Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước (Có đáp án)

docx 3 trang hatrang 24/08/2022 22341
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_31_thuc_hanh_chung_m.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước (Có đáp án)

  1. BÀI 31. THỰC HÀNH CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC Câu 1. Cắt một cành hoa hổng trắng rói cắm vào cốc nước pha màu tím. Sau một thời gian, cánh hoa sẽ có màu gì? A. Màu trắng. B. Không màu. C. Màu tím. D. Màu vàng. Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển nước từ rễ lên thân ở thực vật? A. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phấn mép vỏ phía dưới bị phình to. B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phần mép vỏ phía trên bị phình to. C. Hiện tượng lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng D. Khi ngắt bỏ phấn thân của cây, ở vết cắt có rỉ nhựa. Câu 3. Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên chọn loại túi có đặc điểm gì để trùm lên lá? A. Túi nylon kín, trong suốt. B. Túi có đục lỗ thủng. C. Túi nylon kín, màu đen. D.Túi vải. Câu 4. Khi cắm một cành hoa vào cốc nước màu, để chứng minh có sự vận chuyển nước từ thân lên lá và hoa, ta có thể dựa vào: A. Sự thay đổi về khối lượng của hoa và lá B. Sự thay đổi về màu sắc của hoa C. Sự thay đổi màu sắc của lá D. Sự thay đổi màu sắc và kích thước thân Câu 5. Sau khi ngâm trong dung dịch màu, để xác định vị trí của dung dịch màu trong cành hoa ở hình bên, em sẽ cắt hoa bắt đầu từ vị trí nào? A. (4) B. (2) C. (3) D. (1) Câu 6. Để quan sát rõ nhất sự đổi màu của giấy thấm CoCl2, cách dán giấy thấm nào sau đây là đúng:
  2. Đáp án C Câu 7. Để bảo quản giấy tẩm CoCl2, tránh không khí ẩm, ta dung hóa chất nào sau đây? A. CaSO4 B. H2SO4 C. CaCl2 D. HCl Câu 8. Để dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nên dùng loại hoa nào sau đây? A. Hoa cúc trắng B. Hoa mai C. Hoa hồng D. Hoa trạng nguyên Câu 9. Để dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nên cắm cành hoa vào dung dịch màu thời gian bao lâu? A.50 – 60 phút B. 60 – 70 phút C. 60 – 80 phút D. 60 – 90 phút Câu 10. Để dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên ngâm các mảnh giấy thấm trong dung dịch CoCl2 trong khoảng thời gian: A.10 – 15 phút B. 15 – 20 phút C. 25 – 30 phút D. 35 – 40 phút Câu 11. Khi làm thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, có ba bạn học sinh đã dung lá của ba loài thực vật sống ở những môi trường khác nhau. - Bạn A dùng lá của thực vật sống ở sa mạc - Bạn B dùng lá của thực vật thủy sinh - Bạn A dùng lá của thực vật sống ở vùng nhiệt đới Theo em, kết quả thí nghiệm của bạn nào sẽ dễ quan sát nhất? Giải thích Dự kiến: Kết quả của bạn C sẽ dễ quan sát nhất vì lá của cây sống ở vùng nhiệt đới sẽ có nhiều khí khổng nên quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh. Còn cây thủy sinh và cây sống ở vùng sa mạc sẽ có rất ít hay không có khí khổng nên khó quan sát hiện tượng. Câu 12. Hãy thực hiện thí nghiệm sau: - Cho nước vào hai cốc thủy tinh. Sau đó, cho màu thực phẩm màu đỏ vào một cốc, cốc còn lại cho màu thực phẩm màu xanh. - Lấy một cành hoa hồng trắng, dung kéo cắt dọc cành từ dưới lên một đoạn khoảng 5-8cm (chia ra làm hai nửa cành) - Cắm mỗi cành hoa vào mỗi cốc trong 1 giờ.
  3. Hãy quan sát hiện tượng và giải thích. Dự kiến: Hiện tượng: Ở bông hoa sẽ xuất hiện cả hai màu xanh và đỏ. Do cành hoa được cắm vào hai dung dịch khác màu nên cả hai dung dịch đều được vận chuyển lên hoa làm thay đổi màu sắc cánh hoa. Câu 13. Tại sao phải cho các mảnh giấy thấm đã tẩm CoCI2 vào lọ có chứa CaCI2? Dự kiến: Vì CaCI2 có khả năng hút ẩm nên sẽ giữ cho các mảnh giấy thấm giữ được màu xanh, không đổi sang màu đỏ hổng. Câu 14. Tại sao phải đặt mảnh giấy thấm đã tẩm CoCI2 vào cả mặt trên lẫn mặt dưới lá? Dự kiến: Vì khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên giấy thấm sẽ đổi màu nhanh hơn. Đặt mảnh giấy thấm đã tẩm CoCI2 vào cả mặt trên lẫn mặt dưới lá để dễ dàng so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá. Câu 15. Tại sao phải kẹp giấy thấm trên cùng một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương? Dự kiến: Khi kẹp giấy thấm trên cùng một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương sẽ cho kết quả chính xác hơn do tốc độ thoát hơi nước giữa các lá có độ tuổi tương đương sẽ gần bằng nhau. Còn lá già và lá non có sự thoát hơi nước khác nhau.