Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật (Có đáp án)

docx 3 trang hatrang 24/08/2022 5180
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_30_trao_doi_nuoc_va.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật (Có đáp án)

  1. TIẾT - BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT ( Thời gian thực hiện: 5 tiết) Câu 1 Tại sao khi trời nóng, chúng ta cần uống nhiều nước hơn? A. Cơ thể cần uống nước vào những ngày nắng nóng để dự trữ nước cho mùa đông. B. Vào ngày nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể điều hòa nhiệt bằng cách đổ mồ hôi làm mất nước. C. Khi trời nóng, các tuyến mồ hôi được kích hoạt và làm tăng nhiệt độ cơ thể làm mất nước. D. Khi trời nóng, thận tăng tốc độ làm việc nên đào thải ra nhiều nước tiểu khiến cơ thể mất nước. Câu 2 Nhu cầu nước ở động vật phụ thuộc vào các yếu tố nào? A. Tùy theo loài, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe B. Loài càng lớn càng cần nhiều nước. C. Phụ thuộc chủ yếu vào người nuôi. D. Tỉ lệ thuận với sự tiến hóa của loài. Câu 3 Nước được cung cấp cho cơ thể động vật từ những nguồn nào? A. Từ thức ăn, nước uống. B. Hút vào qua rễ. C. Qua hô hấp. D. Đa số động vật không cần nước vẫn sống được. Câu 4: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn? A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn. B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị. C. Ăn chậm, nhai kĩ. D. Tất cả các phương án trên đều đúng. Câu 5 : Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể. A. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân. B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân. C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân. D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân. Câu 6 : Chức năng của hệ tuần hoàn là A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể. B. Vận chuyển CO2
  2. C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể. D. Vận chuyển O2. Câu 7: Khi có người ăn quá nhiều chất béo và nội tạng động vật. Em sẽ khuyên người đó ra sao? A. Đó là các chất mang đến nhiều năng lượng nên ăn càng nhiều càng tốt. B. Không nên ăn các loại thực phẩm đó. C. Có thể ăn nhưng nên nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn thực phẩm. D. Nếu ăn nhiều các loại thực phẩm đó sẽ dễ mắc bệnh béo phì và bệnh tim mạch. Câu 8: Theo em để cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chúng ta nên: A. Chỉ ăn những thực phẩm mà chúng ta thấy thích. B. Ăn chín, uống sôi. C. Nên căn chay như các nhà sư. D. Xây dụng và thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn, hợp lý. Câu 9: Theo em biện pháp nào sau đây góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm? A. Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu. B. Dùng nhiều thuốc diệt cỏ để tiết kiệm thời gian, công sức, đem lại năng suất cao. C. Ao nuôi cá nên sử dụng nước thải của khu dân cư để tận dụng nguồn dinh dưỡng. D. Sử dụng các loại động vật hoặc biện pháp thủ công để diệt sâu ăn lá. Câu 10 Điền từ/cụm từ thích hợp sau vào chỗ trống: năng lượng, mạch máu, tiêu hoá cơ học, nguyên liệu, tiêu hoá hoá học, ăn uống, ống tiêu hoá,máu. Các chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể động vật, chúng cung cấp (1) cho các hoạt động sống của cơ thể, là (2) cấu tạo nên tế bào, Đối với động vật, thức ăn được đưa vào cơ thể thông qua hoạt động (3) ; thức ăn được biến đổi nhờ quá trình (4) và (5) diễn ra trong (6) Sau khi được hấp thụ,các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể nhờ sự di chuyển của (7) trong (8) : (1)năng lượng; (2)nguyên liệu; (3)ăn uống; (4)tiêu hoá cơ học; (5)tiêu hoá hoá học; (6)ống tiêu hoá; (7)máu; (8)mạch máu. Câu 11 Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích luỹ dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể, sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khoẻ đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Do vậy,vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta.
  3. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ôn hiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. (Nguồn:thoxuan.thanhhoa.gov.vn) a)Tại sao ăn thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người? b)Nêu những triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thức ăn. c)Tại sao trẻ suy dinh dưỡng,người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên? d)Nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm? a) Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích luỹ dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. b) Đau bụng, nôn mửa, xanh xao, chóng mặt, c) Do trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm có sức đề kháng kém, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể suy giảm. d) Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm: - Đảm bảo điều kiện chế biến và bảo quản thức ăn đúng cách, hợp vệ sinh. - Nên mua thực phẩm tại những nơi uy tín, đã được kiểm định chất lượng. - Tăng cường công tác quản lí, bài trừ các cơ sở sản xuất thực phẩm trái phép, không đảm bảo vệ sinh. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và ăn uống khoa học. Câu 12 Dựa vào kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết trong quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật. Gợi ý: