Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm học 2022-2023 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

docx 2 trang Phương Ly 05/07/2023 8401
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm học 2022-2023 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_nam_hoc_2022_2023_mon_khoa_hoc_tu.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm học 2022-2023 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1: Nhận định về những gì có thể xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ đã biết trước đó gọi là kỹ năng gì? A. Kỹ năng dự báo B. Kỹ năng viết báo cáo C. Kỹ năng thuyết trình D. Kỹ năng liên kết Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng tự nhiên thông thường trên trái đất? A. Hạn hán. B. Mưa dông kèm theo sấm sét. C. Công nhân đốt rác. D. Lũ lụt. Câu 3: Phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên gồm các nội dung: 1. Đưa ra các dự đoán khoa học để giải quyết các vấn đề. 2. Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán. 3. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu. 4. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán. 5. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu. Thứ tự đúng của phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên là: A. 1 - 2 -3 - 4 - 5. B. 5 - 1 - 4 - 2 - 3. C. 1 - 3 - 5 - 2 - 4. D. 5 - 4 -3 - 2 -1. Câu 4: Trong các đồng hồ sau, đồng hồ nào là đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng cổng quang? A. Đồng hồ nước. B. Đồng hồ đo thời gian hiện số. C. Đồng hồ cát. D. Đồng hồ điện tử. Câu 5: Sau khi đã thu thập mẫu vật, các nhà khoa học lựa chọn, sắp xếp các mẫu vật giống nhau vào một nhóm gọi là kĩ năng gì? A. Kĩ năng liên kết B. Kĩ năng đo C. Kĩ năng phân loại D. Kĩ năng quan sát Câu 6: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ có loại hạt nào? A. Electron. B. Proton. C. Nơtron. D. Hạt nhân Câu 7: Khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào? A. gam B. kilôgam C. amu D. cả 3 đơn vị trên Câu 8: Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào? A. Na. B. N. C. Al. D. O. Câu 9: Hợp chất là chất tạo nên từ: A. một chất. B. hai nguyên tố hoá học trở lên. C. hai nguyên tử trở lên. D. một phân tử. Câu 10: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?
  2. A. Hình dạng của phân tử. B. Kích thước của phân tử. C. Số lượng nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại. Câu 11: Khối lượng phân tử của hợp chất gồm 2.H, S, 4.O là: A. 68. B. 78. C. 88. D. 98. Câu 12: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc: A. chiều nguyên tử khối tăng dần. B. chiều điện tích hạt nhân tăng dần. C. tính kim loại tăng dần. D. tính phi kim tăng dần. Câu 13: Số thứ tự chu kỳ trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết A. số electron lớp ngoài cùng. B. số thứ tự của nguyên tố. C. số hiệu nguyên tử. D. số lớp electron. Câu 14: Nhóm nào sau đây toàn các nguyên tố kim loại? A. Fe, Al, Cu, Zn. B. Ca, N, Mg, Al. C. Al, Zn, C, Ca. D. Be, Fe, Ca, O. Câu 15: Đơn chất là: A. kim loại có trong tự nhiên. B. phi kim do con người tạo ra. C. những chất luôn có tên gọi trùng với tên nguyên tố hóa học. D. chất tạo ra từ một nguyên tố hóa học. Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất các các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng. B. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có cùng số lớp electron. C. Các nguyên tố khí hiếm đều rất khó hoặc không kết hợp với nguyên tố khác thành hợp chất. D. Hợp chất tạo bởi các nguyên tố khí hiếm đều ở thể khí II. Phần tự luận: (6 điểm) Câu 17. (2 điểm): a) Nguyên tố hoá học là gì? b) Gọi tên các nguyên tố có kí hiệu hoá học sau: O, N, K, Ca, S, Fe. Câu 18. (2,0 điểm): Hóa trị là gì? Hãy cho biết hóa trị của những nguyên tố hóa học sau: Hydrogen, Oxygen, Carbon, Aluminium. Câu 19. (1 điểm): Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của A. Câu 20. (1,0 điểm): Quan sát hình bên, hãy xác định khối lượng nguyên tử của nguyên tố X và cho biết tên nguyên tố X. Cho biết khối lượng phân tử của hợp chất là 84 amu.