Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 7 - Năm học 2020-2021

doc 4 trang hatrang 25/08/2022 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_vat_li_7_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 7 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1-NĂM HỌC: 2020-2021 MÔN VẬT LÍ 7 Câu 1. Vật không phải nguồn sáng là: A. ngọn nến đang cháy. B. vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. C. Mặt trời. D. đèn ống đang sáng. Câu 2. Khi nào ta nhìn thấy một vật: A. Khi vật được chiếu sáng. B. Khi vật phát ra ánh sáng. C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật. Câu 3. Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà A. Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. B. Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. C. Các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng. D. Các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau. Câu 4. Khi có hiện tượng nguyệt thực xảy ra, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng là: A. Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất. B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng. C. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng. D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời Câu 5. Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm: A. Dây đàn dao động. B. Mặt trống dao động. C. Chiếc sáo đang để trên bàn. D. Âm thoa dao động. Câu 6. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào A. độ căng của mặt trống. B. kích thước của dùi trống. C. kích thước của mặt trống. D. biên độ dao động của mặt trống. Câu 7. Khi biên độ dao động càng lớn thì: A. Âm phát ra càng to. B. Âm phát ra càng nhỏ. C. Âm phát ra càng trầm. D. Âm phát ra càng bổng. Câu 8. Tần số là gì? A. Tần số là số dao động trong một giờ. B. Tần số là số dao động trong một giây. C. Tần số là số dao động trong một phút. D. Số dao động trong một thời gian nhất định. Câu 9 : Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa : A. 1700m B. 170m C. 340m D.1360m Câu 10 Vật nào phát ra âm cao nhất ? A. Dây đàn trong 1 giây thực hiện được 200 dao động. B. Con lắc trong 1 phút thực hiện được 3000 dao động. C. Mặt trăng trong 5 giây thực hiện được 500 dao động. D. Dây cao su trong 20 giây thực hiện được 1200 dao động. Câu 11 : Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Khi tia tới hợp với tia phản xạ một góc 900 thì góc tới là A. 900 B. 600 C. 450 D. 300 Câu 12 : Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì : A.Bông hoa có màu đỏ. B.Bông hoa là vật sáng. C. Bông hoa là nguồn sáng. D.Có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền đến mắt ta Câu 13: Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm? A. Người ca sĩ phát ra âm B. Từ núm điều chỉnh âm thanh của chiếc ti vi C. Màn hình tivi dao động phát ra âm D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm Câu 14: Cách làm nào sau đây có thể kiểm tra xem âm thoa có dao động không? A. Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không thấy âm phát ra nữa B. Đặt con lắc bấc sát 1 nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm C. Dùng 1 tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát âm, ta chạm một nhánh của âm thoa vào gần mép tờ giấy thì thấy nước bắn tóe tờ giấy D. Cả 3 cách trên. Câu15: Chọn câu trả lời đúng Khi bạn Tín nói thầm và tai bạn Na, bộ phận nào dao động phát ra âm? A. Màng nhĩ của bạn Na B. Khí quản của bạn Tín C. Lớp không khí giữa hai bạn D. Dây âm thanh của bạn Tín Câu 16: Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm? A. Mặt bàn dao động phát ra âm B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm
  2. C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm. Câu 17: Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm? A. Tay bấm dây đàn. B. Tay gảy dây đàn C. Hộp đàn. D. Dây đàn. Câu 18: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm? A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiên chúng dao động gây ra tiếng sấm D. Cả ba lí do trên Câu 19: Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen có tác dụng gì là chủ yếu? A. Để tạo kiểu dáng cho đàn. B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra. C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn. D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết. Câu 20: Chọn câu trả lời đúng Nguồn âm là gì? A. Là những vật làm cho vật khác