lạnh để ngưng tụ hơi H2O chỉ còn 0,56 lít hỗn hợp khí Z (có tỉ khối hơi với H2 là 20,4). Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử X là A. C2H7O2N. B. C2H7ON. C. C2H5ON. D. C2H5O2N. Gọi nCO2; nN2 lần lượt là: a, b mol Ta có: nZ = 0,56.22,4 = 0,025 mol ⇒ a + b = 0,025 (1) Mà: MZ=20,4.2=40,8 ⇒ mZ = 40,8.0,025 = 1,02 ⇒44a+28b=1,02 (2) Từ (1) và (2): =>a = 0,02; b = 0,005 +) Gọi công thức của X là CxHyOzNt ⇒ x = nCO2/nX = 0,02/0,01 = 2 => t = 2.nN2/nX = 2.0,005/0,01=1 ⇒ CTPT của X là: C2HyOzN Lại có: nO2 = 0,616/22,4 = 0,0275 mol PTHH: C2HyOzN + (2+y/4−z/2)O2 → 2CO2 + 0,5N2+y/2H2O => (2+y/4−z/2) = nO2/nX = 0,0275/0,01 = 2,75 => y−2z = 3 Chỉ có cặp nghiệm duy nhất thỏa mãn là: y = 7; z = 2 Vậy CTPT của X: C2H7O2N Câu 40. Cho mô hình thí nghiệm sau:
  8. Cho các nhận xét sau: (a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ. (b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy. (c) Ống nghiệm được lắp hơi chúc xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ. (d) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO. (e) Chất được sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO. (f) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Các phát biểu đúng là (a), (b), (e).