Đề cương ôn kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có đáp án)

docx 3 trang Phương Ly 05/07/2023 9702
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_kiem_tra_giua_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_c.docx

Nội dung text: Đề cương ôn kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 KHTN 6 I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Bệnh nào dưới đây do nấm gây ra? A. Bệnh lang ben. B. Bệnh quai bị. C. Bệnh thủy đậu. D. Bệnh zona thần kinh. Câu 2: Đặc điểm nổi bật nhất của người bị bệnh hắc lào là gì? A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ. B. Xuất hiện mẩn đỏ, xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ mọc thành hình đồng tiền. C. Xuất hiện vùng da đóng vảy. D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức. Câu 3: Biểu hiên của bệnh viêm phổi do nấm là gì? A. Nôn mửa dữ dội, đau bụng, hôn mê, trụy tim. B. Sốt cao kéo dài, ho khan, đau ngực, khó chịu ở ngực. C. Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa. D. Sốt, nổi những mụn nước nhỏ li ti trên da và gây ngứa. Câu 4: Đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện trên quả dâu tây, sau đó lan rộng cả quả, phủ một lớp mốc xám và làm cho quả bị khô. Em hãy cho biết đây là biểu hiện của bệnh gì? A. Bệnh mốc xám. B. Bệnh khô quả. C. Bệnh đốm nâu. D. Bệnh thối trái. Câu 5: Quan sát sơ đồ bên dưới, em hãy xác định nhóm thực vật nào có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa? A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 6: Các thực vật thuộc nhóm Rêu có đặc điểm đặc trưng là gì? A. Không có mạch dẫn. B. Hạt nằm trong quả. C. Có hoa và quả. D. Có hệ mạch dẫn hoàn thiện. Câu 7: Quan sát hình ảnh về cây Thông và xác định cây Thông thuộc nhóm thực vật nào? A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 8: Xác định đâu là vai trò của thực vật trong đời sống của con người? A. Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. C. Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí. D. Điều hòa khí hậu. Câu 9: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật? A. Du canh du cư. B. Phá rừng làm nương rẫy. C. Trồng cây gây rừng. D. Xây dựng các nhà máy thủy điện. 1
  2. Câu 10: Loài thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người? A. Cây trúc đào. B. Cây xoài. C. Cây mít. D. Cây sầu riêng. Câu 11: Loài động vật nào dưới đây gây hại cho cây trồng? A. Giun đất. B. Con Ong. C. Ốc bươu vàng. D. Con kiến vàng. Câu 12: Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình? A. Bọ chét. B. Rận. C. Kiến. D. Mối. Câu 13. Quan sát hình ảnh bên dưới và cho biết vật chủ trung gian truyền bệnh dịch hạch ở người? A. Chuột. B. Bọ chét. C. Rận. D. Vi khuẩn. Câu 14: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thể hiện tác hại của động vật trong đời sống? (1) Huấn luyện chó nghiệp vụ. (2) Con hà bám dưới mạn tàu thuyền. (3) Con trâu kéo cày. (4) Giun đũa kí sinh trong ruột người. A. (1),(2). B. (2),(3). C. (3),(4). D. (2),(4). Câu 15: Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên? A. Điều hòa khí hậu. B. Bảo vệ nguồn nước. C. Cung cấp nguồn dược liệu. D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. Câu 16: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây? A. Điều hòa khí hậu. B. Cung cấp đất nông nghiệp. C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên. D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã Câu 17: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu? A. Trên đỉnh ngọn. B. Trong kẽ lá. C. Mặt trên của lá. D. Mặt dưới của lá. Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì? A. Bào tử. B. Nón. C. Hoa. D. Rễ. Câu 19: Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống? A. Bò sát. B. Lưỡng cư. C. Chân khớp. D. Thú. Câu 20: Nhóm ngành nào của giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất? A. Thú. B. Chim. C. Bò sát. D. Cá. ĐÁP ÁN: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp A D B A C A C B C A C D B D C B D B C A án 2
  3. II. TỰ LUẬN Câu 21: Nêu một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra, cho biết nguyên nhân, biểu hiện của các bệnh đó? Câu 22: Trình bày vai trò của thực vật trong vấn đề bảo vệ môi trường? Câu 23: Cho biết tên sinh vật trong hình? Hình 1 Hình 2 Câu 24: Kể tên 4 loài động vật có xương sống và 4 loài động vật không có xương sống mà em biết? Câu 25: Đa dạng sinh học là gì? Câu 26: Có ý kiến cho rằng: "Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm." Theo em, ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích. Câu 27: Quần áo bị mốc là do một loại nấm gây nên. Từ hiểu biết và kiến thức đã học hãy cho biết trong điều kiện nào quần áo dễ bị mốc? Nêu biện pháp phòng tránh để quần áo không bị mốc? ĐÁP ÁN: II. TỰ LUẬN Câu Nội dung Tên bệnh Nguyên nhân Biểu hiện Bệnh sốt rét Do trùng sốt rét gây Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa, 21 nên Bệnh kiết lị Do trùng kiết lị gây Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, nên có thể sốt, - Giữ cân bằng hàm lượng khí O2 và CO2 trong không khí. - Điều hòa khí hậu. 22 - Hạn chế lũ lụt, hạn hán, xói mòn, sạt lở đất. - Cản bụi, làm không khí trong lành. Hình 1: Thủy tức. 23 Hình 2: Châu chấu. - 4 loài động vật có xương sống: cá chép, chim bồ câu, thằn lằn, ếch đồng. 24 - 4 loài động vật không có xương sống: giun đất, ốc sên, sứa, tôm. (Lưu ý: HS có thể kể tên các loài khác) Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi 25 trường sống. Ý kiến trên sai. Bởi vì nơi trồng nấm phải là nơi thoáng mát và sạch sẽ. Sạch sẽ ở 26 đây có nghĩa là phải xa nơi gần chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những nơi này thường bẩn, không thích hợp với điều kiện sống của nấm rơm. - Quần áo ẩm ướt, có mồ hôi ấp đống là môi trường thuận lợi cho nấm tồn tại và phát triển. Mồ hôi và chất bẩn trên quần áo tạo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát 27 triển. Ẩm ướt là môi trường phù hợp với nấm. - Biện pháp phòng tránh: Quần áo để nơi khô ráo, quần áo mặc dở chưa giặt phải treo nơi khô thoáng, HẾT 3