Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 9 (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 24/08/2022 7902
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_on_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chu_de.docx

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 9 (Có đáp án)

  1. NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9 Câu 1: Chọn khái niệm chính xác nhất về sinh trưởng ở sinh vật? A. ST là sự tăng khối lượng cơ thể dẫn đến cơ thể lớn lên. B. ST là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó làm cơ thể lớn lên. C. Sinh trưởng là sự biến đổi cơ thể sinh vật theo hướng là xuất hiện các cơ quan bộ phận mới, từ đó khiến cơ thể sinh vật lớn lên. D. Sinh trưởng là quá trình cơ thể sinh vật tăng chiều cao và kích thước. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây KHÔNG phải là hiện tượng sinh trưởng ở sinh vật? A. Ở tuổi dậy thì, mỗi năm chúng ta có thể cao thêm trên 10 cm. B. Quả trứng gà ấp đủ thời gian sẽ nở thành gà con. C. Gà con chăm sóc đầy đủ thì sau 3 tháng có thể đạt đến trọng lượng 1,5 kg. D. Quá trình các tế bào phân chia và tăng kích thước khiến cho quả bí ngô lớn lên. Câu 3: Quá trình nào sau đây KHÔNG thuộc quá trình phát triển của sinh vật? A. Sinh trưởng. B. Phân hoá tế bào. C. Phát sinh hình thái. D. Thụ phấn. Câu 4: Sự sinh trưởng ở thực vật là do hoạt động của mô nào sau đây? A. Mô phân sinh. B. Mạch dẫn. C. Mô mềm. D. Mô giậu. Câu 5: Ở cây Hai lá mầm, hoạt động của mô phân sinh đỉnh khiến cho: A. thân và rễ dài ra. B. lá to ra. C. thân to ra. D. quả to ra. Câu 6: Nhóm nào sau đây gồm các thực vật đều có mô phân sinh đỉnh? A. Cam, chanh, bí xanh, đậu tương. B. Bí ngô, lúa, ngô, đậu tương. C. Lúa, ngô, bưởi, hồng xiêm. D. Đậu đen, ngô, táo. Câu 7: Loại mô phân sinh nào nằm ở thân, rễ cây Hai lá mầm, có chức năng làm thân và rễ phát triển to ra? A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh. C. Mô phân sinh lóng. D. Tất cả các loại mô phân sinh. Câu 8: Loại mô phân sinh nào sau đây có ở cây mía mà KHÔNG có ở cây cam?
  2. A. Mô phân sinh lóng. B. Mô phân sinh đỉnh rễ. C. Mô phân sinh đỉnh chồi. D. Mô phân sinh bên. Câu 9: Trong vòng đời của thực vật, sau giai đoạn hạt nảy mầm là giai đoạn nào? A. Cây mầm. B. Cây trưởng thành. C. Hạt. D. Quả. Câu 10: Vòng đời là: A. các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong quá trình sống. B. các giai đoạn biến đổi kích thước của sinh vật trong quá trình sống. C. các giai đoạn biến đổi cấu tạo của sinh vật trong quá trình sống. D. các giai đoạn phân hoá tế bào nhằm hình thành các cơ quan bộ phận của cơ thể sinh vật. Câu 11: Nhóm nhân tố bên ngoài nào sau đây có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật? A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước. B. Nước, ánh sáng, vật chất di truyền. C. Ánh sáng, không khí, bộ gen. D. Nhiệt độ, bộ gen, ánh sáng, nước. Câu 12: Cá rô phi có thể sống được ở nhiệt độ từ 5,6 đến 42 độ. 5,6 0C và 420C được gọi là: A. điểm gây chết. B. giới hạn sinh thái. C. giới hạn dưới. D. giới hạn trên. Câu 13: Cho sơ đồ mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở Việt Nam (hình dưới). Chúng ta nên nuôi cá rô phi ở khoảng nhiệt độ nào để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất? A. 230C đến 370C.
  3. B. 5,60C đến 370C. C. 230C đến 420C. D. 5,60C đến 420C. Câu 14: Sự phân tầng của thực vật ở rừng mưa nhiệt đới là do ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Di truyền. D. Nước. Câu 15: Đâu KHÔNG phải là ví dụ thể hiện vai trò của ánh sáng đối với động vật? A. Cá bơi lội được dưới nước. B. Mèo tắm nắng để tổng hợp vitamin D. C. Chiều tối, chim bay về đúng tổ. D. Hổ báo quan sát và bắt mồi. Câu 16: Nhân tố bên trong nào điểu khiển sự sinh trưởng và phát triển của động vật? A. Di truyền. B. Bộ xương. C. Hệ thần kinh. D. Hệ tuần hoàn. Câu 17: Cắt bỏ ngọn 1 cây ngô và tiếp tục quan sát ruộng ngô. Sau một thời gian ta thấy điều gì? A. Cây ngô mất ngọn chỉ cao thêm một chút rồi dừng lại trong khi các cây ngô khác vẫn lớn lên bình thường. B. Cây ngô mất ngọn cao tiếp như những cây xung quanh. C. Cây ngô mất ngọn lớn nhanh hơn các cây xung quanh. D. Cây ngô mất ngọn không lớn tiếp và chết đi trong khi các cây xung quanh phát triển bình thường. Câu 18: Để bảo quản các loại hạt giống được lâu, tránh hiện tượng nảy mầm, người ta có thể sử dụng cách nào sau đây? A. Phơi khô. B. Hấp chín. C. Rang khô. D. Chôn dưới đất. Câu 19: Để phòng tránh dịch sốt xuất huyết, nhận định nào sau đây là đúng? A. Cần tiêu diệt cả bọ gậy vì bọ gậy là một giai đoạn trong vòng đời muỗi. B. Bọ gậy không gây ảnh hưởng gì nên không cần tiêu diệt bọ gậy. C. Có thể tiêu diệt bọ gậy vì bọ gậy gây bẩn nguồn nước. D. Chỉ cần tiêu diệt muỗi vì muỗi mới là tác nhân truyền bệnh. Câu 20: Để trẻ em có thể phát triển tốt về thể lực và tầm vóc, chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào? A. Dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất.
  4. B. Dinh dưỡng đầy đủ, càng nhiều chất đạm càng tốt. C. Quan trọng nhất ở lứa tuổi này là canxi nên chỉ cần cung cấp đủ canxi. D. Dinh dưỡng không phải là yếu tố quan trọng nhất, do đó chỉ cần cung cấp một lượng dinh dưỡng vừa phải.