Các chuyên đề bài tập môn Vật lý 7 - Chủ đề 5: Gương cầu lồi

doc 6 trang hatrang 25/08/2022 3520
Bạn đang xem tài liệu "Các chuyên đề bài tập môn Vật lý 7 - Chủ đề 5: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccac_chuyen_de_bai_tap_mon_vat_ly_7_chu_de_5_guong_cau_loi.doc

Nội dung text: Các chuyên đề bài tập môn Vật lý 7 - Chủ đề 5: Gương cầu lồi

  1. CHỦ ĐỀ 5: GƯƠNG CẦU LỒI A/ LÝ THUYẾT. 1. Nhận biết gương cầu lồi. Gương cầu lồi là gương cầu mà mặt phản xạ là mặt cầu. 2. Đường truyền của tia sáng qua gương cầu lồi. - Mỗi phần diện tích rất nhỏ của mặt gương cầu lồi giống như một gương phẳng. - Ánh sáng tới Gương Cầu lồi phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng. 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. 4. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước 5. Ứng dụng của gương cầu lồi. Thường được dùng làm Gương chiếu hậu ở Ô tô, xe máy để quan sát các vật ở phía sau. 6. Cách vẽ ảnh của điểm sáng qua gương cầu lồi. - Mỗi điểm trên mặt gương giống như một gương phẳng nhỏ. Nối điểm đó với Tâm O gương cầu ta được pháp tuyến ON tại I (hoặc ON’ tại K) - Vẽ tia phản xạ của tia sáng SI và SK. Giao điểm của các tia phản xạ là ảnh S’ của S qua gương cầu. B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG. I/ CÂU HỎI TỰ LUẬN. Bài 1. Quan sát một viên phấn đặt trước gương cầu lồi a) Ảnh của viên phấn là ảnh thật hay ảnh ảo? Độ lớn của ảnh như thế nào so với độ lớn của viên phấn? Khoảng cách từ ảnh của viên phấn đến gương gần hơn hay xa hơn khoảng cách từ viên phấn đến gương? b) Nếu xê dịch viên phấn đến gần gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào? c) Nếu xê dịch viên phấn ra xa gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào?
  2. Bài 2. Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng em hãy vẽ ảnh của vật AB qua gương cầu lồi trong trường hợp sau. Biết O là tâm của phần mặt cầu II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là: A. ảnh ảo lớn hơn vật B. ảnh thật nhỏ hơn vật C. có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật tùy vào vị trí đặt vật D. ảnh ảo nhỏ hơn vật Câu 2: Mặt phản xạ của gương cầu lồi là: A. Mặt lõm của chỏm cầu B. Mặt lồi của chỏm cầu C. Mặt phẳng như gương phẳng D. A, B, C đều đúng Câu 3: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật ạo bởi gương cầu lồi? A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật C. Hứng được trên màn, bằng vật D. Không hứng được trên màn, bằng vật Câu 4: vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với gương phẳng có cùng kích thước? A. Hẹp hơn B. Rộng hơn C. Bằng nhau D. Tùy theo gương cầu lồi ít hay nhiều Câu 5: Trường hợp nào sau đây nên dùng gương cầu lồi A. Dùng gương làm kính chiếu hậu trên các phương tiện giao thông B. Dùng làm gương soi trong gia đình vì vùng nhìn hấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước C. Đặt gương cầu lồi ở những đường cong có khúc cua hẹp D. Dùng gương cầu lồi để tạo ra những hình ảnh khác với vật trong các “nhà cười” Câu 6: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng? A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật C. Vì các gương cầu lồi cho ảnh thật nhỏ hơn vật D. Vì các gương cầu lồi cho ảnh ảo nhỏ hơn vật và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước Câu 7: Em hãy chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
  3. A. Gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật tuy nhiên càng đưa vật lại gần gương thì kích thước của ảnh càng tăng B. Nếu dịch vật ra xa gương thì gương cầu lồi sẽ cho ảnh càng nhỏ C. Ảnh qua gương cầu lồi bao giờ cũng là ảnh ảo D. Cả ba câu trên đều đúng Câu 8: Em hãy chọn câu đúng trong các câu dưới đây: A. ảnh qua gương cầu lồi bao giờ cũng là ảnh ảo B. gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật tuy nhiên càng đưa vật ra xa thì kích thước của ảnh càng tăng C. nếu dịch vật ra rất xa gương thì gương cầu lồi sẽ cho ảnh bằng vật D. tất cả ba câu trên đều đúng Câu 9: Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặ ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lung có lợi gì hơn là dùng gương phẳng? A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng Câu 10: Đặt hai cây bút chì giống nhau trước một cái gương phẳng và một cái gương cầu lồi sao cho khoảng cách từ vật đến gương bằng nhau. Em hãy chọn phá biểu đúng khi nhận xét về ảnh tạo bởi hai gương: A. ảnh của gương phẳng nhỏ hơn ảnh của gương cầu lồi B. ảnh của gương phẳng lớn hơn ảnh của gương cầu lồi C. ảnh của gương phẳng bằng ảnh của gương cầu lồi D. trong hai gương đều tạo ra ảnh ảo nên không thể biết được ảnh của gương nào lớn hơn Câu 11: Chọn phát biểu đúng: A. ảnh của cây bút chì tạo bởi gương cầu lồi có thể hứng được trên màn B. ảnh của cây bút chì tạo bởi gương cầu lồi không thể hứng được trên màn nhưng có thể ngược chiều với vật C. ảnh của cây bút chì qua gương cầu lồi bao giờ cũng là ảnh ảo và cùng chiều với vật D. tùy theo cách đặt bút chì mà ảnh có thể sẽ ngược chiều với vật tuy nhiên ảnh thu được sẽ nhỏ hơn vật Câu 12: Ảnh của một vật qua gương cầu lồi và gương phẳng có cùng điểm chung là:
