Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng (Có đáp án)

doc 4 trang hatrang 24/08/2022 3781
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_16_su_phan_xa_anh_sa.doc

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng (Có đáp án)

  1. Bài 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG Câu 1 Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự phản xạ ánh sáng? A. Ánh sáng mặt trời tạo ra hiện tượng quang hợp. B. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước. C. Ánh sáng mặt trời làm pin quang điện hoạt động. D. Ánh sáng mặt trời làm nóng bếp mặt trời. Câu 2 Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng? A. Hình (1). B. Hình (2). C. Hình (3). D. Hình (4). Câu 3 Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật phản xạ ánh sáng? A. Góc phản xạ bằng góc tới. B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới. C. Tia phản xạ luôn song song với tia tới. D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến. Câu 4 Trường hợp nào sau đây có phản xạ khuếch tán? A. Ánh sáng chiếu đến mặt gương. B. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ phẳng lặng. C. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ gợn sóng. D. Ánh sáng chiếu đến tấm bạc láng, phẳng. Câu 5 Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu? A. 900 B. 750 C. 600 D. 300 Câu 6 Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng: A. 900 B. 1800 C. 00 D. 450 Câu 7 Trong các hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?
  2. A. Hình (A). B. Hình (B). C. Hình (C). D. Hình (D). Câu 8 Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng? A. Màn hình tivi B. Mặt hồ nước trong C. Mặt tờ giấy trắng D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat Câu 9 Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 300. Góc phản xạ bằng: A. 300 B. 450 C. 600 D. 150 Câu 10 Góc phản xạ là góc hợp bởi: A. Tia phản xạ và mặt gương B. Tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới C. Tia tới và pháp tuyến D. Tia tới và mặt gương Câu 11 Trên hình vẽ có một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi SI với mặt gương bằng 300 . Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ. Cách vẽ: + Vẽ pháp tuyến IN vuông góc với gương phẳng. + Vẽ tia phản xạ IR nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến tại điểm tới, sao cho góc phản xạ i’bằng góc tới i: i′=i.
  3. Vì SI hợp với mặt gương góc 300 nên góc tới i=900–300=600 Vậy i′=I = 600 Câu 12 Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống tạo với mặt đất góc 60 o . Phải đặt một gương phẳng như thế nào để chùm tia phản xạ qua gương có thể chiếu vuông góc với mặt đất? Vẽ hình? Giả thiết có: góc SIA = 60o ; góc AIK = 90o => góc SIK = 150o - Vẽ pháp tuyến của gương tại điểm tới I: IN⊥IGIN⊥IG - góc SIN = góc KIN = 75o => góc SIG = 15o => góc GIA = 75o - Gương G tạo với mặt đất góc 75o , mặt phản xạ hướng thẳng xuống như hình vẽ trên Câu 13 Tia sáng Mặt Trời nghiêng một góc α = 40 so với phương ngang. Cần đặt một gương phẳng như thế nào để đổi phương của tia sáng thành phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ: góc SIR = 180 – 40 = 140 độ Dựng phân giác IN của góc SIR
  4. Ta có: góc SIR = i + i’ => i’ = i = góc SIR/ 2 = 140/ 2 = 70 độ. IN là phân giác cũng là pháp tuyến nên ta kẻ đường thẳng vuông góc với IN tại I sẽ được gương. Góc hợp bởi gương với phương ngang: góc GIR = 90 – i = 90 – 70 = 20 độ Vậy ta phải đặt gương phẳng hợp với mặt phẳng ngang một góc 20 độ. ===