phát ra âm thanh B. Là những vật phát ra âm thanh C. Là những âm thanh phát ra từ âm thoa D. Cả 3 câu trên đều đúng Câu 21: Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm thanh khi nào? A. Khi kéo căng vật B. Khi uốn cong vật C. Khi nén vật D. Khi làm vật dao động Câu 22: Em hãy chọn câu sai: A. Nguồn âm là vật phát ra âm B. Dao động là sự dung động qua lại vị trí cân bằng C. Mọi vật dao động đều phát ra âm D. Khi phát ra âm các vật đều dao động Câu 23: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào phát ra âm đó? A. Tay bác bảo vệ gõ trống B. Dùi trống C. Mặt trống D. Không khí xung quanh trông Câu 24: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật B. Khi uốn cong vật C. Khi nén vật D. Khi làm vật dao động Câu 25: Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dảv đàn, ta có thể kết luận nào sau đây? A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn. B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát r2 có tần số càng nhỏ. C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to. D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ. Câu 26: Có 4 li nước (dạng li cao) giống nhau, được đổ nước vào với các mực nước khác nhau. Dùng thìa gõ vào thành li, ta nghe thấy âm thanh khác nhau phát ra A. Li có mức nước càng cao âm thanh phát ra càng to B. Li có mức nước càng thấp phát ra âm thanh càng to C. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng cao D. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng trầm Câu27: Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ : A. 20Hz đến 20000Hz B. Dưới 20Hz C. Lớn hơn 20000Hz D. 200Hz đến 20000Hz Câu28: Tần số là: A. Các công việc thực hiện trong 1 giây B. Quãng đường dịch chuyển trong 1 giây C. Số dao động trong 1 giây D. Thời gian thực hiện 1 dao động Câu 29: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm? A. Khi âm phát ra với tần số cao. B. Khi âm phát ra với tần số thấp. C. Khi âm nghe to. D. Khi âm nghe nhỏ. Câu 30: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? A. Vật có tần số dao động 50Hz dao động nhanh hơn B. Vật có tần số dao động 70Hz dao động nhanh hơn C. 2 vật dao động bằng nhau D. Chưa đủ điều kiện để kết luận
  3. TỰ LUẬN: Câu 1 Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ? - Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: +Ảnh ảo không hứng được trên màng chắn. + Ảnh lớn bằng vật. + Khoảng cách từ một điểm đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đi đến gương. Câu 2 Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường của căn phòng lớn để nghe được tiếng vang của tiếng mình nói ? Quãng đường âm truyển đi được : s=v.t= 340 . 1 = 22.66m 15 Khoảng cách từ người đến bức tường : d= s = 22,66 = 11.33m 2 2 Câu 3 Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB (Hình 1) và vật sáng A B AOB (Hình 2). B O A Hình 1 Hình 2 Câu 4: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Câu 5: Thế nào là bóng tối? Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Câu6 Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì? - Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. Câu 7: (1,0 đ) Hãy tính độ sâu của đáy biển tại một nơi kể từ lúc tàu phát ra siêu âm đến khi nhận được siêu âm phản xạ ngược trở lại từ đáy biển sau thời gian là 1,6 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước biển là 1500m/s. - Quãng đường của siêu âm trong nước truyền đi và về: s = v.t = 1500 . 1,6 = 2400 (m) - Độ sâu của đáy biển là:
  4. s 2400 s’ = 1200 (m) 2 2 Câu 10Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng Định luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc t So sánh sự giống và khác nhau trong đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi? Ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có những đặc điểm: + Giống nhau: Đều là ảnh ảo, giống vật + Khác nhau: Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng vật; Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. Câu 11 a) So sánh vận tốc truyền âm trong không khí với chất rắn và chất lỏng Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. b) Tại sao khi côn trùng bay thường tạo ra tiếng vo ve? Côn trùng khi bay phát ra những âm thanh vo ve là do khi bay côn trùng vẫy những chiếc cánh nhỏ, mỏng rất nhanh (khoảng mấy trăm lần trong một giây). Những chiếc cánh nhỏ này là những vật dao động nên sẽ sinh ra những âm thanh có độ cao nhất định