2 Đề kiểm tra giữa học kì I năm học 2022-2023 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Trường Trung học cơ sở Sơn Kim

docx 25 trang Phương Ly 05/07/2023 5943
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "2 Đề kiểm tra giữa học kì I năm học 2022-2023 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Trường Trung học cơ sở Sơn Kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx2_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_khoa_hoc_t.docx

Nội dung text: 2 Đề kiểm tra giữa học kì I năm học 2022-2023 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Trường Trung học cơ sở Sơn Kim

  1. Trường trung học cơ sở Sơn Kim KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Năng lực: Kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học hết: + Chủ đề 1: Giới thiệu vầ khoa học tự nhiên: Bài 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên ; Bài 2. Một số dụng cụ đo và quy đonh an toàn trong phòng học thực hành . + Chủ đề 2: Các phép đo :Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian .Bài 4 : chưa học + Chủ đề 3: Các thể của chất: Bài 5: Sự đa dạng của chất , Bài 6: Tinha chất và sự chuyển thể của chất. + Chủ đề 4: Oxygen và không khí : Bài 7 : Oxygen và không khí. + Chủ đề 5: Một số vật liệu , nhiên liệu , nguyên liệu, lương thực – thực phẩm.: Bài 8 : Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng. Bài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng. + Chủ đề 6: Hỗn hợp. Bài 10: Hỗn hợp chất tinh khiết , dung dịch. Bài 11:Tách chất ra khỏi hỗn hợp( 3 tiết) 2. Phẩm chất: + Rèn tư duy phân tích, hê thống hoá kiến thức + Rèn luyện kỹ năng làm bài, tư duy logic. + Giáo dục ý thức độc lập trong suy nghĩ, tự lực trong làm bài + Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Đề, đáp án 2. Học sinh: Dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sỉ số học sinh 2. Hoạt động 2: Phát đề, hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra 3. Hoạt động 3: Thu bài 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà: - Nghiên cứu trước nội dung Phần 3 : Vật sống. MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN KHTN 6 Năm học 2022-2023
  2. Trường trung học cơ sở Sơn Kim 1) Khung ma trận. - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng. - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Năm học 2022-2023
  3. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Bài MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Điểm số Tự Tự Tự Tự luận nghiệ Tự luận nghiệ nghiệ nghiệ nghi luận luận luận m m m m ệm 1. Giới thiệu về 2 2 4 1đ KHTN(3 tiết) 2. Một số dụng cụ đo và quy định an 1 4 ý (1đ) 4 1 1,25đ toàn trong phòng thực hành (4 tiết) 3. Đo chiều dài, 2 ý 4ý khối lượng và thời 1 1 6 2 2đ (0,5đ) (1đ) gian (6 tiết) 4. Sự đa dạng của 2ý (0,5đ) 2 0,5đ chất (2 tiết) 5. Tính chất và sự chuyển thể của 3 1 4 1đ chất. (3 tiết) 4 6. Oxygen (oxi) và ý(1đ 4 1đ không khí. (3 tiết) ) 7. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên 4 2 6 1,5đ liệu thông dụng(5 ý(1đ) tiết) 8. Một số lương 2 ý 2 0,5đ Năm học 2022-2023
  4. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Bài MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Điểm số Tự Tự Tự Tự luận nghiệ Tự luận nghiệ nghiệ nghiệ nghi luận luận luận m m m m ệm thực, thực phẩm (0,5đ) thông dụng (2 tiết) 9. Hỗn hợp , chất tinh khiết, dung 2 1 1 2 0.75 đ dịch.(3 tiết) 10. Tách chất ra khỏi hỗn hợp( 3 1 1 1 1 0,5 đ tiết) Số yêu cầu cần 4 12 8 4 8 0 4 0 24 16 đạt Điểm số 1,0 3,0 2,0 1,0 2,0 0 1,0 0 6,0 4,0 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm 2) Bản đặc tả Năm học 2022-2023
