Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 25: Hô hấp tế bào (Có đáp án)

docx 3 trang hatrang 8621
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 25: Hô hấp tế bào (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_25_ho_hap_te_bao_co.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 25: Hô hấp tế bào (Có đáp án)

  1. BÀI 25: HÔ HẤP TẾ BÀO Câu 1 : Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng A. 25oC - 30oC B. 30 oC - 35oC C. 20oC - 25oC D. 35oC - 40oC Câu 2 : Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp với hàm lượng nước của cơ thể: A. Tỉ lệ thuận B. Tỉ lệ nghịch C. Tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch tùy giai đoạn D. Cả ba đều sai. Câu 3 : Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không đúng? A. Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể C. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp. D. Cung cấp năng lượng cho quá trình hô hấp. Câu 4 : Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước với quá trình hô hấp. Phát biểu nào sau đây sai? 1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp. 2. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hoá học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp. 3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh. 4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp. A. 1,2 B. 4 C. 3,4 D. 3 Câu 5 : Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm (1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. (2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng. (3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. (4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm. Số nhận định đúng là: A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 6 : Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây? A. Làm giảm nhiệt độ B. Làm tăng khí O2; giảm CO2 C. Làm giảm độ ẩm D. Tiêu hao chất hữu cơ Câu 7 : Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp:
  2. A. Vẫn hoạt động bình thường B. Giảm đến mức tối thiểu C. Tăng đến mức tối đa. D. Không còn hoạt động được. Câu 8 : Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là: A. Nơi cất giữ phải có nhiệt độ cao vừa phải B. Nơi cất giữ phải cao ráo C. Phải để chỗ kín để không ai thấy D. Giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu. Câu 9 : Bà con nông dân thường có kinh nghiệm bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm bằng cách : A. Phơi khô rồi cất vào thùng kín B. Phơi khô rồi cất vào bao tải C. Phơi khô rồi cho vào tủ lạnh D. Phơi khô rồi treo ở giàn bếp Câu 10 : Các loại quả: cam, xoài, nho, lê bảo quản bằng biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao? A. Biện pháp bảo quản khô, điều kiện nồng độ CO2 cao B. Biện pháp bảo quản lạnh và điều kiện nồng độ CO2 cao C. Biện pháp bảo quản khô và bảo quản lạnh D. Cả ba biện pháp: khô, lạnh, nồng độ CO2 cao Câu 11 : Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống? (1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín. (2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh. (3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoáng. (4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao. A. (1), (2) B. (1), (3), (4) C. (2), (3) D. (1), (2), (3), (4) Câu 12 : Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở A. Ti thể B. Ribôxôm C. Bộ máy Gôngi D. Không bào Câu 13 : Thế nào là hô hấp A. Là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ chất đơn giản B. Là một mặt của quá trình trao đổi chất C. Là quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào D. Cả A,B,C đều đúng Câu 14 : Tại sao nói quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong tế bào có mối quan hệ mật thiết với nhau?
  3. Trong các phản ứng chuyển hoá của tế bào, sản phẩm của quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải; ngược lại, quá trình phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp. Câu 15 : Để bảo quản nhiều loại rau, củ, quả được lâu, chúng ta không nên rửa chúng trước khi cho vào tủ lạnh. Hãy giải thích tại sao. Việc rửa rau, củ, quả trước khi cho vào tủ lạnh sẽ làm tăng độ ẩm dẫn đến kích thích quá trình hô hấp làm chúng bị hư hỏng nhanh hơn, đồng thời, độ ẩm tăng sẽ kích thích sự phát triển của nấm mốc gây hại. Chỉ nên rửa rau, củ, quả trước khi ăn. Câu 16 : Tại sao chúng ta không nên vận động quá mức khi đang đeo khẩu trang? Khi vận động mạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng nên sẽ tăng tốc độ hô hấp tế bào, vì vậy lượng oxygen cần lấy vào sẽ nhiều hơn mức bình thường. Việc đeo khẩu trang, đặc biệt là loại khẩu trang dày, không thoáng khí sẽ hạn chế quá trình trao đổi khí nên sẽ gây khó thở, mệt mỏi, mồ hôi ra nhiều còn gây cảm giác khó chịu.