Đề kiểm tra chương III Nitơ - Photpho môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 132 - Nguyễn Thuận Phát (Có đáp án)

docx 4 trang Phương Ly 06/07/2023 5020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chương III Nitơ - Photpho môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 132 - Nguyễn Thuận Phát (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chuong_iii_nito_photpho_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chương III Nitơ - Photpho môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 132 - Nguyễn Thuận Phát (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG II HÓA HỌC 11 (2022-2023) NITƠ – PHOTPHO Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) Họ & Tên: Mã đề thi: 132 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (0,25 x 28 = 7 điểm) Câu 1. Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a,b,c,d,e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng: A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm A. Fe, NO2, O2 B. Fe2O3, NO2 C. Fe2O3, NO2, O2 D. FeO, NO2, O2 Câu 3. Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau : N2 NH3 (A) (B) HNO3 A. (A) là NO, (B) là NO2. B. (A) là N2, (B) là NO2. C. (A) là N2, (B) là N2O5. D. (A) là NO, (B) là N2O5. Câu 4. Hòa tan hoàn toàn m gam Cu bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là: A. 14,4 B. 21,6 C. 43,2 D. 28,8 Câu 5. Số oxi hóa của N trong phân tử axit nitric là A. +4. B. +5. C. -3. D. +2. Câu 6. Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA: A. ns0np5 B. ns2np4 C. ns2np3 D. ns1np4 Câu 7. Cho các phản ứng sau: Ý nào sau đây là đúng khi nói về hai phản ứng trên? A. Nitơ thể hiện tính oxi hóa ở (1), tính khử ở (2) B. Nitơ bị khử ở (1), bị oxi hóa ở (2) C. Nitơ thể hiện tính oxi hóa ở cả hai phản ứng D. Nitơ thể hiện tính khử ở (1), tính oxi hóa ở (2) Câu 8. Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3? A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3 B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3 C. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3 D. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3 Câu 9. Nhiệt phân hoàn toàn 29,6 gam một muối nitrat kim loại, sau phản ứng thu được 8 gam oxit kim loại. Công thức của muối nitrat là 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. A. Cu(NO3)2 B. Pb(NO3)2 C. Mg(NO3)2 D. Fe(NO3)2 Câu 10. Cặp công thức phân tử của magie nitrua và canxi photphua là: A. Mg3N2 và Ca3P2 B. Mg2N3 và Ca2P3 C. MgNO3 và CaPO4 D. Mg(NO3)2 và Ca3(PO4)2 Câu 11. Nhiệt phân một lượng Cu(NO3)2 trong không khí, sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng nhỏ hơn so với khối lượng ban đầu là 21,6g. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là: A. 18,8g B. 75,2g C. 37,6g D. 56,4g Câu 12. Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do A. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA B. phân tử N2 là phân tử không phân cực. C. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. D. phân tử N2 có liên kết 3 bền vững Câu 13. Dẫn 6,72 lít khí NH3 (đktc) qua dung dịch chứa AlCl3 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: (Al = 27; O =16; H =1) A. 23,4 B. 7,8 C. 15,6 D. 31,2 Câu 14. Cho các phát biểu sau về NH3: (1) Amoniac lỏng được dùng làm chất làm lạnh trong thiết bị lạnh. (2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước, cho khí NH3 đi qua bình đựng dung dịch H2SO4 đậm đặc. (3) Khi cho quỳ tím ẩm vào lọ đựng khí NH3, quỳ tím chuyển thành màu đỏ. (4) NH3 tan nhiều trong nước (5) NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với CuO (6) Nhúng lần lượt 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện khói màu vàng. Số phát biểu đúng? A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 15. Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch : A. NaCl, CaCl2. B. Ba(NO3)2, AgNO3. C. CuCl2, AlCl3. D. KNO3, K2SO4. Câu 16. Cho các chất sau: Al, S, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)3, CaCO3, FeS. Số chất bị oxi hóa trong HNO3 đặc, nóng là: A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 17. Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 16g NH4NO2 là (N=14; O=16; H=1): A. 2,8 lít B. 5,6 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít Câu 18. Tính chất cơ bản của HNO3 là: 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh B. tính axit mạnh, tính khử mạnh C. tính axit yếu, tính khử yếu D. tính bazơ mạnh, tính khử mạnh Câu 19. Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về sự hòa tan của NH3 trong nước. Pha thêm phenolphtalein vào nước có tác dụng A. Nhận ra nước tạo thành trong lọ đựng khí NH3 B. Chứng tỏ dung dịch tạo thành do NH3 tan vào nước có tính bazơ. C. Làm tăng độ hòa tan của NH3 vào nước. D. Tạo ra áp lực nước lớn hơn, đẩy nước phun thành tia trong bình đựng NH3. Câu 20. Cho 9,1g hỗn hợp kim loại gồm Cu, Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A. 2,7 B. 1,35 C. 6,4 D. 3,2 Câu 21. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng là A. dung dịch chuyển sang màu xanh lam và có khí không màu thoát ra. B. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. C. dung dịch chuyển sang màu xanh lam và có khí màu nâu đỏ thoát ra. D. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra. Câu 22. Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 (ở đktc) để điều chế được 51g NH3 (H=25%)? A. 268,8 lít và 403,2 lít B. 134,4 lít và 403,2 lít C. 134,4 lít và 806,4 lít D. 268,8 lít và 806,4 lít Câu 23. Cho 16g NaOH vào 200ml dung dịch H3PO4 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 28,4 B. 14,2 C. 24 D. 56,8 Câu 24. Ở điều kiện thường, N2 hoạt động hóa học kém hơn P là do: A. N2 có độ âm điện nhỏ hơn P B. do liên kết trong phân tử P kém bền hơn C. N ở chu kì 2, P ở chu kì 3 D. bán kính nguyên tử của P lớn hơn N 3 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  4. Câu 25. Có các dung dịch sau: Na3PO4, NaNO3, NaCl. Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được 3 lọ dung dịch mất nhãn trên? A. Ba(OH)2 B. BaCl2 C. CaCl2 D. AgNO3 Câu 26. Phân bón nào dưới đây cung cấp hàm lượng nitơ cao nhất ? A. NH4HCO3. B. (NH4)2CO3. C. (NH4)2SO4. D. (NH2)2CO. Câu 27. Cho các phát biểu sau: (1) HNO3 không hòa tan được Au, Pt (2) Các số oxi hóa thường gặp của Nitơ là: -3; 0; +1; +2; +3; +4; +5 (3) Trong công nghiệp, amoniac được tổng hợp từ khí nitơ và khí hiđro. Để tăng hiệu suất tổng hợp amoniac, người ta hạ nhiệt độ và tăng áp suất. (4) NH3 có tính khử mạnh, khi tan trong nước tạo thành dung dịch có tính axit mạnh (5) Hầu hết muối nitrat đều bền với nhiệt (6) Trong phòng thí nghiệm, axit nitric được điều chế bằng cách cho NaNO3 (tinh thể) tác dụng với H2SO4 đậm đặc Số phát biểu sai là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 28. Cho các phát biểu sau: (1) Photpho vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa + - 2- 3- (2) Thành phần của dung dịch của H3PO4 gồm: H , H2PO4 , HPO4 , PO4 (3) Photpho trắng rất độc và hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ (4) Khác với HNO3, H3PO4 không có tính oxi hóa (5) Đa số muối đihiđrophotphat tan tốt trong nước Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 PHẦN II. TỰ LUẬN * Cho 30,4g hỗn hợp Cu và Fe tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 8,96 lít NO (ở đktc) a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch thì cần phải dùng 200ml dung dịch NaOH 1M. Tìm nồng độ mol/l dung dịch HNO3 ban đầu. (Cho H=1; O=16; Cu=64; Mg=24; N=14; Fe=56; Al=27; Na=23; P=31) 4 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát