Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì 1 năm học 2020-2021 môn Hóa học Lớp 11 cơ bản - Mã đề 202 - Trường THPT Phú Hữu (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì 1 năm học 2020-2021 môn Hóa học Lớp 11 cơ bản - Mã đề 202 - Trường THPT Phú Hữu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_trac_nghiem_kiem_tra_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_2021_mon_hoa_h.doc
Nội dung text: Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì 1 năm học 2020-2021 môn Hóa học Lớp 11 cơ bản - Mã đề 202 - Trường THPT Phú Hữu (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT HẬU GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT PHÚ HỮU NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN HÓA HỌC – Khối 11CB Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 202 Câu 1: Khái niệm nào sau đây đúng khi nói về hợp chất hữu cơ A. là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua ). B. là hợp chất của cacbon và hiđro. C. là hợp chất của cacbon với hiđro và oxi. D. là hợp chất của cacbon. Câu 2: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là (Cho: Al = 27; Cu = 64; Ag = 108; H = 1; N = 14; O = 16) A. 98,20. B. 91,00. C. 98,75. D. 97,20. Câu 3: Cacbon tác dụng với H2SO4 đặc giải phóng 13,44 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng C đã phản ứng là (Cho: C = 12; S = 32; H = 1; O = 16) A. 2,4 gam. B. 7,2 gam. C. 1,8 gam. D. 3,6 gam. Câu 4: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là A. 0,3. B. 0,1. C. 0,2. D. 0,4. Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch Z. Gía trị pH của dung dịch Z là: A. 7. B. 2. C. 6. D. 1. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X chỉ thu được khí cacbonic và nước. Thành phần nguyên tố của X là A. C, H, O, N. B. C, H và có thể có O. C. C, H. D. C, H, O. Câu 7: Để điều chế HNO3 từ NH3 phải qua mấy giai đoạn A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ? A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử. Trang 1/4- Mã Đề 202
- Câu 9: Cho 30 lít khí nitơ tác dụng với 30 lít H2 trong điều kiện thích hợp và tạo ra một thể tích NH3 là (các thể tích đo ở cùng điều kiện và hiệu suất phản ứng đạt 30%) A. 60 lít. B. 6 lít. C. 18 lít. D. 20 lít. Câu 10: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, người ta thu được hỗn hợp khí nào sau đây ? A. CO và H2. B. CO2 và H2. C. N2 và H2. D. CO và N2. Câu 11: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, PbO và Al2O3 nung nóng thu được hỗn hợp rắn A gồm: A. Al, Pb, Mg và CuO. B. Cu, Al, MgO và Pb. C. Pb, Cu, Al và Al. D. Cu, Pb, MgO và Al2O3. Câu 12: Phương trình điện li nào sau đây không đúng? + 2+ A. CH3COOH CH3COO + H . B. Ba(OH)2 Ba + 2OH . + 2 2+ C. Na2SO4 2Na + SO 4 . D. Mg(OH)2 Mg + 2OH . Câu 13: Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là A. 1,0M. B. 2,0M. C. 3,0M. D. 2,5M. Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, nito tinh khiết được điều chế từ: A. Không khí. B. NH3 và O2. C. NH4NO2. D. Zn và HNO3. Câu 15: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu: A. H2CO3, H2S, CH3COOH. B. H2S, CH3COOH, Ba(OH)2. C. H2CO3, H2SO3, Al2(SO4)3. D. H2S, H2SO3, H2SO4. Câu 16: Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau: Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh A. tính tan nhiều trong nước của NH3. B. tính bazơ của NH3. C. tính tan nhiều trong nước và tính bazơ của NH3. D. tính khử của NH3. Câu 17: Thủy tinh lỏng là A. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3. B. dung dịch bão hòa của H2SiO3. C. silic đioxit nóng chảy. D. thạch anh nóng chảy. Câu 18: Để trung hòa dung dịch hỗn hợp X chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần V lít dung dịch hỗn hợp Y chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M. Giá trị của V là? A. 1,0. B. 2,0. C. 3,0. D. 4,0. Câu 19: Dung dịch HCl 0,01M có pH là A. 2. B. 1. C. 4 D. 3. Câu 20: Tìm các tính chất của photpho trắng trong các tính chất sau đây: (a) Có cấu trúc polime. (b) Mềm, dễ nóng chảy. (c) Có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. (d) Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. (e) Bền trong không khí ở nhiệt độ thường. (f) Phát quang màu lục nhạt trong bóng tối. Trang 2/4- Mã Đề 202
