Đề kiểm tra giữa kì I môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2023-2024

pdf 4 trang Tài Hòa 17/05/2024 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2023_2024.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2023-2024

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN HÓA HỌC LỚP 11 Phần A. TRẮC NGHIỆM: 7,0 điểm Câu 1. Quan sát Hình 1.2 và chọn phát biểu đúng. A. Cả hai đồ thị đều mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. B. Cả hai đồ thị đều không mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. C. Chỉ đồ thị (a) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. D. Chỉ đồ thị (b) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. Câu 2. Trộn 150 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HNO3 0,1M với 150 ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được 300 ml dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 1,2. B. 12,8. C. 13,0. D. 1,0. Câu 3: Cho 2,8 gam N2 tác dụng 0,8 gam H2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 20%, thể tích của NH3 thu được sau phản ứng (đktc) là A. 11,2 lít. B. 0,896 lít. C. 0,672 lít. D. 1,344 lít. Câu 4. Tiến hành thí nghiệm: 0 Biết sau bước 1, trong 3 ống nghiệm có cân bằng hóa học: 2NO2(g) N2O4 (g) Δr H 298 <0 (màu nâu) (không màu) Xét các phát biểu sau: (1) Sau bước 1, màu của khí trong 3 ống nghiệm giống nhau. (2) Sau bước 2, khí Thí Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Ống nghiệm 3 trong ống nghiệm 3 đậm nghiệm màu nhất và ống nghiệm Bước 1: Thu khí NO2 (màu nâu đỏ)vào 3 ống nghiệm. 1 nhạt màu nhất. Bước 2: Cho ống nghiệm 2 Cho ống nghiệm 3 (3) Khi ngâm ống vào cốc nước đá. vào cốc nước nóng. nghiệm 3 trong cốc nước nóng, thấy màu khí đậm dần do cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt. (4) Khi ngâm ống nghiệm 2 trong cốc nước lạnh, màu khí nhạt dần do cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt. Các phát biểu đúng là A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 5. Đối với phản ứng sau, cân bằng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi tăng nhiệt độ (các điều kiện khác o giữ không đổi)? H2(g) + ½ O2(g) ⇌ H2O (l) r H298 = -296 kJ A. Cân bằng chuyển dịch sang phải. B. Cân bằng chuyển dịch sang trái. C. Không thay đổi. D. Không dự đoán được sự chuyển dịch cân bằng.
  2. Câu 6. Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (g) N2O4 (g). (màu nâu đỏ) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có H00 H00 A. r 298 , phản ứng tỏa nhiệt. B. r 298 , phản ứng tỏa nhiệt. C. , phản ứng thu nhiệt. D. , phản ứng thu nhiệt. 3 Câu 7. Cho phản ứng A(g) ⇌ B(g). Hằng số cân bằng của phản ứng đã cho là KC= 1,0.10 . Tại trạng thái cân bằng, nồng độ của chất A là 1,0.10-3 M thì nồng độ cân bằng của B là A. 1,0.10-3 M B. 1,0 M C. 2,0 M D. 1,0.103M Câu 8. Dung dịch chất nào sau đây có khả năng dẫn điện? A. C12H22O11. B. KCl. C. C2H5OH. D. C6H12O6. Câu 9. Cho các hợp chất sau: NH4Cl, N2O5, NO, HNO2 số oxi hóa của N trong các hợp chất trên là A. -3, +4, +5, +2. B. -3, +5, +2, +3. C. +3, +4, +5, +2. D. -3, +2, +4, +5. Câu 10. Ion OH- khi tác dụng với ion nào dưới đây sẽ cho kết tủa? A. Ba2+. B. Cu2+. C. K+. D. Na+. Câu 11. Trong các dung dịch sau: Na2CO3, NaHCO3, KOH, NaOH, HCl, AlCl3, Na2SiO3. Số dung dịch làm cho quỳ tím hóa xanh là A. 6. B. 1. C. 5. D. 3. Câu 12. Cốc A chứa 50 ml dung dịch KOH 0,10M được chuẩn độ với dung dịch HNO3 0,10M. Sau khi thêm 52 ml dung dịch HNO3 vào, pH của dung dịch trong cốc A là A. 2,80. B. 2,71. C. 2,40. D. 3,00. Câu 13. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1). + 2- - - Câu 14. Dung dịch X có chứa 0,07 mol Na , 0,02 mol SO4 , và x mol OH . Dung dịch Y có chứa ClO4 , - + - - NO3 và y mol H ; tổng số mol ClO4 , NO3 là 0,04 mol. Trộn X và T được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là A. 1. B. 12. C. 13. D. 2. Câu 15. Điểm giống nhau giữa N2 và CO2 là A. đều không tan trong nước. B. đều có tính oxi hóa và tính khử. C. đều không duy trì sự cháy và sự hô hấp. D. đều gây hiệu ứng nhà kính. Câu 16. Cho các dung dịch sau có cùng nồng độ: NaCl, H2SO4, Ba(OH)2, NaOH. Dung dịch có pH lớn nhất là A. NaCl. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. H2SO4.
