Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (Có đáp án)

docx 9 trang hatrang 24/08/2022 10841
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_39_chung_minh_co_the.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (Có đáp án)

  1. NGÂN HÀNG CÂU HỎI BÀI 39: CHỨNG MINH CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT Câu 1: Chuyển hóa năng lượng là: A. Quá trình chuyển hóa chất này thành chất khác B. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này thành dạng khác C. Là tập hợp các biến đổi hóa học trong các tế bào của cơ thể sinh vật D. Là sự trao đổi các chất giữa cơ thể và môi trường Câu 2: Các chất tham gia vào quá trình hô hấp tế bào: A. Glucose, nước B. Glucose, oxygen. C. Nước, oxygen D. Carbon dioxide, nước Câu 3: Các sản phẩm tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào: A. Glucose, nước B. Glucose, oxygen. C. Nước, oxygen D. Carbon dioxide, nước, năng lượng (ATP và nhiệt.) Câu 4: Sản phẩm nào dưới đây không được thải ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường A. CO2 B. Phân C. Nước tiểu, mồ hôi D. Oxi Câu 5: Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài ? A. Phổi B. Dạ dày C. Thận D. Gan Câu 6: Cơ quan nào dự trữ chất dinh dưỡng cho cơ thể khi cần A. Gan B. Dạ dày
  2. C. Ruột non D. Tá tràng Câu 7: Tại sao những người béo phì thường là những người ít vận động? A. Ít vận động dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào ít, nên các chất dinh dưỡng không dùng hết sẽ tích trữ tạo nên các lớp mỡ. B. Ít vận động giúp tăng khả năng trao đổi chất nên cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. C. Ít vận động sẽ dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào nhiều, nên cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. D. Cơ thể cần nhiều thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng nên vận động bị hạn chế. Câu 8: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại? A. Sinh sản. B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. C. Sinh trưởng và phát triển. D. Cảm ứng. Câu 9: Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ ? A. 4 cấp độ B. 3 cấp độ C. 2 cấp độ D. 5 cấp độ Câu 10: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả ? A. Uống nước giải khát có ga B. Tắm nắng C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon D. Trồng nhiều cây xanh Câu 11: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây ? A. Bổ sung nước điện giải
  3. B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh C. Mặc ấm để che chắn gió D. Tất cả các phương án trên Câu 12: Trao đổi chất ở cấp độ tế bào có đặc điểm A. thức ăn, nước và muối khoáng từ môi trường ngoài qua các hộ cơ quan vào cơ thể đồng thời môi trường ngoài cũng và có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ. B. Thức ăn, nước và muối khoáng từ môi trường ngoài trực tiếp vào cơ thể và sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ. C. Các chất dinh dưỡng và 02 tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong. D. Môi trường trong có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ. Câu 13: Loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời là A. vitamin D. B. vitamin A. C. vitamin C. D. vitamin E. Câu 14: Điều nào sau đây đúng khi nói về tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở cơ thể A. Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở cơ thể không thay đổi
  4. B. Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá nhỏ hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại nhỏ hơn đồng hoá. C. Vào thời điểm lao động, dị hoá nhỏ hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá nhỏ hơn dị hoá. D. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái lao động. Câu 15: Muối khoáng có vai trò: A. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể. B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể. C. Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể. D. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim. Câu 16: Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt? A. Tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể B. Kích thước cơ thể tăng nên cần nhiều sắt để cơ thể hấp thụ C. Lượng sắt bổ sung này do em bé trong bụng dung nạp D. Cơ thể luôn cần chất sắt để tổng hợp nên hemoglobin. Mà trong thời kì mang thai cần nhiều hơn vì cung cấp máu và oxi nuôi em bé. Câu 17: Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào thực chất là A. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài.
  5. B. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường trong. C. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường ngoài. D. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong. Câu 18: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có đặc điểm A. Thức ăn, nước và muối khoáng từ môi trường ngoài qua các hệ cơ quan vào cơ thể đồng thời môi trường ngoài cũng tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ. B. Thức ăn, nước và muối khoáng từ môi trường ngoài trực tiếp vào cơ thể có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ. C. Các chất dinh dưỡng và 02 tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong. D. Môi trường trong có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ. Câu 19: Tại sao những người béo phì thường là những người ít vận động? A. Ít vận động dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào ít, nên các chất dinh dưỡng không dùng hết sẽ tích trữ tạo nên các lớp mỡ. B. Ít vận động giúp tăng khả năng trao đổi chất nên cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. C. Ít vận động sẽ dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào nhiều, nên cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. D. Cơ thể cần nhiều thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng nên vận động bị hạn chế. Câu 20: Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu?