  4. A. đều là ảnh thật B. đều không hứng được trên màn C. đều nhỏ hơn vật D. đều lớn hơn vật Câu 13: Chọn câu trả lời đúng Đối với gương cầu lồi: A. Vật sáng AB luôn luôn có ảnh ảo lớn hơn vật B. Vật sáng AB luôn luôn có ảnh ngược chiều ở trong khoảng OF C. A, B đều đúng D. Tất cả đều sai Câu 14: Chọn câu trả lời sau Đối với gương cầu lồi: A. Vật sáng AB luôn luôn có ảnh nhỏ hơn vật B. Vật sáng AB tới gần gương thì ảnh ra xa gương C. Vật sáng AB có thể có ảnh thật hay ảo tùy heo vị trí của AB đối với gương D. Chùm tia sáng tới hội tụ thì chùm tia phản xạ luôn luôn phân kì Câu 15: Chọn câu trả lời đúng Ảnh của một vật thật được tạo nên bởi một gương cầu lồi bao giờ cũng: A. Là ảnh ảo B. Ngược chiều với vật C. Lớn hơn vật D. Có cả ba tính chất trên Câu 16. Gương cầu lồi được sử dụng để làm kính chiếu hậu ( kính nhìn sau) gắn trên xe ôtô, môtô vì: A. Dễ chế tạo. B. Cho ảnh to và rõ. C. Vùng quan sát phía sau qua gương rộng. D. Cả 3 lí do trên. Câu 17. Điều nào sau đây không đúng khi nói về gương cầu lồi: A. Có tâm mặt cầu nằm phía sau mặt phản xạ. B. Có tâm mặt cầu nằm phía trước mặt phản xạ. C. Vật sáng qua gương luôn cho ảnh ảo. D. Chùm sáng phân kì chiếu đến gương, chùm sáng phản xạ từ gương cũng sẽ phân kì. Câu 18. Gương cầu lồi là: A. Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi. B. Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm. C. Mặt cầu lồi trong suốt. D. Mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng. Câu 19. Trên hình vẽ, mắt đặt tại M trước gương cầu lồi: Vẽ M' là ảnh do hai tia phản xạ IR và KJ gặp nhau tại đó. Hỏi mắt có thể quan sát được những vật nằm trong vùng nào bằng cách nhìn ảnh của vât trong gương?
  5. A. Vùng ngoài hai tia MI và MK. B. Mọi vật ở trước gương. C. Trước gương giới hạn bởi góc RM'J. D. Vùng trong hai tia MI và MK. ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Ảnh qua gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật Đáp án: D Câu 2: Mặt phản xạ của gương cầu lồi là mặt ngoài của chỏm cầu Đáp án: B Câu 3: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật Đáp án: A Câu 4: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn so với gương phẳng có cùng kích thước Đáp án: B Câu 5: Mặc dù vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước nhưng ảnh của gương cầu lồi tạo ra không có kích thước bằng vật thật do đó nếu dùng gương cầu lồi để soi gương ta sẽ không nhìn đánh giá chính xác được gương mặt của người soi Đáp án: B Câu 6: Câu A sai vì gương phẳng cũng cho ảnh rất rõ nét. Câu B cũng sai vì các gương cầu lồi cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. Câu C sai và gương cầu lồi không cho ảnh thật. Mục đích của việc treo gương cầu lồi là để cho ảnh nhỏ hơn và để tăng bề rộng vùng nhìn thấy so với gương phẳng để người lái xe có thể quan sát được mặt đường ở các khúc cua một vùng rộng phía trước và sau lung mình mà nếu nhìn trực tiếp sẽ không thấy. Đáp án: D Câu 7: Gương cầu lồi luôn luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. khi dịch vật lại gần gương thì ảnh trong gương có kích thước lớn hơn, dịch vật ra càng xa gương thì ảnh càng nhỏ Đáp án: D Câu 8: Ảnh qua gương cầu lồi bao giờ cũng là ảnh ảo Đáp án: A Câu 9: Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có lợi hơn là dùng gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
  6. Đáp án: C Câu 10: Đặt hai cây bút chì giống nhau trước một cái gương phẳng và một cái gương cầu lồi sao cho khoảng cách từ vật đến gương bằng nhau. Khi đó, ảnh của gương phẳng lớn hơn ảnh của gương cầu lồi Đáp án: B Câu 11: Chọn C. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật do đó câu A, B, D sai Đáp án: C Câu 12: Ảnh của một vật qua gương cầu lồi và gương phẳng có cùng điểm chung là đều không hứng được trên màn Đáp án: B Câu 13: Đối với gương cầu lồi vật sáng AB luôn luôn có ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. Cả A, B, C đều sai Đáp án: D Câu 14: Đối với gương cầu lồi vật sáng AB luôn luôn có ảnh ảo. Câu C sai Đáp án: C Câu 15: Ảnh của một vật thật được tạo nên bởi một gương cầu lồi bao giờ cũng: Là ảnh ảo Cùng chiều với vật Nhỏ hơn vật