Đề thi thử cuối kì I môn Hóa học Lớp 11 - Đề số 2

doc 2 trang Phương Ly 06/07/2023 5660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử cuối kì I môn Hóa học Lớp 11 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_cuoi_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_11_de_so_2.doc

Nội dung text: Đề thi thử cuối kì I môn Hóa học Lớp 11 - Đề số 2

  1. ĐỀ THI THỬ CUỐI KÌ I ĐỀ SỐ 2 Môn thi: HÓA HỌC 11 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề I.TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Chất nào sau đây không phải là chất điện li? A. NaOHB. Na 2CO3 C. Al(OH)3 D. Al Câu 2. Đốt than trong điều kiện thiếu không khí thường sinh ra khí độc CO. Tên gọi của khí CO là A. Cacbon đioxit. B. Cacbon oxit. C. Cacbonic. D. Cacbonat. Câu 3: Khi làm thí nghiệm với HNO3 loãng thường sinh ra khí NO không màu, hóa nâu trong không khí, độc và gây ô nhiễm môi trường. Tên gọi của NO là A. đinitơ pentaoxit. B. nitơ đioxit. C. đinitơ oxit. D. nitơ monooxit. Câu 4. X là chất khí ở điều kiện thường, không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí. X không duy trì sự cháy và sự hô hấp. Chất X là A. SO2. B. N2. C. O2. D. CO. Câu 5. Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ? A. NaNO3 B. NaOH C. NaHCO3 D. NaCl Câu 6: Cho phản ứng: FeO + HNO 3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tỉ lệ số phân tử HNO 3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng là bao nhiêu? A. 1 : 10. B. 1 : 3. C. 1 : 2. D. 1 : 9. Câu 7: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất: A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4, KH2PO4. C. K3PO4, KOH. D. H3PO4, KH2PO4 Câu 8: Hợp chất X có chứa ba nguyên tố C, H, O với số mol mỗi nguyên tố lần lượt là 0,03; 0,06 và 0,015 mol. Công thức đơn giản nhất của X là A. C3H6O5.B. CH 2O5. C. C2H4O.D. CH 2O. Câu 9: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là A. oxi. B. Cacbon. C. Silic. D. Sắt. Câu 10: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH2=CH-CH2-CH3. B. CH 3-CH=C(CH3)2. C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D.CH 2=CH-CH=CH2. Câu 11: Khi sấy khô, một phần axit silixic mất nước trở thành một vật liệu dạng xốp có khả năng hút ẩm và hấp thụ nhiều chất rất tốt. Chất đó có tên gọi là A. Thạch anh B. Nước đá khô C. Silicdioxit. D. Silicagen 3- Câu 12: Nhận biết ion PO4 dùng thuốc thử AgNO3, vì phản ứng tạo ra A. khí màu nâu. B. tạo ra dung dịch có màu vàng. C. kết tủa có màu vàng. D. khí không màu hoá nâu trong không khí. Câu 13: Trong công nghiệp, photpho được điều chế từ phản ứng nung hỗn hợp nào sau đây? A. quặng photphorit, đá xà vân và than cốc B. quặng photphorit, cát và than cốc C. diêm tiêu, than gỗ và lưu huỳnhD. cát trắng, đá vôi và sođa + 2- Câu 14: Phương trình ion rút gọn: 2H + SiO3 H2SiO3  ứng với phản ứng của chất nào sau đây? A. Axit cacboxylic và canxi silicat.B. Axit cacbonic và natri silicat. C. Axit clohiđric và canxi silicat. D. Axit clohiđric và natri silicat. Câu 15: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3 ,CuO,MgO,Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là A. Al2O3 ,Cu,MgO,Fe . B. Al, Fe, Cu, Mg. C. .A lD.2O 3.,Cu,Mg,Fe Al2O3 ,Fe2O3 ,Cu,MgO Câu 16. Số liên kết  và số liên kết π có trong hợp chất CH3-CH2-CH=O lần lượt là A. 3 và 1 B. 8 và 2 C. 9 và 1 D. 7 và 1 Câu 17. N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây? A. H2. B. O2. C. Li. D. Mg. Câu 18: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH 3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện A. khói màu trắng. B.khói màu tím. C.khói màu nâu. D.khói màu vàng Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phải của H3PO4
  2. A. Điều chế phân lânB. Sản xuất thuốc trừ sâu C. Làm diêm, thuốc nổ D. Dùng trong công nghiệp dược phẩm Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn m gam KHCO3, thu được K2CO3, H2O và 4,48 lít CO2. Giá trị của m là A. 40,0. B. 20,0. C. 33,6. D. 16,8. Câu 21: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách nào sau đây? A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy. B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng. C. Cho K2SiO3 tác dụng với NaHCO3. D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl. Câu 22: Muối nào sau đây không tan trong nước? A. Ca(HPO4). B. (NH4)3PO4. C. Na3PO4. D. Na2HPO4. Câu 23:Người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì A. nước đá khô có khả năng hút ẩm. B. nước đá khô có khả năng thăng hoa. C. nước đá khô có khả năng khử trùng.D. nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng. Câu 24: Loại phân nào sau đây không phải là phân bón hóa học? A. Phân lân.B. Phân kali.C. Phân đạm. D. Phân vi sinh. Câu 25 : Muối nào sau đây có tên gọi là Sođa? A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NH4HCO3. D. (NH4)2CO3. Câu 26: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của A. (NH4)2HPO4 và KNO3. B. NH4H2PO4 và KNO3. C. (NH4)3PO4 và KNO3. D. (NH4)2HPO4 và NaNO3. Câu 27: CO 2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây? A. Đám cháy do xăng, dầu. B. Đám cháy nhà cửa, quần áo. C. Đám cháy do magie hoặc nhôm. D. Đám cháy do khí gas. Câu 28: Phân bón supephotphat đơn có độ dinh dưỡng là 69,62%. Khối lượng P 2O5 mà cây trồng đã được bón từ 150 kg loại phân bón trên là A. 97,89 kg. B. 132,34 kg. C. 104,43 kg. D. 100,08 kg. II.TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29. (1,0 điểm). Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau: Viết phương trình hóa học xảy ra và xác định hai muối X, Y? Câu 30. (1, 0 điểm). a)Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na 2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là b)Các phát biểu sau đúng hay sai? Hãy giải thích. 1) Nitơ không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc. 2) Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac. 3) Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối. 4) Ở điều kiện thường axit photphoric là chất lỏng, trong suốt, không màu. 5) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4. Câu 31 (0,5 điểm). Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào 200,0 ml dung dịch chứa NaNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. Thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch Y, lại thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của ion nitrat và thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp X là ? Câu 32 (0,5 điểm). Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng của dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Giá trị của V là