Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 năm học 2022-2023 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh

pdf 2 trang Phương Ly 05/07/2023 6480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 năm học 2022-2023 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ky_2_nam_hoc_2022_2023_mon_khoa_hoc_tu.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 năm học 2022-2023 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 7 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Học sinh làm bài mỗi phân môn trên giấy riêng. A. PHÂN MÔN VẬT LÍ (2,5 điểm) I. Phần trắc nghiệm (0,75 điểm). Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Đơn vị đo tần số dao động là: A. Niu tơn (N) B. Kilogam (Kg) C. mét (m) D. Héc (Hz) Câu 2: Những vật phản xạ âm tốt là: A. Gạch, gỗ, vải. B. Thép, vải, xốp. C. Sắt, thép, đá. D. Vải, nhung, gốm. Câu 3: Trường hợp nào dưới đây có ô nhiễm tiếng ồn: A. Tiếng còi xe cứu thương. B. Tiếng ồn từ khu chợ gần lớp học. C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành. D. Tiếng thầy giáo giảng bài trong lớp học. II. Phần tự luận (1,75 điểm). Câu 4: (1,0 điểm) Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi bay vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây. a) Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay? b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con nào cao hơn? Vì sao? Câu 5: (0,75 điểm) Khu dân cư nơi gia đình em đang sinh sống thường tổ chức các hoạt động tập thể vào buổi tối với tiếng ồn khá lớn, việc này ảnh hưởng xấu đến việc học tập của em. Em hãy đề xuất một số biện pháp để làm giảm ảnh hưởng của những tiếng ồn đó đối với việc học tập của em? B. PHÂN MÔN HÓA HỌC (2,5 điểm) I. Phần trắc nghiệm (0,75 điểm). Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Hãy điền các thông tin ở cột X vào.?. ở cột Y để tạo thành các câu chính xác. Cột X Cột Y 1) số lớp electron a).?. chính là số thứ tự trong bảng tuần hoàn. 2) số hiệu nguyên tử b) Nguyên tử của các nguyên tố thuộc cùng chu kỳ có cùng.?. 3) số electron ở lớp ngoài cùng c) Nguyên tử của các nguyên tố ở cùng nhóm A có.?. bằng nhau. Câu 2: Khẳng định sau đây gồm 2 ý: “Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học vì thế mỗi nguyên tố hoá học chỉ tạo nên được 1 đơn chất”. Khẳng định trên có A. ý 1 đúng, ý 2 sai. B. ý 1 sai, ý 2 đúng. C. cả 2 ý đều đúng. D. cả 2 ý đều sai. Câu 3: Một phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen. Nước là A. một hỗn hợp. B. một đơn chất. C. một hợp chất. D. một nguyên tố hoá học. II. PHẦN TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 4: Nguyên tố A thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Hỏi nguyên tử của nguyên tố A có bao nhiêu lớp electron và bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? A là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Trang 1/2
  2. Câu 5: Cho biết: - Phân tử carbon dioxide tạo thành từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. - Phân tử ozone được tạo thành từ 3 nguyên tử oxygen. - Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử nitrogen liên kết với nhau. - Phân tử methane gồm 1 nguyên tử carbon liên kết với 4 nguyên tử hydrogen. - Phân tử sodium chỉ gồm 1 nguyên tử sodium. a. Đâu là các phân tử đơn chất? Đâu là các phân tử hợp chất? b. Tính khối lượng phân tử của các phân tử trên? Cho biết khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố: Na = 23amu; C = 12amu; H = 1amu; N = 14amu; O = 16amu C. PHÂN MÔN SINH HỌC (5,0 điểm) I. Phần trắc nghiệm (1,5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Cơ sở và đối tượng tác động của bẫy đèn là: A. tính giả chết khi đụng phải vật lạ của ruồi muỗi. B. tính hướng sáng của bọ cánh cứng. C. tính hướng hóa của ong mắt đỏ. D. tính hướng sáng của sâu đục quả. Câu 2: Ở thực vật không có hiện tượng nào? A. Hướng nước. B. Di cư C. Hướng sáng. D. Hướng tiếp xúc. Câu 3: Tại sao giai đoạn sự sinh trưởng của cây cam từ cây con lớn lên thành cây cam trưởng thành có xen lẫn sự phát triển? A. Vì có hiện tượng lá cam to ra. B. Vì có hiện tượng ra lá non. C. Vì có hiện tượng thân to ra. D. Vì có hiện tượng rễ dài hơn. Câu 4: Trinh sinh thường gặp ở những loài nào sau đây? 1. Ong. 2. Mối. 3. Giun dẹp. 4. Bọ xít. 5. Kiến. 6. Rệp. A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 3, 4, 5. D. 1, 5, 6 Câu 5: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích: A. giúp cây lúa đẻ nhánh tốt. B. làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh. C. làm đất thoáng khí. D. kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ. Câu 6: Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để: A. tập trung nước nuôi các cành ghép. B. tránh gió mưa làm bay cành ghép. C. loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép. D. tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. II. Phần tự luận (3,5 điểm) Câu 7: (2,5 điểm) Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển? Cho ví dụ về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. Câu 8: (1,0 điểm) Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành? Hết Trang 2/2