Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 13: Độ cao và độ to của âm (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 24/08/2022 5541
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 13: Độ cao và độ to của âm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_13_do_cao_va_do_to_c.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 13: Độ cao và độ to của âm (Có đáp án)

  1. Bài 13: Độ cao và độ to của âm Câu 1 . Dùng tay gảy đàn, ta nghe được âm thanh phát ra. Độ cao, thấp của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Độ căng của dây B. Độ to, nhỏ của dây C. Độ nặng, nhẹ của tay gảy D. Chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố A, B Câu 2 . Chọn câu đúng: A. Tai người nghe được âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz B. Tai người nghe được âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz C. Tai người nghe được âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20000Hz D. Tai người nghe được tất cả các loại âm thanh Câu 3 . Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau: A. Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng chậm B. Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn C. Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao D. Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhanh Câu 4 . Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị của tần số? A. Kilômét (km) B. Giờ (h) C. Héc (Hz) D. Mét trên giây (m/s) Câu 5 . Đơn vị đo độ to của âm là: A. Hz (Héc). B. dB (Đề-xi-ben). C. N (Niutơn). D. m (Mét). Câu 6 . Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn.
  2. C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. Khi tần số dao động lớn hơn. Câu 7 . Số dao động trong một giây gọi là: A. Vận tốc của âm. B. Tần số của âm. C. Biên độ của âm. D. Độ cao của âm. Câu 8 . Âm phát ra càng to khi: A. Nguồn âm có kích thước càng lớn. B. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. C. Nguồn âm dao động càng nhanh. D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn. Câu 9 . Nói tần số dao động của một vật là 90Hz có nghĩa là gì? A. Trong 10 giây vật đó thực hiện 1 dao động. B. trong 1 phút vật đó thực hiện 1 dao động. C. Trong 1 giây vật đó thực hiện 90 dao động. D. Đó là độ to của âm. Câu 10 . Trong 5 giây, vật thực hiện được 30 dao động. Tần số dao động của vật là: A. 5 Hz B. 6 Hz C. 30 Hz D. 150 Hz Câu 11 . Gõ chiếc búa vào một cái khiên, thông tin nào sau đây là đúng? A. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu càng trầm B. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu càng bổng C. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu càng to D. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu càng nhỏ Câu 12 . Biên độ dao động là gì? A. Độ lệch của vật dao động so với vị trí cân bằng
  3. B. Số lần vật dao động xung quanh vị trí cân bằng C. Độ lệch ban đầu khi vật dao động D. Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng Câu 13 . Trong các giá trị về độ to của âm sau đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau : A. 90dB B. 20dB C. 230dB D. 130dB Câu 14 . Rắc một ít cát lên trên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Thông tin nào sau đây là đúng: A. Khi các hạt cát nảy lên càng mạnh thì âm phát ra càng to B. Khi các hạt cát nảy lên càng mạnh thì biên độ dao động của mặt trống càng lớn C. Khi các hạt cát nằm yên trên mặt trống thì trống không kêu D. Các đáp án A, B, C đều đúng Câu 15 . Vật nào dưới đây dao động với tần số lớn nhất A. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động B. Trong 20 giây, dây thun thực hiện được 1200 dao động C. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động D. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động Câu 16 . Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra? A. Biên độ âm. B. Tần số âm. C. Tốc độ truyền âm. D. Môi trường truyền âm. Câu 17 . Khi gảy dây đàn bị giãn, người chơi đàn thườn xuyên lên dây cho nó. Theo em, mục đích của việc làm này là gì? Lên dây đàn nghĩa là làm cho dây đàn căng hơn. Khi gảy đàn lâu ngày thì dây bị chùng xuống, âm thanh phát ra sẽ bị sai lạc, do đó người chơi đàn đã lên dây cho dây đàn căng ra, để âm phát ra đúng với nốt nhạc
  4. Câu 18 . Vật A dao động phát ra âm có tần số 50Hz, vật B dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Hỏi vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn? Vì 50Hz . Khi thổi kèn, muốn cho kèn kêu to ta phải làm gì? Tại sao phải làm vậy? Khi thổi kèn, muốn cho kèn kêu to ta phải thổi thật mạnh, không khí trong kèn sẽ dao động với biên độ mạnh nên phát ra âm to Câu 20 . Khi chơi ghi ta, làm thế nào để thay đổi độ to của nốt nhạc? Ta sẽ gảy mạnh vào đàn để tăng biên độ dao động của dây đàn sẽ làm tăng độ to của nốt nhạc