- A. (b), (c), (d), (e). B. (b), (c), (d), f). C. (a), (b), (e), (f). D. (a), (e), (f). Câu 21: Những ion sau đây cùng có mặt trong một dung dịch là: + - + 3+ 2+ 2- - + A. H , Cl , Na , Al . B. Mg , SO4 , Cl , Ag . C. OH-, Na+, Ba2+, Fe3+. D. S2-, Fe2+, Cu2+, Cl-. Câu 22: Cần thêm bao nhiêu lít nước vào 10 lít dung dịch HCl có pH= 3 để được dung dịch HCl có pH=4 ? A. 100 lít. B. 9 lít. C. 10 lít. D. 90 lít. Câu 23: Để phân biệt 3 lọ HCl, H3PO4, HNO3 người ta dùng A. AgNO3. B. Quỳ tím. C. Phênoltalêin. D. BaCl2. Câu 24: Tả lót trẻ em sau khi giặt sạch vẫn lưu giữ một lượng amoniac. Để tả lót được hoàn toàn sạch sẽ thì trong nước xả cuối cùng ta nên cho vào nước xả A. muối ăn. B. nước gừng tươi. C. phèn chua. D. giấm ăn. Câu 25: Dãy gồm những chất hiđroxit lưỡng tính là A. Ca(OH)2, Pb(OH)2, Zn(OH)2. B. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2. C. Ba(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2. D. Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2. Câu 26: Phân bón hóa học: Đạm, Lân, Kali lần lượt được đánh giá theo chỉ số nào: A. Hàm lượng % khối lượng: N, P2O5, K2O. B. Hàm lượng % khối lượng N, P, K. C. Hàm lượng % khối lượng: N2O5, P2O5, K2O. D. Hàm lượng % số mol: N, P2O5, K2O. Câu 27: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng với nhau? A. CuCl2, AgNO3. B. KOH, CaCO3. C. K2SO4, Ba(NO3)2 D. HCl, Fe(OH)3. Câu 28: Số liên kết xích-ma (sigma: Ϭ) trong phân tử C4H10 là: A. 9. B. 14. C. 11. D. 13. Câu 29: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi? A. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3. C. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. D. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3. Câu 30: Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới dạng Ca3(PO4)2. Muốn nước xương sau khi hầm giàu canxi và photpho ta A. cho thêm vào nước ninh xương một ít vôi tôi. B. cho thêm vào nước ninh xương một ít quả chua (me, ). C. cho vào nước ninh xương một ít muối ăn. D. chỉ ninh xương với nước. Câu 31: Một oxit nitơ có công thức NOx trong đó nitơ chiếm 46,67% về khối lượng. Công thức của oxit nitơ đó là A. N2O3. B. NO2. C. N2O5. D. NO. Câu 32: Một chất hữu cơ X có thành phần khối lương các nguyên tố là: 54,5% C; 9,1% H; 36,4% O. Biết X có khối lượng phân tử là 88 đvC. Công thức phân tử củaX là: (Cho: C = 12; H = 1; O = 16) A. C4H8O2. B. C5H12O. C. C2H4O2. D. C3H4O3. Câu 33: Những chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau? A. H-COO-CH3 và CH3-COOH B. CH4 và CCl4 C. CH4 và C2H4 D. CH3OH và CH3CH2OH Trang 3/4- Mã Đề 202
- Câu 34: Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol); Al3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl- 2 (x mol); SO4 (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là: (Cho: Fe = 56; Al = 27; Cl = 35,5; S = 32; O = 16) A. 0,1 và 0,2. B. 0,2 và 0,3. C. 0,2 và 0,1. D. 0,3 và 0,2. Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng ? Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li xảy ra khi A. Các chất tham gia phải là chất điện li. B. Có phương trình ion thu gọn. C. Có sản phẩm kết tủa, chất khí, chất điện li yếu. D. Có sự giảm nồng độ một số các ion tham gia phản ứng. Câu 36: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng từng muối khan thu được là (Cho: H = 1; O = 16; P = 31; Na = 23) A. 14,2 gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4. B. 15 gam NaH2PO4. C. 49,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na3PO4. D. 50 gam Na3PO4. Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc và bình (2) chứa nước vôi trong dư. Khi kết thúc thí nghiệm thì khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, bình (2) thu được 30 gam kết tủa. Khi hoá hơi 5,2 gam A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam oxi ở cùng điều kiện. Y có công thức phân tử là: (Cho: C = 12; S = 32; H = 1; O = 16; Ca = 40) A. C7H4O. B. C8H8. C. C5H12O. D. C3H4O4. Câu 38: ’’Nước đá khô’’ là A. CO rắn. B. H2O rắn. C. SO2 rắn. D. CO2 rắn. Câu 39: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Cho: C = 12; Ba= 137; H = 1; O = 16; Na = 23) A. 19,700. B. 29,550. C. 14,775. D. 9,850. Câu 40: Silic phản ứng với dãy chất nào sau đây: A. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl. B. HCl, Fe(NO3)2, CH3COOH. C. CuSO4, SiO2, H2SO4. D. F2, Mg, NaOH. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm. Chữ ký CBCT 1: Chữ ký CBCT 2: Trang 4/4- Mã Đề 202