Câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 24/08/2022 6201
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chu_de_10_sinh_sa.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10: SINH SẢN Ở SINH VẬT I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT. 1. Sinh sản vô tính là A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt. B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật. C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia. 2. Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây? A. Lá. B. Rễ. C. Thân củ. D. Hạt giống. 3. Bộ phận được khoanh tròn trên củ khoai tây trong hình bên được gọi là gì? A. Rễ cây con. B. Chồi mầm. C. Chồi hoa. D. Bao phấn. 4. Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây? A. Con người. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn. 5. Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống. 6. Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là A. sự thụ tinh. B. sự thụ phấn. C. tái sản xuất. D. hình thành hạt. 7. Hoa lưỡng tính là A. hoa có đài, tràng và nhuỵ hoa. B. hoa có đài, tràng và nhị hoa. C. hoa có nhị và nhuỵ hoa. D. hoa có đài và tràng hoa. 8. Hãy kể tên những thành tựu đạt được từ nuôi cấy mô ở thực vật. Đáp án: Nhân giống bằng nuôi cấy mô/ tế bào một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa đồng tiền, chuối, dâu tây, hay các loài cây dược liệu như: lan kim tuyến, lan thạch hộc tía, ba kích tím, hà thủ ô đỏ, đỗ trọng, đẳng sâm. Kết quả của nuôi cấy mô: Cây có kích thước đồng đều, phát triển ổn định, ít sâu, bệnh và đặc biệt là giá thành rất hợp lí khi bán cho các doanh nghiệp hoặc hộ nông dân. 9. Kể tên hai cây bất kì tương ứng với từng hình thức sinh sản hoặc là ví dụ của ứng dụng trong thực tiễn. a) Sinh sản vô tính. b) Nhân giống sinh dưỡng từ thân cây. c) Ghép cành. d) Sinh sản hữu tính.
  2. e) Phát tán của hạt nhờ gió. Đáp án: a) san hô, nấm. b) cây dâu tây, cây bạc hà. c) cây chanh, cây đào. d) cây bầu, cây dưa chuột. e) hạt hoa sữa, hạt bồ công anh. 10. Nhóm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là A. gió, nước, hormone. B. gió, nước, thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm. C. gió, nước, thức ăn, hormone. D. thức ăn, nhiệt độ, con người. 11. Kể tên những yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ phấn ở thực vật. Đáp án: Nhiệt độ, độ ẩm, gió. 12. Kể tên những yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ tinh ở động vật. Đáp án: Nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn. 13. Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào tham gia quá trình điều hoà sinh sản? A. Nhiệt độ. B. Thức ăn. C. Gió. D. Hormone. 14. Biện pháp nào dưới đây giúp điều khiển thụ tinh ở động vật đạt hiệu quả nhất? A. Sử dụng hormone. B. Thay đổi các yếu tố môi trường. C. Thụ tinh nhân tạo. D. Sử dụng chất kích thích tổng hợp. 15. Ý nào dưới đây không đúng về bản chất của điều khiển sinh sản ở động vật? A. Điều khiển tuổi thọ. B. Điều khiển giới tính. C. Điều khiển thời điểm sinh sản. D. Điểu khiển số con. II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU. 1. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. B. duy trì sự phát triển của sinh vật. C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại. 2. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây. B. chỉ từ rễ của cây. C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây. 3. Sự thụ phấn là quá trình A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhuỵ. B. chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhuỵ. C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhuỵ. D. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãn. 4. Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa? A. Đài hoa. B. Tràng hoa. C. Nụ hoa. D. Bầu nhuỵ. 5. Hãy chỉ ra một điểm khác biệt giữa hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Đáp án: - Hoa đơn tính là hoa chỉ có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. - Hoa lưỡng tính có các bộ phận sinh sản (đực và cái) trên cùng một hoa.
