4 Đề ôn thi cuối kì I môn Hóa học Khối 11 - Nguyễn Thuận Phát

pdf 14 trang Phương Ly 06/07/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề ôn thi cuối kì I môn Hóa học Khối 11 - Nguyễn Thuận Phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf4_de_on_thi_cuoi_ki_i_mon_hoa_hoc_khoi_11_nguyen_thuan_phat.pdf

Nội dung text: 4 Đề ôn thi cuối kì I môn Hóa học Khối 11 - Nguyễn Thuận Phát

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ ÔN THI CUỐI KÌ I – KHỐI 11  Môn: HÓA HỌC (không chuyên) TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE Năm học: 2022-2023 (đề 1) I. TRẮC NGHIỆM (0,25 x 20 = 5 điểm) Câu 1. Dãy chất nào sau đây là chất hữu cơ? A. CH3NO2; NaHCO3; C2H6O, C4H10 B. C2H2; HCN; C12H22O11; CH5N C. CH4O; CH3Br; CCl4; C6H6; C2H5ONa D. CH3COONa; Al4C3; C2H2; CHCl3 Câu 2. Nung a gam hỗn hợp gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí NH3 (đktc) và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là: A. 32,2. B. 46,3. C. 41,2. D. 35,5. Câu 3. Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion ? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng: Mg + HNO3 (rất loãng) → X + Y + Z ; Y + NaOH → Khí mùi khai. Vậy X, Y, Z lần lượt là A. Mg(NO3)2; NO; H2O. B. Mg(NO3)2; NO2; H2O. C. Mg(NO3)2; N2; H2O. D. Mg(NO3)2; NH4NO3; H2O. Câu 5. Có bao nhiêu chất trong dãy sau đây có đồng phân cis-trans: CHCl=CHCl; C2H5CH=C(CH3)2; CH3CH=CHCH3; C2H5CH=CHCH3; CH3-CH=C(CH3)2; CH3CH=CH2? A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 0 Câu 6. Biện pháp nào dưới đây làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp NH3(k) (duy trì nhiệt độ 450 C, có xúc tác). tpo , N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ∆H= -92kJ xt A. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ B. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ. C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Dùng nhiệt độ thấp (có xúc tác) và áp suất thấp. Câu 7. Nitơ thể hiện tính oxi hoá khi phản ứng với nhóm nào sau đây: A. Li, Mg, Al B. H2, O2 C. Li, O2, Al D. O2, Ca, Mg Câu 8. Để xác định sự có mặt của cacbon và hidro trong hợp chất hữu cơ, người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O? A. Ca(OH)2 khan, dung dịch CuSO4. B. CuSO4 khan, dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch CuSO4. D. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan. 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. Câu 9. Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hidro để điều chế 34 gam NH3? (biết hiệu suất phản ứng là 25%, thể tích các khí đo ở đktc: (cho H=1, N=14) A. 22,4 lít N2 và 268,8 lít H2. B. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2. C. 89,6 lít N2 và 67,2 lít H2. D. 89,6 lít N2 và 268,8 lít H2. Câu 10. Cho các chất: Fe, Fe3O4, FeS, CaCO3, Fe(OH)2, MgO, Cu, KOH. Số chất bị oxi hóa trong HNO3 đặc, nóng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 11. Cho sơ đồ chuyển hóa sau dùng để điều chế HNO3 trong công nghiệp: NH3 X Y HNO3. Vậy X, Y lần lượt là: A. NO, NO2. B. NO2, NO. C. N2, NO2. D. NO2, N2. Câu 12. Cho P tác dụng với Mg, sản phẩm thu được là: A. MgP B. Mg3P2. C. Mg2P3 D. Mg2P Câu 13. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đốt cháy NH3 trong không khí; (b) Cho NO tác dụng với O2 ở nhiệt độ thường; (c) Đốt cháy P trong O2 dư; (d) Cho kim loại Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. (e) Cho Ca(OH)2 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là: A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 14. Hình dưới đây là một mẫu bao bì phân bón hóa học được bán trên thị trường: Số 20 (được khoanh tròn) trên mẫu bao bì đó biểu thị hàm lượng dinh dưỡng của A. lân. B. đạm. C. kali. D. nguyên tố vi lượng Câu 15. Phát biểu không chính xác là: A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học. B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau. C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử. 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. D. Liên kết 3 được tạo thành từ một liên kết  và hai liên kết ℼ Câu 16. Các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là: A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối. Câu 17. Hòa tan hoàn toàn m bột Al vào dung dịch HNO3 chỉ thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ lệ mol 1 : 3. Giá trị của m là: A. 24,3 B. 25,3 C. 25,7 D. 42,3 Câu 18. Mục đích của phép phân tích định lượng là: A. Xác định công thức phân tử. B. Xác định công thức cấu tạo. C. Xác định số lượng các nguyên tố. D. Xác định thành phần % khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ. Câu 19. Cho hai chất: C6H12O6, C2H4O2. