Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 7 trang hatrang 24/08/2022 8120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 Môn: KHTN 6: năm học 2021-2022 I. Bảng trọng số, ma trận đề NĂNG LỰC KHTN Thời Trọng Vận dụng KT, KN NỘI DUNG gian Nhận thức KHTN Tìm hiểu tự nhiên số (%) đã học học Tổng M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 1. Nhiên liệu - Một só lương thực thực phẩm Số câu: 4 13 1 1 1 1 1 1 6 (Số điểm) 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 1.2 (%) 2 2 2 2 2 2 12% 2. Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp Số câu: 4 13 1 1 1 1 2 1 7 (Số điểm) 0.2 0.2 0.2 0.2 0.4 0.2 1.4 (%) 2 2 2 2 4 0.2 14% 3. Nguyên sinh vật-Nấm Số câu: 8 26 2 2 1 1 2 2 2 1 13 (Số điểm) 0.4 0.4 0.2 0.2 0.4 0.4 0.4 0.2 2.6 (%) 4 4 2 2 4 4 4 2 26% 4. Thực vật Số câu: 2 2 2 1 1 2 1 11 7 23 (Số điểm) 0.4 0.4 0.4 0.2 0.2 0.4 0.2 2.2 (%) 4 4 4 2 2 4 2 22% 5. Lực-Năng lương Số câu: 8 26 2 1 1 2 1 1 2 1 2 13 (Số điểm) 0.4 0.2 0.2 0.4 0.2 0.2 0.4 0.2 0.4 2.6 (%) 4 2 2 4 2 2 4 2 4 26% Tổng số Số câu: 8 5 4 6 6 5 6 4 6 50 31 100 (Số điểm) 1.6 1.0 0.8 1.2 1.2 1.0 1.2 0.8 1.2 10 (%) 16% 10% 8% 12% 12% 10% 12% 8% 12% 100%
  2. II. ĐỀ BÀI Câu 1: Thế nào là nhiên liệu? A. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng. B. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống. C. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người. Câu 2: Nhiên liệu hóa thạch A. là nguồn nhiên liệu tái tạo. B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật. C. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước. D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá. Chọn đáp án C Câu 3: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn? A. Nhiên liệu khí. B. Nhiên liệu lỏng. C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu hóa thạch. Câu 4: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa mì. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa gạo. Câu 5: Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là A. chất béo. B. protein. C. calcium. D. carbohydrate. Câu 6: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm: A. Rau, quả, thịt, cá phải mua tươi hoặc ướp lạnh. B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng. C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 7: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước muối. B. Hỗn hợp nước đường. C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. Hỗn hợp nước và rượu. Câu 8: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là A. Áo sơ mi. B. Bút chì. C. Viên kim cương. D. Đôi giày.
  3. Câu 9: Dung dịch là A. hỗn hợp không đồng nhất. B. chất tinh khiết. C. hỗn hợp không đồng nhất của chất rắn và chất lỏng. D. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Câu 10: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước? A. Dùng máy li tâm. B. Cô cạn. C. Chiết. D. Lọc. Câu 11: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì? A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào. B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào. D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào. Câu 12: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc. D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. Câu 13: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là: A. Lọc B. Chưng cất C. Bay hơi D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước. Câu 14: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật? A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường. Câu 15: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người? A. Dạ dày B. Phổi C. Não D. Ruột Câu 16: Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào? A. Đường tiêu hóa B. Đường hô hấp C. Đường tiếp xúc D. Đường máu Câu 17: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét? A. Mắc màn khi đi ngủ B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy
  4. C. Phát quang bụi rậm D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt Câu 18: Động vật nguyên sinh nào dưới đây không chứa lục lạp? A. Tảo lục B. Tảo silic C. Trùng roi D. Trùng giày Câu 19: Vì sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống và rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng? A. Để thực phẩm được ngon miệng hơn B. Để làm sạch dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong các loại thực phẩm C. Để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ vi khuẩn, trứng giun, sán D. Để thực phẩm nhìn đẹp mắt hơn Câu 20: Nguyên sinh vật là gì? A. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi B. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi C. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi D. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi Câu 21: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là? A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức Câu 22: Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người Câu 23: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 24: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm? A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh C. Truyền dọc từ mẹ sang con D. Ô nhiễm môi trường Câu 25: Dựa vào cơ quan sinh sản nấm được chia thành A. nấm khô và nấm ướt. B. nấm đảm, nấm túi và nấm tiếp hợp C. nấm đơn bào và nấm đa bào. D. nấm túi và nấm bào tử. Câu 26: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì? A. Lên men bánh, bia, rượu B. Cung cấp thức ăn C. Dùng làm thuốc D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật Câu 27: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