  3. Câu 17. Cho dung dịch KOH đến dư vào 20 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M, đun nóng nhẹ. Thể tích khí thu được ở đktc là A. 4,48 lít. B. 0,896 lít. C. 6,72 lít. D. 0,448 lít. 0 Câu 18. Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) rH 298 198,4kJ Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. (2),(3), (5). B. (1),(2),(4), (5). C. (2),(3),(4), (5). D. (1),(2),(4). Câu 19. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 3,6. Nung nóng X trong bình kín ở nhiệt độ khoảng 4500C có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có số mol giảm 8% so với ban đầu. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là A. 25%. B. 23%. C.16%. D. 20%. Câu 20. Tìm các tính chất không thuộc về khí nitrogen? (a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC); (b) Cấu tạo phân tử nitơ là N N; (c) Tan nhiều trong nước; (d) Nặng hơn oxi; (e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitrogen nguyên tử. A. (a), (c), (d). B. (a), (b). C. (c), (d), (e). D. (b), (c), (e). Câu 21. Cho hỗn hợp gồm 0.2 mol Fe và 0.3 mol Mg vào dd HNO3 dư thu được 0,4 mol một sản phẩm khử chứa N duy nhất . Xác định tên sản phẩm khử ? A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2. Câu 22: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1). Câu 23. Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có A. hoá trị V, số oxi hoá +5. B. hoá trị IV, số oxi hoá +5. C. hoá trị V, số oxi hoá +4. D. hoá trị IV, số oxi hoá +3. Câu 24. Các tính chất hoá học của HNO3 là A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh. B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ. C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh. D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ. Câu 25. Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây không đúng? to to A. NH4Cl  NH3 + HCl. B. NH4HCO3  NH3 +H2O+CO2. to to C. NH4NO3  NH3 +HNO3. D. NH4NO2  N2 +2H2O.
  4. Câu 26. Chỉ sử dụng dung dịch chất nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch: (NH4)2SO4; NH4Cl và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn? A. BaCl2. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. AgNO3. Câu 27. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là A. sự biến đổi chất. B. sự dịch chuyển cân bằng. C. sự chuyển đổi vận tốc phản ứng. D. sự biến đổi hằng số cân bằng. Câu 28. Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: H2 (g) + I2 (g) 2HI (g) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là: 2 H.I 2HI H.I22   HI  22   K K K KC 2 C H.I C 2 HI C H.I HI A.  22   . B.   . C.  22   . D.   . Phần B. TỰ LUẬN: 3 điểm 3+ 2+ 2- - 2- Câu 29 Dung dịch X chứa các ion sau: Al , Cu , SO4 và NO3 . Để kết tủa hết ion SO4 có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Xác định nồng - độ mol/l của NO3 . Câu 30. Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích không đổi bằng 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau: 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g). Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO2 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên. + - Câu 31. a/ Viết phản ứng thủy phân của các ion sau: NH4 và F + - b/ Xác định vai trò acid- base của ion NH4 và ion F trong hai phản ứng theo thuyết Brosted-Lowry