Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 24/08/2022 4920
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_37_sinh_san_o_sinh_v.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 37: Sinh sản ở sinh vật (Có đáp án)

  1. BÀI 37. SINH SẢN Ở SINH VẬT Câu 1 . Sinh sản vô tính ở thực vật là cây con sinh ra mang đặc tính A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái D. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái Câu 2 . Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây B. chỉ từ rễ của cây C. chỉ từ một phần thân của cây D. chỉ từ lá của cây Câu 3 . Điều không đúng với sinh sản vô tính ở động vật là A. cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường B. đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn D. có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường Câu 4 . Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng B. luôn xinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  2. Câu 5 : Hạt được hình thành từ A. Bầu nhụy. B. Bầu nhị C. Noãn đã được thụ tinh. D. Hạt phấn Câu 6 . Sinh sản hữu tính ở động vật là: A. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới B. sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới C. sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tác phát triển thành cơ thể mới D. sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới Câu 7 . Quả được hình thành từ A. Noãn được thụ tinh B. Bầu nhụy C. Bầu nhị D. Noãn không được thụ tinh Câu 8 . Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. B. duy trì sự phát triển của sinh vật. C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại. Câu 9 . Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây? A. Lá. B. Rễ. C. Thân củ. D. Hạt giống. Câu 10 . Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây? A. Con người. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn. Câu 11 . Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống. Câu 12 . Sự thụ phấn là quá trình A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhuỵ.
  3. B. chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhuỵ. C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhuỵ. D. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãn. Câu 13 . Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là A. sự thụ tinh. B. sự thụ phấn. C. tái sản xuất. D. hình thành hạt Câu 14 . Trong thực tiễn, cây bưởi thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì: A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều. C. để tránh sâu, bệnh gây hại. D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Câu 15 . Hoa lưỡng tính là A. hoa có đài, tràng và nhuỵ hoa. B. hoa có đài, tràng và nhị hoa. C. hoa có nhị và nhuỵ hoa. D. hoa có đài và tràng hoa. Câu 16 . Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp. Cột A Cột B 1. Củ khoai lang A. sinh sản vô tính bằng phân mảnh. 2. Nhánh xương rồng B. sinh sản vô tính bằng cách phân đôi. 3. Thuỷ tức C. sinh sản sinh dưỡng bằng lá. 4. Sao biển D. sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. 5. Trùng biến hình E. sinh sản sinh dưỡng bằng rễ. 6. Cây sen đá G. sinh sản sinh dưỡng bằng thân. Đáp án: 1–E,2–G,3–D,4–A,5–B,6-C Câu 17 . Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp. Cột A Cột B 1. Sự thụ tinh A. Sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái. 2. Động vật đẻ trứng B. Giao tử cái.
  4. 3. Động vật đẻ con C. Giao tử đực. 4. Tinh trùng D. Con non được sinh ra từ trứng. 5. Noãn E. Con non được nuôi trong cơ thể mẹ và đẻ ra ngoài Đáp án: 1–A,2–D,3–E,4–C,5–B. Câu 18 . Kể tên 2 loài bất kì tương ứng với từng hình thức sinh sản và ứng dụng trong thực tiễn. a. Sinh sản vô tính. b. Nhân giống sinh dưỡng từ thân cây. c. Ghép cành, . d. Sinh sản hữu tính. e. Phát tán của hạt nhờ gió. f. Phát tán của hạt nhờ côn trùng g. Đẻ trứng h. Đẻ con Đáp án: a) san hô, nấm. b) cây dâu tây, cây bạc hà. c) cây chanh, cây đào. d) cây bầu, cây dưa chuột. e) hạt hoa sữa, hạt bồ công anh. f) Cây xoài, cây ổi g) Gà, cá chép, ếch, nhái h) Chó, hổ, sư tử, người, Câu 19 . Vì sao thằn lằn đứt đuôi và mọc lại đuôi mới không phải là biểu hiện của sinh sản? Đáp án: Hình thức tái sinh đuôi ở thạch sùng chỉ là sự sinh sản của tế bào ở động vật đa bào. Không tạo ra cơ thể mới.