Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 4 trang hatrang 25/08/2022 4420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_vat_li_6_nam_hoc_2020_2021_co_d.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1-NĂM HỌC: 2020-2021 MÔN VẬT LÍ 6 Câu 1 :Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. B. Lực mà bốn chân ghế tì lên mặt đất. C. Lực mà không khí đẩy quả bóng bay bay lên. D. Lực cản mà nước tác dụng lên thuyền bè khi chuyển động. Câu 2 : Trên một hộp sữa có ghi 500g. Số đó chỉ A. sức nặng của hộp sữa. B. thể tích của hộp sữa. C. lượng sữa chứa trong hộp. D. sức nặng và khối lượng của hộp sữa. Câu 3 :Lực nào sau đây không phải là trọng lực ? A. Lực tác dụng lên một vật nặng đang rơi. B. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn. C. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần. D. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo. Câu 4: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng A. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. C. chỉ làm biến dạng quả bóng. D. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 5: Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào. A.Đòn bẩy B. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc D. A,B,C đều sai. Câu 6: Một vật có khối lượng 5kg thì có trọng lượng: A. 0,05N B. 0,5N C. 5N D. 50N Câu 7. Đơn vị của trọng lượng riêng là A.N/m2. B. N/m. C. kg/m3. D. N/m3. Câu 8. Để kéo gàu nước có khối lượng 10kg từ dưới giếng lên thì cần lực kéo là : A.F< 10N B. F= 10N C. F<100N D. F= 100N Câu 9. Khị làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng thì lực kéo vật lên sẽ: A.giảm B. Tăng C. Giữ nguyên D. Lúc đầu giảm, lúc sau tăng Câu 10: Độ chia nhỏ nhất của một thước là : A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. độ dài tuỳ ta chọn. Câu 11: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ đã cho sau đây là phù hợp nhất ? A. Bình 100ml có ĐCNN là 1ml. B. Bình 500ml có ĐCNN là 5ml. C. Bình 1000ml có ĐCNN là 5ml. D. Bình 1000ml có ĐCNN là 1ml. Câu 12 : Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN 1cm3 chứa 31cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình nước, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm3 . Thể tích hòn đá là bao nhiêu ? A. 24cm3. B. 86cm3. C. 55cm3. D. 31cm3 Câu 13: Để đo chiều dài của một vật (lớn hơn 30cm và nhỏ hơn 50cm), nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất ? A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm. B. Thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm. C. Thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm. D. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 5cm. Câu 14:Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong các trường hợp dưới đây: A. V = 20,2 cm3 B. V = 20,4 cm3
  2. 3 3 C. V = 20,5 cm D. V = 20,3 cm Câu15: Khối lượng của một vật chỉ: A. Lượng chất tạo thành vật. B. Độ lớn của vật. C. Thể tích của vật. D. Chất liệu tạo nên vật. Câu 16:Trọng lượng riêng của nhôm là 27000 N/m3 thì khối lượng riêng của nhôm là: A. 2700 kg/m3. B. 27000 kg/m3. C. 27 kg/m3 . D.27 kg/m3. Câu17: Một học sinh đá vào quả bóng.Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng ? A. Quả bóng bị biến dạng. B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi. C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi . D. Không có sự biến đổi nào xảy ra. Câu 18 : Đơn vị đo khối lượng riêng là: A. kg/m2. B. kg/m. C. kg/m3. D. kg.m3. Câu 19: Lực do tay làm căng dây cung là : A. Lực hút. B. Lực đẩy. C. Lực kéo. D. Lực ép. Câu 20: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng: A. Cân và thước. B. Lực kế và thước. C. Cân và bình chia độ. D. Bình chia độ và lực kế. Câu 21: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản? A. Kìm điện. B. Thước dây. C. Kéo cắt giấy. D. Búa nhổ đinh. Câu 22: Kéo từ từ một vật có khối lượng 0,5 kg trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cường độ của lực kéo đó? A. Lực kéo bằng 50 N. B. Lực kéo bằng 5 N. C. Lực kéo nhỏ hơn 5 N. D. Lực kéo bằng 500 N. B. TỰ LUẬN: Câu 1 : a/ Cho một ví dụ về lực làm vật biến đổi chuyển động ? Một bạn đá vào quả bóng đang lăn làm nó chuyển động nhanh hơn Lực của chân bạn đó làm quả bóng biến đổi chuyển động b/Cho một ví dụ về lực làm vật biến dạng Dùng tay kéo dãn lò xo làm lò xo dài ra. Lực của tay ta làm lò xo biến dạng Câu 2Cho bảng khối lượng riêng của một số chất.
  3. Chất Khối lượng riêng Chất Khối lượng riêng (kg/m3) (kg/m3) Nhôm 2700 Thủy ngân 13600 Sắt 7800 Nước 1000 Chì 11300 Xăng 700 Một khối hình hộp (đặc) có thể tích là 0,004m 3; có khối lượng 31.2 kg. Hãy tính khối lượng riêng của chất làm khối hộp và cho biết chất đó là chất gì ? - Khối lượng riêng của chất làm khối hộp m 31.2 D = = = 7800(kg/m3) V 0.004 - Chất đó là sắt Câu3 Trọng lực là gì ? Nêu phương và chiều của trọng lực? Nêu đơn vị lực? -Trọng lực là lực hút của Trái đất - Trọng lực có phương thẳng đứng Có chiều từ trên xuống dưới - Đơn vị lực là Niu tơn(N) Câu 4: a) Kể tên các loại máy cơ đơi giản? b) Muốn đưa một thùng dầu nặng 120 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào? a, Các loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. b, Dùng mặt phẳng nghiêng Câu 5: Một vật có khối lượng 600g treo vào một sợi dây cố định. a) Giải thích vì sao vật đứng yên? b) Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao? a. Vật đứng yên vì: Lực kéo của sợi dây bằng với trọng lượng của vật. b. Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống vì: Cắt đứt sợi dây,vật không còn chịu lực kéo của sợi dây nữa. Lúc đó vật chỉ còn chịu tác dụng của trọng lực có chiều từ trên xuống dưới nên rơi xuống. Câu 6:Tại sao càng lên dốc thoai thoải, càng dễ dàng hơn? Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ nên thấy đễ dàng hơn. Câu 7 Đổi các đơn vị sau: a, 60 cm3 = lít c, 250 ml = cc; b, 300 g = kg; a, 60 cm3 = 0,06 lít b, 300 g = 0,3kg c, 250 ml = 250 cc Câu 8 a. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo bao nhiêu Niutơn. b. Viết công thức tính trọng lượng riêng một chất, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức? a, Để kéo trực tiếp một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo: F= P = 10.m = 10. 20 = 200N P b, Công thức d V Trong đó: d: Trọng lượng riêng (N/m3) P: Trọng lượng (N) V: Thể tích (m3) Câu 9 Một cột sắt có thể tích 0,5 m 3 . Hỏi cột sắt đó có khối lượng và trọng lượng riêng là bao nhiêu. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 Kg/ m3 . Tốm tắt Giải V= 0,5 m 3 Khối lượng của chiếc cột sắt là: 3 m D= 7800 Kg/m D = => m = D.V= 7800. 0,5= 3900(kg) m= ? V d= ? Trọng lượng riêng của chiếc cột sắt là: d= 10.D= 10. 7800= 78000(N/m 3 ) ( hs có thể làm theo cách khác)
  4. Câu 10 Cho bình A chứa được tối đa 8 lít nước và bình B chứa được tối đa 5 lít nước. Cho lượng nước đủ dùng, làm thế nào để lấy được 6 lít nước. - Đổ nước đầy bình A được 8 lít, rồi chắt từ bình A sang cho đầy bình B thì bình A còn 3lít. - Đổ bỏ nước ở bình B, rồi chắt 3 lít còn lại ở bình A sang bình B - Đổ nước đầy bình A được 8 lít, rồi chắt sang cho đầy bình B(đã có 3 lít), -> Bình A còn lại 6lít. Câu 11: Lực là gì? Ví dụ. Nêu kết quả tác dụng của lực ? - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Lấy VD - Kết quả tác dụng của lực: + Làm biến đổi chuyển động của vật. + Làm vật biến dạng Câu 12: Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3. a) Tính khối lượng riêng của vật đó. b) Tính trọng lượng của vật đó. Tóm tắt: Giải: m = 180kg ; V = 1,2 m3 Khối lượng riêng của vật là: m 180 D = ? ; P = ? D = = 150 (kg/m3) V 1,2 Trọng lượng của vật là: P = 10.m = 10.180 = 1800 (N)