  5. A. Nơi khô ráo B. Nới thoáng đãng C. Nơi ẩm ướt D. Nơi nhiều ánh sáng Câu 28: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu? A. Trên đỉnh ngọn B. Mặt trên của lá C. Trong kẽ lá D. Mặt dưới của lá Câu 29: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa? A. Rêu B. Dương xỉ C. Hạt kín D. Hạt trần Câu 30: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật? A. Du canh du cư B. Phá rừng làm nương rẫy C. Trồng cây gây rừng D. Xây dựng các nhà máy thủy điện Câu 31: Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây ? A. Số lượng các loài. B. Số lượng các cá thể trong mỗi loài. C. Môi trường sống của mỗi loài. D. Tất cả các phương án đưa ra. Câu 32: Ở Việt Nam đã phát hiện bao nhiêu loài thực vật: A. Khoảng 12 000 loài B. Khoảng 13 000 loài C. Khoảng 14 000 loài D. Khoảng 15 000 loài Câu 33: Thế giới thực vật chia làm mấy nhóm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ? A. Do hoạt động khai thác quá mức của con người B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt C. Do tác động của bão từ D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 35: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín? A. Rêu tản B. Cây vạn tuế C. Cây bưởi D. Cây thông Câu 36: Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín B. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm C. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết Câu 37: Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ? 1, Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. 2, Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt. 3, Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia, để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. 4, Tuyên truyề n, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4 Câu 38: Lực ma sát xuất hiện ở: A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật. B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật.
  6. C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật. D. trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật. Câu 39: Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có hại? A. Bạn Lan đang cầm cốc nước mang ra mời khách. B. Quyển sách ở trên mặt bàn bị nghiêng nhưng không rơi. C. Bác thợ sửa xe đang vặn ốc cho chặt hơn. D. Bạn Tú đẩy mãi cái bàn mà nó không xê dịch đến nơi bạn ý muốn. Câu 40: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa các viên bị với ổ trục xe đạp, xe máy. B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn. C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động. D. Ma sắt giữa má phanh với vành xe. Câu 41: Gió tác dụng vào buồm một lực có A. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên. B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền. C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống. D. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền. Câu 42: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước? A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí. B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn. C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên. Câu 43: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí lớn nhất? A. Thả tờ giấy vo tròn xuống đất từ độ cao 2m B. Thả tờ giấy phẳng xuống đất từ độ cao 2m. C. Gập tờ giấy thành hình cái thuyền rồi thả xuống đất từ độ cao 2m. D. Gập tờ giấy thành hình cái máy bay rồi thả xuống đất từ độ cao 2m. Câu 44: Chọn phát biểu sai? A. Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. B. Chỉ có con người cần năng lượng để hoạt động còn thực vật thì không cần năng lượng. C. Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng lực cso thể càng dài. D. Khi năng lượng càng nhiều thì khả năng tác dụng lực có thể càng mạnh. Câu 45: Đơn vị của năng lượng là A. độ C (0C). B. Niu – ton (N). C. Jun (J). D. kilogam (kg). Câu 46: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau đây:
  7. “Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể ) cần phải có .”. A. Năng lượng. B. Nhiệt năng. C. Động năng. D. Hóa năng. Câu 47: Nước trong ấm được đun sôi là nhờ A. năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên. B. năng lượng từ không khí truyền cho ấm nước. C. tác dụng lực của ấm đặt trên mặt bếp. D. năng lượng từ bếp truyền cho môi trường bên ngoài nóng lên. Câu 48: Động năng của vật là A. năng lượng do vật có độ cao. B. năng lượng do vật bị biến dạng. C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao. D. năng lượng do vật chuyển động. Câu 49: Khi nước chảy từ trên cao xuống nó có dạng năng lượng nào? A. động năng B. thế năng hấp dẫn C. cả động năng và thế năng hấp dẫn D. năng lượng khác Câu 50: Dạng năng lượng nào được dự trữ trong thức ăn, nhiên liệu, pin, ? A. Hóa năng B. Nhiệt năng C. Thế năng hấp dẫn D. Thế năng đàn hồi .HẾT . ĐÁP ÁN 1.D 2.C 3.A 4.C 5.C 6.D 7.C 8.C 9.D 10.C 11.D 12.D 13.C 14.C 15.D 16.D 17.D 18.D 19.C 20.C 21.C 22.A 23.C 24.C 25.B 26.D 27.C 28.D 29.B 30.C 31.D 32.A 33.A 34.A 35.C 36.C 37.C 38.A 39.D 40.D 41.D 42.C 43.B 44.B 45.C 46.A 47.A 48.D 49.C 50.A