  5. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Nội dung và Mức độ Yêu cầu cần đạt Số ý TL/số đơn vị kiến đánh câu hỏi TN Câu hỏi thức giá TN TL TN TL (Số (Số ý) (Câu (Câu câu) số) số) Giới thiệu về Nhận – Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên 2 C1, C2 Khoa học tự biết – Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong nhiên. Các cuộc sống. lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên Thông – Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào 2 C3,4 (3 tiết) hiểu đối tượng nghiên cứu – Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống. – Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành Giới thiệu Nhận – Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông 1 C5 một số dụng biết thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên (các dụng cụ cụ đo và quy đo chiều dài, thể tích, kính lúp, kính hiển vi ). tắc an toàn – Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. Năm học 2022-2023
  6. Trường trung học cơ sở Sơn Kim trong phòng Thông – Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực 4 ý C17a thực hành hiểu hành. ( 4 tiết) – Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành. Vận – Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. dụng – Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. Đo chiều dài, Nhận – Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng 1 C6 khối lượng và biết để đo khối lượng, chiều dài, thời gian. thời gian (6 tiết) Thông - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể 1 1 C7 C18a. hiểu cảm nhận sai một số hiện tượng (chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ) – Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo. - Ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. Vận – Dùng thước, cân, đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai 1 C18b dụng khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. – Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiêt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số). Năm học 2022-2023
  7. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Vận Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể dụng cảm nhận sai về chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt cao độ) khi quan sát một số hiện tượng trong thực tế ngoài ví dụ trong sách giáo khoa Sự đa dạng Nhận - Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh của chất ( 2 biết chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, tiết) vật vô sinh, vật hữu sinh ). – Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. - Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. Thông Đưa ra được được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; hiểu lỏng; khí) thông qua quan sát. Tính chất và Nhận - Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính 3 1 C11,12 C20a sự chuyển thể biết chất hoá học). 13 của chất. - Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay (3 tiết) hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. Thông – Nhận biết được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng 1 C14 hiểu thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi. Năm học 2022-2023
  8. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Vận – Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ dụng thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại. – Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí. Vận - Dự đoán được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: dụng nhiệt độ, mặt thoáng chất lỏng và gió. cao Oxygen (oxi) Nhận - Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu và không khí biết sắc, tính tan, ). (3 tiết) - Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu. - Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước). - Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. - Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm. - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí Năm học 2022-2023
