Đề tham khảo cuối kì II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 122 - Nguyễn Thuận Phát

pdf 3 trang Phương Ly 06/07/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo cuối kì II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 122 - Nguyễn Thuận Phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tham_khao_cuoi_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_122.pdf

Nội dung text: Đề tham khảo cuối kì II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 122 - Nguyễn Thuận Phát

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO CUỐI KÌ II TRƯỜNG THPT Môn: HÓA HỌC 11 ___ Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) (đề thi gồm có 03 trang) Mã đề: 122 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (0,5 x 20 = 8 điểm) Câu 1. Dãy đồng đẳng ankylbenzen có công thức chung là A. CnH2n+ 6 ( n≥ 6). B. CnH2n-6( n≥3). C. CnH2n+6( n≥3) D. CnH2n-6( n≥ 6) Câu 2. Cho 4 chất có công thức cấu tạo : Số chất thuộc loại ancol là A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 3. Có bao nhiêu đồng phân thơm ứng với công thức phân tử C8H10 ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 4. Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt etanol, phenol, stiren là: A. quỳ tím B. dd KMnO4 C. dd AgNO3 D. dd Br2 Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng về tính chất của benzen? A. Khó tham gia phản ứng thế. B. Dễ tham gia phản ứng cộng. C. Không bị oxi hóa bởi O2. D. Không bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4 Câu 6. Tiến hành thí nghiệm (A, B, C) ở điều kiện thường về phenol (C6H5OH) và muối C6H5ONa như hình vẽ sau đây: Thông qua các thí nghiệm cho biết điều khẳng định nào sau đây là chính xác? A. Phenol ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit yếu hơn cả axit cacbonic. B. Phenol ít tan trong nước nóng, tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit mạnh hơn axit cacbonic. C. Phenol tan nhiều trong nước nóng, tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit mạnh hơn axit cacbonic. D. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan ít trong dung dịch kiềm, có lực axit yếu hơn cả axit cacbonic. Câu 7. Đun nóng toluen với HNO3 đặc, xúc tác H2SO4 đặc thu được hỗn hợp sản phẩm X và Y. Vậy X, Y lần lượt là: A. o-nitrotoluen và m-nitrotoluen B. o-nitrotoluen và p-nitrotoluen C. m-nitrotoluen và p-nitrotoluen D. o-nitrobenzen và p-nitrobenzen Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát Mã đề 122/1
  2. Câu 8. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. CH3OCH3 B. C2H5OH. C. C3H8. D. CH3OH. Câu 9. Phương trình nào sau đây chứng tỏ có sự ảnh hưởng của nhóm hyđroxyl (-OH) đến vòng benzen? A. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O B. C6H5ONa + CO2 + H2O → NaHCO3 + C6H5OH C. C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr D. 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2 Câu 10. X là một ancol no, đơn chức có phân trăm khối lượng cacbon trong phân tử là 60,00%. Biết rằng khi oxi hóa X bằng CuO thu được sản phẩm hữu cơ thuộc loại xeton. Vậy X là: A. CH3-CH2-CH2OH B. CH3-CH(OH)-CH2-CH3 C. CH3-CH(OH)-CH3 D. CH3-CH2(OH)-CH2(CH3)2 Câu 11. Cho 9,36 gam benzen tác dụng với một lượng Cl2 dư trong điều kiện có ánh sáng khuếch tán thu được m gam hexacloran. Biết hiệu suất của phản ứng đat 50%, giá trị của m là: A. 34,92 B. 17,46 C. 6,75 D. 13,5 Câu 12. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với stiren là: A. dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3, nước brom. B. dung dịch NaOH, nước brom, O2 (t). C. dung dịch NaCl, dung dịch KMnO4, nước brom. D. nước brom, dung dịch KMnO4, HBr. Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 ancol X và Y đều no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (Mx < MY) thu được 5,6 lít khí CO2 (ở đktc) và 6,3 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong A và số cặp X, Y thỏa mãn là: A. 43,39% và 2 cặp thỏa mãn B. 56,60% và 1 cặp thỏa mãn C. 43,39% và 1 cặp thỏa mãn D. 56,60% và 2 cặp thỏa mãn Câu 14. Cho các phát biểu sau: (1) Ancol là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chứa nhóm OH (2) Glyxerol và etilen glycol đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức đồng màu xanh thẫm (3) Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt. (4) Dung dịch phenol có tính axit nên làm đổi màu quỳ tím thành đỏ (5) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc. Số phát biểu sai là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15. Hỗn hợp Z gồm phenol và ancol X (no, mạch hở) có số mol bằng nhau. Cho 0,25 mol Z tác dụng hết với Na sinh ra 2,8 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, khi cho 27,72g Z tác dụng với dung dịch Br2 (dư) thu được m gam kết tủa, lọc lấy kết tủa; nước lọc thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 2,2M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử của X là: A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H7OH. D. CH3OH. Câu 16. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime? A. benzen B. toluen C. phenol D. stiren o Câu 17. Tiến hành tách nước butan-2-ol ở 170 C (với H2SO4 đặc) thu được số đồng phân anken là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18. Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào dưới đây là phương pháp sinh hoá? A. Tinh bột B. CH3CHO C. C2H4 D. C2H5Cl Câu 19. Ancol Y có cấu tạo như sau: CH3-CH2(OH)-CH2-CH(CH3)2. Danh pháp thay thế của Y là: A. 1,1-đimetylbutan-4-ol B. 4,4-đimetylbutan-2-ol C. 2-metylpentan-4-ol D. 4-metylpentan-2-ol Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát Mã đề 122/2
  3. Câu 20. Trong thời gian gần đây nhiều người uống rượu bị ngộ độc dẫn đến viêm màng não, suy hô hấp và có một số đã tử vong, qua khám nghiệm người ta kết luận rằng những người này đều bị ngộ độc rượu metanol. Công thức của metanol là: A. CH3OH B. C2H5OH C. HCHO. D. C3H7OH PHẦN II. TỰ LUẬN (2,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Viết các phương trình phản ứng chứng minh: a) Trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm OH b) Các ancol đa chức (có ít nhất hai nhóm OH kề nhau) có khả năng hòa tan Cu(OH)2 Câu 2. (1,0 điểm) Cho hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với natri (dư) thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Nếu hỗn hợp X trên tác dụng với nước brom vừa đủ, thu được 19,86 gam kết tủa trắng 2,4,6- tribromphenol. Tính phần trăm về khối lượng mỗi chất trong X? (Cho: C=12; H=1; Cl=35,5; O=16; Br=80; Na=23) HẾT Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát Mã đề 122/3