  6. A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Cơ thể. Câu 21: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào? A. Tế bào và mô. B. Mô và cơ quan. C. Tế bào và cơ thể. D. Mô và cơ thể. Câu 22. Sơ đồ trên thể hiện mối quan hệ gì trong cơ thể sinh vật? Hãy mô tả bằng lời mối quan hệ đó. TRẢ LỜI – Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường. – Các hoạt động sống trong tế bào bao gồm: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng giúp tế bào lớn lên, phân chia để tạo thành các tế bào mới. Đây là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. – Các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể giúp cơ thể trao đổi chất với môi trường, đồng thời cơ thể lớn lên, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Từ đó điều khiển các hoạt động sống diễn ra trong tế bào.
  7. Câu 23. Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ thể hiện trong sơ đồ trên đối với thực vật. TRẢ LỜI Tế bào mô giậu (chứa diệp lục) là nơi diễn ra quá trình tổng hợp, tích luỹ chất dinh dưỡng (đường) và thải các sản phẩm bài tiết (khí oxygen, hơi nước). Lá cây được cấu tạo từ nhiều loại tế bào (tế bào nhu mô, tế bào khí khổng, tế bào mô dẫn, tế bào biểu bì, ) là bề mặt hấp thụ trực tiếp nguồn năng lượng ánh sáng, khí carbon dioxide cho quang hợp. Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Tế bào mô giậu, tế bào khí khổng, tế bào mô dẫn, Lá cây (môi trường trong) Môi trường ngoài. Câu 24. Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ thể hiện trong sơ đồ trên đối với động vật. TRẢ LỜI Ở động vật, mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện qua sơ đồ: Tế bào cấu tạo nên cơ quan hô hấp (tế bào dẫn khí) Cơ thể (cơ quan/ hệ hô hấp) Môi trường. – Môi trường trong cơ thể: sự trao đổi khí diễn ra ở cấp độ tế bào: trao đổi oxygen và carbon dioxide giữa tế bào và cơ thể. – Môi trường ngoài cơ thể: sự trao đổi khí diễn ra ở cấp độ cơ thể: trao đổi oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường ngoài. Câu 25. Theo em, chúng ta nên làm gì để cơ thể phát triển cân đối? TRẢ LỜI Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, luyện tập thể dục, thể thao hằng ngày, thúc đẩy cho các hoạt động sống diễn ra mạnh mẽ Cơ thể phát triển cân đối và khoẻ mạnh. Câu 26. Vì sao nói cơ thể là một khối thống nhất?Lấy một ví dụ minh họa? TRẢ LỜI
  8. - Vì các hoạt động sống ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cở sở cho các hoạt động ở cấp độ cơ thể. Các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào. -VD: Tế bào tiếp nhận và phản ứng lại kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài-> lấy các chất cần thiết từ môi trường -> thực hiện trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng -> tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động, cung cấp các sản phẩm tổng hợp cho tế bào, đồng thời thải ra môi trường các chất không cần thiết -> tế bào lớn lên -> phân chia thành tế bào mới -> cơ thể sinh trưởng và phát triển. Câu 27: a. Chứng minh rằng cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất. b. Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua. TRẢ LỜI a. Chứng minh cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất: - Cơ thể đơn bào chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng sống. - Có màng tế bào giúp bảo vệ các thành phần bên trong và ngăn cách, thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường bên ngoài. - Tế bào vừa trao đổi chất với môi trường, vừa thực hiện quá trình trao đổi và chuyển hoá năng lượng bên trong => Lớn lên, sinh sản, và cảm ứng. - Các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể. b. Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua: - Khi chạy, cơ thể lấy oxygen từ môi trường. - Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển oxygen đến từng tế bào trong cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất mạnh, sản sinh năng lượng cho phép chúng ta chạy. - Đồng thời thải ra môi trường khí carbon dioxide và mồ hôi qua da để làm mát, hạ nhiệt cho cơ thể.