  9. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Vận – Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành dụng phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. – Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm - Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. Vận - Đề xuất được biệp pháp phòng và chữa cháy. 1 C19 dụng cao - Đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. Một số, vật Nhận Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật 2 C15,16 liệu, nhiên biết liệu, nhiên liệu, nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống liệu và và sản xuất nguyên liệu thông dụng. Thông - Phân tích, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất (5 tiết) hiểu của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. -Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. Năm học 2022-2023
  10. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Vận - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất 4 ý C20c. dụng (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng. Vận -Đưa ra được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên dụng liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển cao bền vững. Một số lương Nhận - Trình bày được tính chất và ứng dụng cuả một 2 ý C20b thực – thực biết số lương thực – thực phẩm thông dụng. phẩm thông dụng (2 tiết) Thông - Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất hiểu của một số lượng thực, thực phẩm thông dụng Hỗn hợp , Nhận 2 C7,8 chất tinh biết - Nêu được khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp. khiết, dung dịch.(3 tiết) Thông - Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng 1 C21a hiểu nhất. Tách chất ra Nhận - Nêu được một vài phương pháp tách chất ra khỏi hỗn 1 C9 khỏi hỗn hợp biết hợp . Năm học 2022-2023
  11. Trường trung học cơ sở Sơn Kim ( 3 tiết) Thông - Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách 1 C21b hiểu chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. 3. Đề kiểm tra Mã đề 01: I. Trắc nghiệm (4 điểm). Chọn đáp án đúng cho các câu sau và ghi vào bài làm. Câu 1. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học. B. Hoá học và Sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 2: Việc nghiên cứu sản xuất Vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào của khoa học tự nhiên? A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người. B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người. C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế. D. Bảo vệ môi trường. Câu 3. Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm. B. Làm thí nghiệm điều chế chất mới. C. Lấy mẫu đất để phân loại cây trồng. D. Sản xuất phân bón hóa học. Câu 4. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống: A. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá. B. Con gà, con chó, cây nhãn. C. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn. Năm học 2022-2023
  12. Trường trung học cơ sở Sơn Kim D. Chiếc bút, con vịt, con chó. Câu 5. Để đo thể tích chất lỏng, em dùng dụng cụ nào dưới đây là phù hợp? A. Bình chia độ . B. Ống nghiệm. C. Ống nhỏ giọt. D. Bình thủy tinh. Câu 6. Đơn vị đo khối lượng là: A. h. B. m. C. kg. D. ml. Câu 7. Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ: A. thể tích của cả hộp thịt. B. thể tích của thịt trong hộp. C. khối lượng của cả hộp thịt. D. khối lượng của thịt trong hộp. Câu 8. Chất tinh khiết được tạo ra từ A. một chất duy nhất. B. một nguyên tố duy nhất. C. một nguyên tử. D. hai chất khác nhau. Câu 9. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước muối. B. Hỗn hợp nước đường. C. Hỗn hợp nước và rượu.D. Hỗn hợp cát và nước. Năm học 2022-2023
  13. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Câu 10. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có A. Kích thước hạt nhỏ hơn. B. Tốc độ rơi nhỏ hơn. B. Khối lượng nhẹ hơn. D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn. Câu 11. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy. Câu 12: Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là A. Băng tan. B. Sương mù. C. Tạo thành mây. D. Mưa tuyết. Câu 13: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng. Câu 14: Một bạn học sinh làm thí nghiệm sau: Đun nóng nến (sáp) rồi đổ vào cốc và để nguội. Các quá trình chuyển thể của chất diễn ra theo thứ tự là: Năm học 2022-2023
  14. Trường trung học cơ sở Sơn Kim A. Rắn – lỏng – rắn B. Rắn – lỏng – khí C. Rắn – khí – rắn D. Lỏng – khí – rắn Câu 15. Lốp xe được làm bằng vật liệu nào? A. Gỗ.B. Nhựa.C. Gốm.D. Cao su. Câu 16. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Gỗ. II. Tự luận (6 điểm). Câu 17. (1 điểm) Nêu những việc không được làm trong phòng thực hành. Câu 18:(1,5 điểm) a. Người ta thường dùng thước để đo chiều dài của một vật. Hãy chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu cách khắc phục một số thao tác sai đó. b. Hãy đổi những khối lượng sau đây ra đơn vị kilôgam (kg). 650 g = ? kg; 2,4 tạ = ? kg; 3,07 tấn = ? kg; 12 yến = ? kg; Câu 19. (1,0 điểm). Em hãy đề xuất cách dập lửa phù hợp cho mỗi đám cháy sau: Năm học 2022-2023
  15. Trường trung học cơ sở Sơn Kim a. Đám cháy do xăng dầu. b. Cháy do chập điện Câu 20: ( 2 điểm) a. Em hãy kể tên 2 chất ở thể rắn, 2 chất ở thể lỏng (ở điều kiện thường) mà em biết. b. Lương thực – thực phẩm tươi sống dễ bị hỏng, đặc biệt là trong môi trường nóng ẩm. Điền một số thông tin về lương thực – thực phẩm phổ biến theo mẫu sau: Lương thực, thực STT Dấu hiệu hư hỏng phẩm 1 Gạo Biến đổi màu sắc, có nấm mốc xanh 2 Thịt 3 Trái cây 4 Rau a. Tại sao xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát đĩa được làm bằng sứ? Câu 21: ( 1 điểm) a) Khai thác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển. Người ta dùng phương pháp nào để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp? Biết rằng dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước. b) Hằng năm vào mùa lũ, Đồng bằng sông Cửu Long được bù đắp một lượng phù sa rất lớn. Em hãy cho biết phù sa ở sông Cửu Long có phải là một dạng huyền phù không? 4. Hướng dẫn chấm và biểu điểm I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D B A C C A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Năm học 2022-2023
  16. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Đáp án D B C D C B D C II. Phần tự luận: (6 điểm) Câu Nội dung Điểm 17 Những việc không được làm trong phòng thực hành: 1đ - Tự ý vào phòng thực hành, tiến hành thí nghiệm khi chưa được sự cho phép của các thầy cô giáo. - Ngửi, nếm các hoá chất. - Tự ý đổ lẫn các hoá chất vào nhau 1đ - Đổ hoá chất vào cống thoát nước hoặc ra môi trường. - Chạy, nhảy làm mất trật tự. Câu 18 a. 1,5đ Thao tác sai khi đo Cách khắc phục - Chọn thước đo không phù hợp. - Ước lượng chiều dài của vật và chọn thước đo phù hợp. 0,5đ - Đặt thước đo không đúng Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật cần đo, một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước. - Đặt mắt nhìn không đúng. - Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu còn lại của thước. - Đọc và ghi kết quả không đúng - Đọc và ghi kết quả theo vạch ở thước gần nhất quy định. với đầu còn lại của vật. b. 650 g = 0,65 kg; 2,4 tạ = 240 kg; 1đ 3,07 tấn = 3070 kg; 12 yến = 120. kg; Năm học 2022-2023
  17. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Câu 19 * Đám cháy do xăng dầu. 1đ - Dùng cát, bình chữa cháy chuyên dụng,dùng nước * Cháy do chập điện 0,5đ -Trườnghợp thứ 1: lửa cháy khi điện chưa được ngắt: lúc này những nguyên liệu để dập cháy cần phải có khả năng cách điện. Bạn có thể lựa chọn đất hoặc cát, cành cây khô để đẩy các vật ngăn cản tiếp cận đám cháy hoặc cách ly các đồ đang 0,5đ cháy ra xa. Chú ý là tuyệt đối không được dùng nước và kim loại để dập cháy. -Trường hợp thứ 2: khi đám cháy đã được ngắt điện thì bạn sẽ dễ dàng có thể lấy bất kỳ thứ gì có khả năng dập lửa như bao tải ẩm, đất – cát, vải ẩm, bình chữa cháy CO2 Hãy cố gắng dập càng nhanh càng tốt, tìm cách ngắt điện tổng sẽ giúp bạn thực hiện dập lửa hơn. Năm học 2022-2023
  18. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Câu 20 a. Mỗi thể HS nêu được 2 ví dụ được 0,25đ 2đ b. Lương thực, thực STT Dấu hiệu hư hỏng 0,5đ phẩm 1 Gạo Biến đổi màu sắc, có nấm mốc 0,5đ xanh 2 Thịt Biến đổi màu sắc, có mùi hôi, thịt mềm nhũn, chảy nước 3 Trái cây Chảy nước, mềm nhũn, có mùi hôi, có nấm mốc 4 Rau Vàng úa, nhũn, có mùi. 5 Cá Mềm, mang trắng, có mùi hôi c. - Xoong nồi thường được làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt, giúp quá 0,5đ trình nấu ăn nhanh hơn. - Bát, đĩa thường được làm bằng sứ vì sứ cách nhiệt tốt, khi đựng thức ăn làm cho 0,5đ thức ăn lâu nguội và người dung không bị nóng, an toàn. Câu 21 a) Dầu mỏ ít tan và nhẹ hơn nước nên để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp người 1 đ ta dùng phương pháp chiết. b) Phù sa là một loại huyền phù. Phù sa gồm các chất hữu cơ không tan, lơ lửng trong nước rổi dẩn dần lắng xuống. 0,5 đ 0,5 đ Năm học 2022-2023
  19. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Mã đề 02: I. Trắc nghiệm (4 điểm). Chọn đáp án đúng cho các câu sau và ghi vào bài làm. Câu 1. Khoa học tự nhiên bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học, hoá học , sinh học, khoa học Trái Đất và Thiên văn học. B. Hoá học và Sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Vật lý học. Câu 2: Việc nghiên cứu sản xuất Vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào của khoa học tự nhiên? A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người. B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người. C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế. D. Bảo vệ môi trường. Câu 3. Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm. B. Làm thí nghiệm điều chế chất mới. C. Lấy mẫu đất để phân loại cây trồng. D. Sản xuất phân bón hóa học. Câu 4. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống: A. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá. B. Con gà, con chó, cây nhãn. C. Chiếc bút, hạt cát, viên phấn. D. Chiếc bút, con vịt, con chó. Câu 5. Để đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào? A. Bình tràn.B. Bình chia độ. C. Bình chứa.D. Cả 3 bình trên đều được. Câu 6. Chọn cách ghi kết quả đo chính xác nhất chiều dài của vật dưới đây. Năm học 2022-2023
  20. Trường trung học cơ sở Sơn Kim A. 5,0 cm.B. 5 cm.C. 4 cm.D. 4,0 cm. Câu 7. Trên vỏ túi nước giặt có ghi 2,1kg. Số liệu đó chỉ: A. Thể tích của cả túi nước giặt.B. Thể tích của nước giặt trong túi giặt. C. Khối lượng của cả túi nước giặt.D. Lượng nước giặt có trong túi . Câu 8. Chất tinh khiết được tạo ra từ A. một chất duy nhất. B. một nguyên tố duy nhất. C. một nguyên tử. D. hai chất khác nhau. Câu 9. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước muối. B. Hỗn hợp nước đường. C. Hỗn hợp nước và rượu.D. Hỗn hợp cát và nước Câu 10. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có A. Kích thước hạt nhỏ hơn. B. Tốc độ rơi nhỏ hơn. B. Khối lượng nhẹ hơn. D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn. Câu 11. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy. Câu 12: Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là Năm học 2022-2023
  21. Trường trung học cơ sở Sơn Kim A. Băng tan. B. Sương mù. C. Tạo thành mây. D. Mưa tuyết. Câu 13: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng. Câu 14: Một bạn học sinh làm thí nghiệm sau: Đun nóng nến (sáp) rồi đổ vào cốc và để nguội. Các quá trình chuyển thể của chất diễn ra theo thứ tự là: A. Rắn – lỏng – rắn B. Rắn – lỏng – khí C. Rắn – khí – rắn D. Lỏng – khí – rắn Câu 15. Lốp xe được làm bằng vật liệu nào? A. Gỗ.B. Nhựa.C. Gốm.D. Cao su. Câu 16. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Gỗ. II. Tự luận (6 điểm). Câu 17. (1 điểm) Năm học 2022-2023
  22. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Nêu những việc không được làm trong phòng thực hành. Câu 18:(1,5 điểm) a. Người ta thường dùng thước để đo chiều dài của một vật. Hãy chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu cách khắc phục một số thao tác sai đó. b. Mẹ bắt đầu đi chợ lúc 8 giờ 30 phút, mẹ đi đường (cả đi lẫn về) mất 15 phút, mẹ sắm mất 1 giờ 20 phút. Hỏi mẹ về đến nhà lúc mấy giờ? Câu 19. (1,0 điểm). Em hãy đề xuất cách dập lửa phù hợp cho mỗi đám cháy sau: a. Đám cháy do xăng dầu. b. Cháy do chập điện Câu 20: ( 2 điểm) a. Em hãy kể tên 2 chất ở thể rắn, 2 chất ở thể lỏng (ở điều kiện thường) mà em biết. b. Lương thực – thực phẩm tươi sống dễ bị hỏng, đặc biệt là trong môi trường nóng ẩm. Điền một số thông tin về lương thực – thực phẩm phổ biến theo mẫu sau: Lương thực, thực STT Dấu hiệu hư hỏng phẩm 1 Gạo Biến đổi màu sắc, có nấm mốc xanh 2 Thịt 3 Trái cây 4 Rau a. Tại sao xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát đĩa được làm bằng sứ? Câu 21: ( 1 điểm) c) Khai thác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển. Người ta dùng phương pháp nào để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp? Biết rằng dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước. d) Hằng năm vào mùa lũ, Đồng bằng sông Cửu Long được bù đắp một lượng phù sa rất lớn. Em hãy cho biết phù sa ở sông Cửu Long có phải là một dạng huyền phù không? Năm học 2022-2023
  23. Trường trung học cơ sở Sơn Kim 4. Hướng dẫn chấm và biểu điểm I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A D C B A D A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D B C D C B D C II. Phần tự luận: (6 điểm) Câu Nội dung Điểm 17 Những việc không được làm trong phòng thực hành: 1đ - Tự ý vào phòng thực hành, tiến hành thí nghiệm khi chưa được sự cho phép của các thầy cô giáo. - Ngửi, nếm các hoá chất. - Tự ý đổ lẫn các hoá chất vào nhau 1đ - Đổ hoá chất vào cống thoát nước hoặc ra môi trường. - Chạy, nhảy làm mất trật tự. Năm học 2022-2023
  24. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Câu 18 a. 1,5đ Thao tác sai khi đo Cách khắc phục - Chọn thước đo không phù hợp. - Ước lượng chiều dài của vật và chọn thước đo phù hợp. 0,5đ - Đặt thước đo không đúng Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật cần đo, một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước. - Đặt mắt nhìn không đúng. - Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu còn lại của thước. - Đọc và ghi kết quả không đúng - Đọc và ghi kết quả theo vạch ở thước gần nhất quy định. với đầu còn lại của vật. b. Mẹ về đến nhà lúc: 1đ 8 giờ 30 phút + 15 phút + 1 giờ 20 phút = 9 giờ 65 phút = 10 giờ 5 phút. Câu 19 * Đám cháy do xăng dầu. 1đ - Dùng cát, bình chữa cháy chuyên dụng,dùng nước * Cháy do chập điện 0,5đ -Trườnghợp thứ 1: lửa cháy khi điện chưa được ngắt: lúc này những nguyên liệu để dập cháy cần phải có khả năng cách điện. Bạn có thể lựa chọn đất hoặc cát, cành cây khô để đẩy các vật ngăn cản tiếp cận đám cháy hoặc cách ly các đồ đang 0,5đ cháy ra xa. Chú ý là tuyệt đối không được dùng nước và kim loại để dập cháy. -Trường hợp thứ 2: khi đám cháy đã được ngắt điện thì bạn sẽ dễ dàng có thể lấy bất kỳ thứ gì có khả năng dập lửa như bao tải ẩm, đất – cát, vải ẩm, bình chữa cháy CO2 Hãy cố gắng dập càng nhanh càng tốt, tìm cách ngắt điện tổng sẽ giúp bạn thực hiện dập lửa hơn. Năm học 2022-2023
  25. Trường trung học cơ sở Sơn Kim Câu 20 c. Mỗi thể HS nêu được 2 ví dụ được 0,25đ 2đ d. Lương thực, thực STT Dấu hiệu hư hỏng 0,5đ phẩm 1 Gạo Biến đổi màu sắc, có nấm mốc 0,5đ xanh 2 Thịt Biến đổi màu sắc, có mùi hôi, thịt mềm nhũn, chảy nước 3 Trái cây Chảy nước, mềm nhũn, có mùi hôi, có nấm mốc 4 Rau Vàng úa, nhũn, có mùi. 5 Cá Mềm, mang trắng, có mùi hôi c. - Xoong nồi thường được làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt, giúp quá 0,5đ trình nấu ăn nhanh hơn. - Bát, đĩa thường được làm bằng sứ vì sứ cách nhiệt tốt, khi đựng thức ăn làm cho 0,5đ thức ăn lâu nguội và người dung không bị nóng, an toàn. Câu 21 c) Dầu mỏ ít tan và nhẹ hơn nước nên để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp người 1 đ ta dùng phương pháp chiết. d) Phù sa là một loại huyền phù. Phù sa gồm các chất hữu cơ không tan, lơ lửng trong nước rổi dẩn dần lắng xuống. 0,5 đ 0,5 đ Năm học 2022-2023