  3. 6. Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa sinh sản hữu tính của chim bồ câu và thỏ. Đáp án: Sinh sản ở chim bồ câu Sinh sản ở thỏ Đẻ trứng Đẻ con 7. Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn dinh dưỡng dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên? A. Nhiệt độ. B. Mùa sinh sản. C. Thức ăn. D. Hormone. 8. Hãy nêu hai đặc điểm chỉ sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Đáp án: Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính - Có duy nhất một cá thể ban đầu tham - Có một hoặc hai cá thể với giới tính gia sinh sản. khác nhau - Không có sự kết hợp giữa giao tử đực tham gia sinh sản (đơn tính hoặc lưỡng và giao tử cái. tính). - Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG 1. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều. C. để tránh sâu, bệnh gây hại. D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. 2. Cho các cây sau: mía, lúa, khoai tây, hoa hồng. Dựa vào đặc điểm sinh sản, hãy chỉ ra cây nào có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại. Giải thích. Đáp án: Cây lúa có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại. Giải thích: Mía, khoai tây, hoa hồng có thể trồng bằng cách giâm đoạn cành xuống đất vì mỗi đoạn thân đều có chồi mầm phát triển. Cây lúa có thân thảo, đoạn thân không có chồi mầm, sinh sản phụ thuộc vào sự thụ phấn của hoa, do đó cần tạo hạt và cất giống để trồng lần sau. 3. Quả được tạo thành trong sinh sản hữu tính ở thực vật. Có hai loại quả là quả thịt và quả khô. Quả thịt khi chín có vỏ quả mềm, chứa nhiều thịt quả. Vỏ quả khô khi chín có thể nẻ ra (gọi là quả khô nẻ) hoặc không nẻ (gọi là quả khô không nẻ). Ví dụ: quả đỗ đen, đỗ xanh thuộc nhóm quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tách ra để hạt tung ra ngoài. Dựa vào đoạn thông tin trên, hãy giải thích vì sao trong thực tế người trồng đỗ đen, đỗ xanh thường phải thu hoạch trước khi quả chín? Đáp án: Vì quả đỗ đen, đỗ xanh thuộc dạng quả khô nẻ, khi quả chín vỏ quả tự nẻ nên hạt sẽ rơi ra ngoài, nếu không thu hoạch trước khi quả chín thì sẽ không thu được hạt. 4. Giải thích ý nghĩa của sự thụ phấn nhờ con người ở thực vật và sự thụ tinh nhân tạo ở động vật.
  4. Đáp án: - Ở thực vật, con người tham gia thụ phấn cho cây nhằm đảm bảo hiệu quả quá trình thụ phấn, sản phẩm quá trình thụ phấn đạt tỉ lệ cho hạt/ quả cao. - Ở động vật, con người sử dụng hormone sinh sản tiêm cho động vật nhằm đảm bảo sản phẩm thụ tinh thu được có tỉ lệ cao. IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO 1. Trong thực tiễn, nuôi cấy mô ở động vật được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Lấy ví dụ. Đáp án: Trong thực tiễn, nuôi cấy mô ở động vật được ứng dụng trong lĩnh vực y học nhằm thực hiện các nghiên cứu tế bào ung thư hoặc nuôi cấy một số cơ quan (như da) trong điều trị bỏng, 2. Trong thực tiễn, nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành có ưu điểm gì so với việc trồng cây từ hạt? Đáp án: Ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành/ chiết cành: - Giữ nguyên được tính trạng tốt mà người trồng mong muốn từ cây ban đầu. - Trong thời gian ngắn có thể thu hoạch được sản phẩm theo ý muốn (rút ngắn giai đoạn từ hạt nảy mầm thành chồi và phát triển cho cây con). - Nhân nhanh số lượng với quy mô lớn hoặc số lượng theo ý muốn. 3. Trong trồng cây ăn quả, con người đã sử dụng biện pháp nào để có được tỉ lệ đậu quả tốt nhất? Đáp án: Thụ phấn nhân tạo cho hoa. 4. Trong thực tiễn, con người đã vận dụng sinh sản hữu tính như thế nào để điều khiển sinh sản đàn vật nuôi theo ý muốn? Lấy ví dụ. Đáp án: Điều khiển số con sinh ra hay điều khiển giới tính. Ví dụ: Con người chủ động sản xuất giống cá hồi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. HẾT