Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 4 (Có đáp án)

docx 3 trang hatrang 24/08/2022 8420
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chu_de_4_co_dap_an.docx

Nội dung text: Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 4 (Có đáp án)

  1. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4 Câu 1 Khi bác bảo vệ đánh trống và tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp, âm thanh ấy được tạo ra bởi sự dao động của A. dùi trống. B. mặt trống. C. các chân đỡ của trống. D. tay của bác bảo vệ. Câu 2 Môi trường nào sau đây không truyền âm? A. Gỗ. B. Nước. C. Thép. D. Chân không. Câu 3 Trong không khí, sóng âm lan truyền dưới hình thức nào? A. Các phần tử không khí bị nén theo hướng truyền âm. B. Các phần tử không khí bị kéo dãn theo hướng truyền âm. C. Các phần tử không khí dao động tới lui theo hướng truyền âm. D. Các phần tử không khí chuyển động thẳng theo hướng truyền âm. Câu 4 Trong thí nghiệm tạo âm trầm, bổng bằng thước, phần tự do của thước dao động càng nhanh thì âm phát ra có? A. tần số càng lớn. B. tần số càng nhỏ. C. biên độ càng lớn. D. biên độ càng nhỏ. Câu 5 Hai sóng âm 1 và 2 được hiển thị trên màn hình dao động kí. Tỉ lệ trên các ô vuông là như nhau. Chọn kết luận đúng. A. Sóng âm 1 có tần số lớn hơn sóng âm 2. B. Sóng âm 1 có tần số nhỏ hơn sóng âm 2. C. Sóng âm 1 có biên độ lớn hơn sóng âm 2. D. Sóng âm 1 có biên độ và tần số lớn hơn sóng âm 2. Câu 6 Vật nào sau đây phản xạ âm kém nhất? A. Tường bê tông. B. Sàn đá hoa cương. C. Cửa kính. D. Tấm xốp bọt biển. Câu 7 Một người hét to trước một vách đá và nghe được tiếng hét của mình vọng lại sau 1,2 s. Người đó đứng cách vách đá bao xa? Biết rằng tốc độ truyền âm trong không khí là 343 m/s. A. 411,6 m B. 205,8 m C. 200 m D. 400 m Câu 8 Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra? A. Biên độ dao động B. Tần số âm C. Tốc độ truyền âm D. Môi trường truyền âm Câu 9 Một âm thoa thực hiện 480 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số là bao nhiêu?
  2. A. 28800 Hz B. 8 Hz C. 480 Hz D. 80 Hz Câu 10 Để chống ô nhiễm tiếng ồn, mỗi hành động dưới đây là đúng hay sai? (Đánh dấu X vào những ô đúng hoặc sai ứng với các hành động) Hành động Đúng Sai Đi nhẹ, nói khẽ nơi hành lang trường học, bệnh viện, công sở X Bấm còi khi chạy xe qua giao lộ X Bật loa vừa đủ nghe khi xem ti vi X Xây hàng rào cho nhà ở, trường học X Mở hết các cửa sổ X Ốp đá cứng cho tường nhà, trần nhà X Làm tường cách âm X Câu 11 Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là A. 1/5 giây B. 1/10 giây C. 1/15 giây D. 1/20 giây Câu 12 Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s? A. 1500 m B. 750 m C. 25 m D. 3000 m Câu 13 Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất? A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động. C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động. D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động. Câu 14 Chim ruồi, loài chim bé nhỏ bay không ngừng nghỉ, có tần số vỗ cánh khoảng 75 lần mỗi giây. Trong khi đó, khi bay, loài muỗi vỗ cánh khoảng 6 000 lần trong 10 giây. a) a, Xác định tần số vỗ cánh của chim ruồi và muỗi. b, Âm phát ra khi vỗ cánh của con vật nào nghe bổng hơn? a, Tần số vỗ cánh của chim ruồi: 75 Hz; của muỗi: 6 000/10 = 600 Hz. b, Âm phát ra khi muỗi vỗ cánh nghe bổng hơn (vì tần số lớn hơn). Câu 15 Giải thích vì sao
  3. a, Trong phòng thu âm, phòng karaoke, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung? b, Khi đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm, chúng ta có thể nghe rõ hơn? a, Tường sần sùi, nhiều góc cạnh và rèm nhung hấp thụ âm, làm giảm các âm phản xạ không mong muốn. b, Tai hướng về phía nguồn âm và bàn tay khum vào trong, đặt sát tai nhằm hướng các âm phản xạ bởi bàn tay vào trong tai, giúp nghe rõ. Câu 16 Tại sao khi biểu diễn đàn bầu, người nghệ sĩ thường dùng tay uốn cần đàn? Đàn bầu chỉ có 1 dây. Một đầu của dây đàn cố định, còn đầu kia gắn với cần đàn (có thể uốn được dễ dàng). Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng tay uốn cần đàn để thay đổi độ căng của dây đàn. Nhờ đó, tần số dao động của dây đàn thay đổi, âm phát ra sẽ khác nhau.