Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022 - Mã đề 102 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022 - Mã đề 102 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ky_ii_mon_vat_ly_7_nam_hoc_2021_2022_ma_de.docx
- ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM.xlsx
- HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022 - Mã đề 102 (Có đáp án)
- PHÒNG GD-ĐT VĨNH LINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS CỬA TÙNG NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: Vật lý 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 102 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng gì của dòng điện? A. Tác dụng hóa học. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng sinh lí. D. Tác dụng nhiệt. Câu 2. Muốn đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch thì A. vôn kế phải mắc song song với đoạn mạch. B. vôn kế phải mắc nối tiếp với đoạn mạch. C. Ampe kế phải mắc song song với đoạn mạch. D. Ampe kế phải mắc nối tiếp vào đoạn mạch. Câu 3. Đơn vị đo cường độ dòng điện là A. Ampe(A) B. Niutơn(N) C. Kilôgam(kg) D. Vôn(V) Câu 4. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Hút các vụn giấy B. Làm tê liệt dây thần kinh C. Làm quay kim nam châm D. Làm nóng dây dẫn Câu 5. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ? A. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. B. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn . C. Mảnh ni lon được cọ xát mạnh. D. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. Câu 6. Hai vật nhiễm điện tích khác loại, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng sẽ: A. hút nhau. B. không có hiện tượng gì cả. C. vừa hút vừa đẩy nhau. D. đẩy nhau. Câu 7. Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai ? A. 32mA = 0,32A B. 0,35A = 350mA C. 1,28A = 1280mA D. 425mA = 0,425A Câu 8. Chọn từ điền vào chỗ trống: Các vật có thừa các êlectrôn tự do, đó là vật A. nhiễm điện dương. B. trung hòa điện tích. C. dẫn điện. D. nhiễm điện âm. Câu 9. Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau. B. Không hút cũng không đẩy nhau. C. Hút nhau. D. Đẩy nhau. Câu 10. Trong nguyên tử có A. hạt nhân mang điện dương, electron mang điện âm. B. hạt nhân mang điện tích âm, electron mang điện tích dương. C. hạt electron và hạt nhân. D. hạt nhân mang điện tích dương, electron không mang điện âm. Câu 11. Các vật liệu dẫn điện thường dùng trong mạng điện gia đình là: A. đồng, nhôm, sắt. B. đồng, nhôm, chì. C. đồng, nhôm, vàng. D. đồng, nhôm, bạc. Câu 12. Trường hợp nào sau đây là ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện? A. Đun nước bằng điện B. Mạ đồng C. Hàn điện D. Đèn điện đang sáng Mã đề 102 Trang 1/3
- Câu 13. Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để: A. mạ điện; B. chế tạo bóng đèn; C. chế tạo nam châm D. chế tạo quạt điện Câu 14. Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích? A. Bếp điện B. Quạt điện C. Bàn là điện D. Nồi cơm điện Câu 15. Chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi A. từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện. B. không theo một quy luật nào cả. C. từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. D. từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện. Câu 16. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp, dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ và hiệu điện thế tương ứng là I 1, I2,.U1, U2 Cường độ dòng điện I và hiệu điện thế U chạy trong mạch chính có giá trị là: A. I = I1 = I2 ; U = U1 - U2 B. I = I1 = I2 ; U = U1 + U2 C. I = I1 + I2 ; U = U1 = U2 D. I = I1 + I2 ; U = U1.U2 Câu 17. Hai vật nhiễm điện tích cùng loại, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng sẽ A. hút nhau. B. vừa hút vừa đẩy nhau. C. không có hiện tượng gì cả. D. đẩy nhau. Câu 18. Đèn pin có 1 viên pin đang sáng bình thường, nếu tháo pin ra và đảo chiều 1 cục pin thì hiện tượng gì xảy ra? A. Đèn sáng mờ B. Đèn vẫn sáng bình tthường C. Đèn bị cháy D. Đèn không sáng Câu 19. Khi học ở trường em làm gì để tránh bị điện giật? A. Không nghịch công tắc, cầu chì và ổ cắm điện ở trong lớp. B. Không chơi ở những nơi có dây điện. C. Khi có các bạn bị điện giật cần báo ngay cho thầy/cô giáo hay những người lớn ở gần đó biết. D. Cần thực hiện tốt tất cả các việc trên. Câu 20. Chon sơ đồ mạch điện được vẽ đúng nhất: A. B. C. D. Câu 21. Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện? A. Máy sấy tóc B. Bàn là điện C. Nam châm vĩnh cửu D. Nam châm điện Câu 22. Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn này A. không có hiện tượng gì cả. B. lạnh đi. C. nóng lên. D. ban đầu nóng, sau đó lạnh. Câu 23. Cần đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện thì phải mắc vôn kế A. phía sau nguồn điện B. nối tiếp với nguồn điện C. song song với nguồn điện D. phía trước nguồn điện Câu 24. Chất nào sau đây là chất dẫn điện? A. Cao su B. Nhựa C. Thủy tinh D. Sắt Câu 25. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây (trong trạng thái hoạt động bình thường)? A. Công tắc. B. Đèn báo của tivi. C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình. D. Ruột ấm nước điện. Mã đề 102 Trang 2/3
- Câu 26. Thiết bị nào sau đây không phải là nguồn điện? A. Bóng đèn điện B. Ăc quy C. Pin D. Máy phát điện Câu 27. Dòng điện là A. dòng các phần tử dịch chuyển có hướng. B. dòng chất lỏng dịch chuyển có. C. dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. D. dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng. Câu 28. Việc làm không đảm bảo an toàn về điện là A. sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện. B. ngắt cầu dao điện khi cần lắp đặt các thiết bị dùng điện. C. lắp rơle tự ngắt nối tiếp với các dụng cụ dùng điện. D. sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì. II. TỰ LUÂN (3,0 điểm): Câu 1 (1,0 điểm). Vì sao trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao? Câu 2 (0,5 điểm). Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Câu 3 (1,5 điểm). Mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song; 1 công tắc K mắc trong mạch chính; bộ nguồn; Am pe kế A đo cường độ dòng điện trong mạch chính; Am pe kế A1, A2 đo cường độ dòng điên đèn 1 và đèn 2. a, Vẽ sơ đồ mạch điện, dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện khi K đóng? b, Cho: I= 0,5A; I1= 0,3A. Hỏi I2 bằng bao nhiêu am pe? U2= 9V. Tính U và U1? c, Khi đèn 1 bị cháy. Đèn 2 sẽ như thế nào? HẾT Mã đề 102 Trang 3/3