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Hai chất có cùng công thức phân tử, khác nhau về công thức đơn giản nhất B. Hai chất khác nhau về công thức phân tử, nhưng giống nhau về công thức đơn giản nhất C. Hai chất là đồng phân của nhau và có cùng công thức phân tử D. Hai chất nằm cùng trong một dãy đồng đẳng và có cùng công thức phân tử. Câu 20. Cho các nhận định sau: (1) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nhất thiết phải có nguyên tố C (2) Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liến kết ion (3) Phản ứng hóa học của các phân tử hợp chất hữu cơ thường xảy ra nhanh, hoàn toàn và theo một hướng xác định (4) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. (5) Phân tử hợp chất hữu cơ thường rất khó cháy, nhưng dễ bay hơi (6) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, Cacbon luôn có hóa trị IV Số nhận định sai là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 3 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  4. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm) Cho 400ml dung dịch NaOH 0,175M vào 100ml dung dịch H3PO4 0,2M. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch sau phản ứng? Câu 2. (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 6,796g hỗn hợp X gồm Cu và Zn bằng một lượng vừa đủ HNO3 loãng 0,56M thu được dung dịch Y và 1,568 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu b) Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng c) Cô cạn dung dịch thu được (giả sử chỉ bay hơi nước) thu được chất rắn Z, nung Z ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được V lít khí ở đktc. Tính V Câu 3. (0,75 điểm) Phân tích thành phần phân tử của axit glutamic thu được kết quả như sau: 40,82%C; 6,12%H; 9,52%N; còn lại là oxi. Biết phân tử axit glutamic chỉ có 1 nguyên tử nitơ. Tìm công thức phân tử của axit glutamic. Câu 4. (1,25 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 10,3g một chất hữu cơ B phải dùng vừa đủ 11,76 lít khí O2. Sản phẩm cháy thu được có 8,1g H2O và 10,08 lít hỗn hợp khí N2 và CO2, biết tỉ khối của B so với H2 là 51,5, thể tích các khí đều đo ở đktc. Xác định công thức phân tử của B. HẾT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ ÔN THI CUỐI KÌ I – KHỐI 11  Môn: HÓA HỌC (không chuyên) TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE Năm học: 2022-2023 (đề 2) I. TRẮC NGHIỆM (0,25 x 20 = 5 điểm) Câu 1. Chất nào sau đây là hidrocacbon? A. CO2 B. H2 C. C2H5OH D. CH4 Câu 2. Nung 63,9g Al(NO3)3 một thời gian rồi dừng lại, để nguội, cân lại được 31,5g chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là: A. 33,33% B. 45% C. 55% D. 66,67% Câu 3. Cho các phản ứng sau: Trong hai phản ứng trên thì nitơ A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử. C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. 4 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  5. Câu 4. Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, hỗn hợp chất rắn thu được là A. AgNO2, CuO B. AgNO2, Cu(NO2)2 C. CuO, Ag D. Ag2O, Cu(NO2)2 Câu 5. Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công. Lí do chính là: A. NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2. B. NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí. C. Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ. D. Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên. Câu 6. Khi đun muối amoni với dung dịch kiềm sẽ thấy A. thoát ra chất khí không màu không mùi. B. muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. thoát ra chất khí màu nâu đỏ. D. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai xốc Câu 7. Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là : A. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N về các chất vô cơ để nhận biết. B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm nitơ qua mùi khét D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hidro do hơi nước thoát ra làm xanh CuSO4 khan Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 9,6g Cu bằng một lượng HNO3 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được V lít khí màu nâu đỏ (duy nhất, đktc). Giá trị của V là: A. 6,72 B. 3,36 C. 2,24 D. 4,48 Câu 9. Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau ? 5 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  6. A. (I), (II). B. (I), (III). C. (II), (III). D. (I), (II), (III). Câu 10. Cho phản ứng oxi hóa khử sau: Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O. Tổng hệ số cân bằng oxi hóa- khử phương trình trên là A. 11 B. 21 C. 20 D. 9 Câu 11. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm nitơ (VA) là cấu hình nào dưới đây? A. ns2np3 B. (n – 1)d3ns2 C. ns2np5 D. (n – 1)d10ns2np3 Câu 12. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. B. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra. C. dung dịch chuyển sang màu xanh lam và có khí không màu thoát ra. D. dung dịch chuyển sang màu xanh lam và có khí màu nâu đỏ thoát ra. Câu 13. Hợp chất X có %C = 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. Công thức phân tử của X là: A. C4H10O. B. C5H12O. C. C4H10O2. D. C4H8O2. Câu 14. Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau: A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức. B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon. C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon. D. Tất cả đều đúng. Câu 15. Cho các phát biểu sau: (a) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo phần trăm khối lượng K2O (b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (c) Thành phần chính của supephotphat đơn gồm Ca(H2PO4)2 (d) Tro thực vật chứa K2CO3 + - (e) Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng NH4 và NO3 (f) Nên bón loại phân chứa NH4NO3 và (NH4)2SO4 cho đất chua Các ý đúng là: A. (a), (b), (c) B. (d), (e ) C. (b), (c), (f) D. (d), (f) 6 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  7. Câu 16. Chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. C2H5OH; CH3OCH3 B. CH3OCH3; CH3CHO C. CH3OH; C2H5OH D. CH3CH2Cl; CH3Cl Câu 17. Cho các chất sau: (1) CH3COOH; (2) CH3CHO; (3) CH2OH(CHOH)4CHO; (4) HCHO; (5) CH3CH2OH. Các chất có cùng công thức đơn giản nhất là: A. (1), (5) B. (1), (2), (5) C. (2), (5) D. (1), (3), (4) Câu 18. Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được gồm các chất: A. KH2PO4; K2HPO4 B. K2HPO4; K3PO4 C. H3PO4, KH2PO4 D. KOH, K3PO4 Câu 19. Cho các phát biểu sau (1) H3PO4 là axit 3 nấc, có độ mạnh trung bình và không có tính oxi hóa (2) Trong công nghiệp, để điều chế H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để thu được P2O5 rồi cho P2O5 tác dụng với nước. (3) Dung dịch muối của Na3PO4 làm quỳ tím hóa đỏ 3- (4) Có thể nhận biết ion PO4 bằng dung dịch AgNO3 nhờ tạo kết tủa màu vàng Ag3PO4 Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 15,5 gam P bằng oxi dư, rồi hòa tan sản phẩm vào 200 gam nước. Nồng độ phần trăm của axit thu được là : A. 15,07%. B. 20,81%. C. 12,09%. D. 18,02% II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Cho a gam hỗn hợp Al và Cu vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thì có 8,96 lít khí NO2 thoát ra (duy nhất, đktc). Cho cùng lượng hỗn hợp trên vào dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Tính a Câu 2. (1,0 điểm) Chất hữu cơ X có khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72:5:32:14, biết phân tử khối của X là 132. Xác định công thức phân tử của X Câu 3. (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 30. Tìm CTPT của X Câu 4. (1,0 điểm) Cho 2,16g Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X. 7 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  8. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ ÔN THI CUỐI KÌ I – KHỐI 11  Môn: HÓA HỌC (không chuyên) TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE Năm học: 2022-2023 (đề 3) I. TRẮC NGHIỆM (0,25 x 20 = 5 điểm) Câu 1. Trong phản ứng hóa học, N và P thể hiện A. chỉ tính oxi hóa B. chỉ tính khử C. vừa tính oxi hóa, vừa tính khử D. không thể hiện tính oxi hóa – khử Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng sau: . Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nitơ đóng vai trò chất khử là A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 3. Ở điều kiện thường, khả năng hoạt động hoá học của P so với N2 là A. yếu hơn. B. mạnh hơn. C. bằng nhau. D. không xác định được. Câu 4. Số liên kết σ và liên kết π trong HCHC sau lần lượt là: CH2 = C = CH –CH2 – C ≡ C – CH3 A. 13 và 4 B. 14 và 3 C. 14 và 4 D. 12 và 4 Câu 5. Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Cu. Câu 6. Cho các phát biểu sau : (1) Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất NO. (2) Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học do phân tử nitơ có liên kết 3 khá bền. (3) Trong phòng công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ NH4NO2. (4) HNO3 có tính bazơ mạnh và tính oxi hóa mạnh (5) Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối NH4HCO3 làm bột nở (6) Có thể dùng P2O5 để làm khô khí amoniac. (7) Muối nitrat và muối amoni kém bền với nhiệt (8) Thí nghiệm với HNO3 thường sinh ra khí độc NO2, có thể hạn chế khí NO2 thoát ra bằng cách đậy nút ống nghiệm bằng bông có tẩm xúc hoặc nước vôi trong. Số phát biểu đúng là : A. 2. B. 3. C. 4 D. 5. Câu 7. Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là: A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 0,112 lít. D. 4,48 lít. 8 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  9. Câu 8. Cho những chất sau: NaHCO3 (1); CH3COONa (2); C6H6 (3); CH3OH (4); Al4C3 (5); C2H5OH (6); C2H5Cl (7). Các chất là dẫn xuất của hidrocacbon là: A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (4), (5) và (6). C. (1), (3), (4), (5), (6) và (7). D. (2), (4), (6) và (7). Câu 9. Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6: Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ? A. Xác định sự có mặt của O. B. Xác định sự có mặt của C và H. C. Xác định sự có mặt của H và CuSO4 chuyển tử màu trắng sang xanh. D. Xác định sự có mặt của H và CuSO4 chuyền từ màu xanh sang trắng Câu 10. Khi phân tích một hợp chất hữu cơ (X) có thành phần như sau: %C = 52,17%; %H = 13,04% và %O = 34,78%. Biết CTĐGN trùng với CTPT. Công thức phân tử của (X) là A. C2H6O. B. C3H8O. C. CH4O. D. C4H10O. Câu 11. Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6,72 lít (đktc) khí NO bay ra. Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là: A. 2,7g; 11,2g. B. 5,4g; 5,6g. C. 0,54g; 0,56g. D. 2,7g; 5,6g. Câu 12. Cho phản ứng: NH3 + O2 NO + H2O. Hệ số cân bằng của phản ứng lần lượt là: A. 4, 5, 4, 6 B. 5, 5, 4, 6 C. 4, 4, 5, 6 D. 5, 4, 6, 5 Câu 13. Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần A. NH3, N2, NO, N2O, AlN B. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO C. NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3 D. NH4Cl, N2O, NO, NO2, HNO3 Câu 14. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là: A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. 9 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  10. D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định. Câu 15. Tìm phản ứng viết sai: A. B. C. D. Câu 16. Trộn 150 dung dịch KOH 1M tác dụng với 150ml dung dịch H3PO4 2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Chất tan có trong dung dịch T là A. KH2PO4 và K2HPO4. B. KH2PO4 và K3PO4. C. H3PO4, KH2PO4 D. KH2PO4. Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam một hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 4,40 gam CO2 và 1,80 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là (Cho C = 12, O = 16, H = 1) A. C2H4O. B. C2H5O. C. CH2O. D. CH2O2. Câu 18. Có thể phân biệt 3 dd : NaCl, Na3PO4, NaNO3 chỉ bằng 1 thuốc thử là A. dd Ba(OH)2 B. dd AgNO3 C. Cu kim loại D. dd BaCl2. Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 7,475g Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,5152 lít khí Y (duy nhất, đktc). Vậy, khí Y là: A. NO2 B. NO C. N2O D. N2 Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng? - + A. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3 ) và ion amoni (NH4 ). B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. C. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3. D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): (5) N2 NO NO2 HNO3 Mg(NO3)2 ⎯⎯→ MgO Câu 2. (1,75 điểm) Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, chỉ thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. Tính phần trăm theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu. Câu 3. (0,75 điểm) Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KNO3 và Mg(NO3)2 thu được 16,5g chất rắn và 12,32 lít khí (đktc). Tính m? 10 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  11. Câu 4. (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,44g hợp chất hữu cơ A thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình (1) tăng 0,36g, bình (2) xuất hiện 2g kết tủa. Biết hóa hơi 0,44g A, thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 0,16g O2 đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử của A. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ ÔN THI CUỐI KÌ I – KHỐI 11  Môn: HÓA HỌC (không chuyên) TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE Năm học: 2022-2023 (đề 4) I. TRẮC NGHIỆM (0,25 x 20 = 5 điểm) Câu 1. N2 tác dụng được với chất nào sau đây ngay ở nhiệt độ thường? A. O2. B. CuO. C. H2 D. Li. Câu 2. Nhúng giấy quỳ tím vào bình chứa khí NH3 thì màu quỳ tím chuyển sang màu: A. xanh. B. không đổi màu C. đỏ. D. hồng. Câu 3. Chỉ dùng dung dịch chất nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch không màu: (NH4)2SO4, NH4Cl và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn? A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. BaCl2. D. AgNO3 Câu 4. Cho hình vẽ mô tả qua trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết sự vai trò của dung dịch Ca(OH)2 và biến đổi của nó trong thí nghiệm. A. Xác định C và xuất hiện kết tủa màu trắng B. Xác định H và xuất hiện kết tủa đen C. Xác định C và xuất hiện kết tủa xanh lam D.Xác định H và xuất hiện kết tủa vàng. Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn 34,78g muối nitrat của kim lại R thu được 14,8g oxit. Kim loại R là: A. Mg B. Cu C. Zn D. Fe Câu 6. Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. B. CTĐGN là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. C. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. D. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử. Câu 7. Cho 9,1g hỗn hợp kim loại gồm Cu, Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A. 3,2 B. 5,4 C. 2,7 D. 6,4 11 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  12. Câu 8. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 thể hiện tính bazơ? A. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2. B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O. D. NH3 + HCl → NH4Cl Câu 9. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm A. FeO, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2. C. Fe, NO2, O2. D. Fe2O3, NO2 , O2. Câu 10. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau là: A. 5 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 11. Để xác định thành phần % của nitơ trong hợp chất hữu cơ người ta dẫn liên tục một dòng khí CO2 tinh khiết đi qua thiết bị nung chứa hỗn hợp nhỏ (vài miligam) chất hữu cơ với CuO. Sau đó nung hỗn hợp và dẫn sản phẩm oxi hoá lần lượt đi qua bình đựng H2SO4 đặc và bình đựng dung dịch NaOH đặc, dư. Khí còn lại là nitơ (N2) được đo thể tích chính xác, từ đó tính được % của nitơ. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Bình đựng H2SO4 đặc có mục đích giữ hơi nước trong sản phẩm. B. Bình đựng NaOH đặc, dư có mục đích giữ cacbonic trong sản phẩm. C. Thiết bị này định lượng được nguyên tố cacbon. D. Thiết bị này định lượng được nguyên tố hiđro. Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 1,68 g một hiđrocacbon có M = 84 cho ta 5,28 g CO2. Vậy công thức hiđrocacbon là : A. C6H14 B. C5H12 C. C6H12 D. C6H10 Câu 13. Cho các nhận định sau (1) Hầu hết các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh. - (2) Ion NO3 có tính oxi hóa trong môi trường axit. (3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2 (4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt (5) Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 bằng cách NaNO3 (tinh thể) tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc. (6) Phản ứng giữa Fe2O3 và HNO3 đặc là phản ứng oxi hóa – khử. (7) HNO3 có tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh Số phát biểu đúng là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 12 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  13. Câu 14. Cho các chất: CH4, C2H2, C6H6, C2H4O2. Các công thức đơn giản nhất lần lượt là: A. CH2, CH, CH, CH2O B. CH4, CH, CH2, CH2O C. CH4, CH, CH, CH2O D. CH4, CH2, CH2, CHO Câu 15. Ý nào sau đây là đúng khi nói về photpho trắng? A. rất cứng, khó nóng chảy B. tan nhiều trong nước C. không thể bảo quản bằng cách ngâm trong nước D. rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da Câu 16. Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P. Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 19,2g kim loại M hóa trị II bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 4,48 lít khí NO (duy nhất, đktc). Kim loại M là: A. Cu B. Fe C. Mg D. Zn Câu 18. Cho các kim loại: Al, Cu, Zn, Mg, Au, Pt, Pb, Fe, Cr, Ag, Ca. Số kim loại bị hòa tan trong HNO3 đặc, nguội là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 19. Phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào? A. K B. K2O C. KNO3. D. Phân kali đó so với tạp chất Câu 20. Liên kết ba là do những loại lên kết nào hình thành? A. 2 liên kết σ và 1 liên kết π B. 3 liên kết π C. 3 liên kết σ D. liên kết 2π và 1 liên kết σ 13 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  14. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 → N2O Câu 2. (1,25 điểm) Chia a gam hỗn hợp Cu và Al làm hai phần bằng nhau. - Phần 1: Cho tác dụng với HNO3 đặc nguội (vừa đủ) thì có 8,96 lít khí màu nâu đỏ bay ra (đktc) và dung dịch X. - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí (đktc). Tính a? Câu 3. (0,75 điểm) Cho 1,42g P2O5 vào 200ml dung dịch NaOH 0,17M thu được dung dịch X. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch X (xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)? Câu 4. (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, O) cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 19,7g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm bằng 5,5g. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85g kết tủa nữa, biết trong X chỉ có một nguyên tử O. Xác định công thức phân tử của X. 14 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát