Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 24/08/2022 8721
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_34_sinh_truong_va_ph.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (Có đáp án)

  1. BÀI 34. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT Câu 1 Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào? A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển. C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau. D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau. Câu 2 Phát triển ở sinh vật là A. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào. B. những biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật, bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật. D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể, biểu hiện ở ba quá | trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. Câu 3 Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của A. mô phân sinh cành. B. mô phân sinh bên. C. mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh. Câu 4 Ở cây Một lá mầm, mô phân sinh gồm có A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên. C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ. Câu 5 Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là A. mô phân sinh đỉnh rễ. B. mô phân sinh lóng. C. mô phân sinh bên. D.mô phân sinh đỉnh thân. Câu 6 Loại mô phân sinh không có ở cây ổi là A. mô phân sinh đỉnh rễ. B. mô phân sinh lóng. C. mô phân sinh bên.
  2. D. mô phân sinh đỉnh thân. Câu 7 Sử dụng các từ gợi ý để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây nói về vòng đời của sinh vật: (1) - biến đổi lớn (7)- cá thể (2)- cây trưởng thành (8)- quần thể (3)- tạo quả (9)- hạt (4)- sinh trưởng (10)- hình thái (5)- cây non (11)- ít biến đổi. (6)- sinh sản Mỗi sinh vật đều trải qua một số giai đoạn sống khác nhau trong suốt đời sống của . Ở thực vật, vòng đời thường chia thành hai giai đoạn chính là giai đoạn và giai đoạn trong mỗi giai đoạn chính sẽ diễn ra một số biến đổi về hình thái, cấu trúc, sự thay đổi về đặc tính sinh hoá, sinh lí. Ví dụ, vòng đời của cây cam gồm các giai đoạn từ khi hạt nảy mầm thành đến và giai đoạn từ khi cây bắt đầu ra hoa, tạo quả và hình thành Ở động vật, vòng đời thường trải qua nhiều giai đoạn với sự thay đổi khác nhau, có loài có sự về hình thái như ếch (phát triển qua biến thái), có loài về hình thái như người (phát triển không qua biến thái). Thứ tự đúng để điền vào chỗ ( ) trong đoạn thông tin trên là: A. (7), (6), (4), (5), (2), (10), (9), (11), (1) B. (7), (4), (6), (5), (2), (9) (10), (1), (11) C. (8), (6), (4), (5), (2), (10), (9), (11), (1) D. (8), (4), (6), (5), (2), (9) (10), (1), (11) Câu 9 Quan sát hình bên và cho biết: Vòng đời phát triển của châu chấu trải qua mấy giai đoạn? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
  3. Câu 10 Quan sát hình bên và cho biết: Vòng đời phát triển của muỗi trải qua mấy giai đoạn? A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 11 Hãy xác định điểm khác nhau giữa các giai đoạn phát triển của châu chấu và muỗi. Qua các giai đoạn phát triển của châu chấu không có sự biến đổi lớn về hình thái, qua các giai đoạn phát triển của muỗi có sự biến đổi lớn về hình thái. Câu 12 Hai bạn A và B tranh luận với nhau, bạn A cho rằng cần tiêu diệt hết các loài bướm vì chúng sinh ra sâu bướm phá hoại mùa màng, bạn B lại cho rằng không nên tiêu diệt bướm vì chúng có lợi cho mùa màng. Từ hiểu biết về vòng đời của bướm, hãy giải thích để hai bạn hiểu về vấn đề này. Không nên tiêu diệt hoàn toàn các loại bướm mà chỉ nên tiêu diệt ở giai đoạn sâu non, vì bướm trưởng thành không phá hoại mùa màng mà còn hỗ trợ thụ phấn ở cây có hoa. Câu 13 Hãy kể tên các giai đoạn phát triển của con người từ khi mới sinh ra đến lúc trưởng thành. Các giai đoạn phát triển của con người từ khi mới sinh ra đến lúc trưởng thành bao gồm: giai đoạn sơ sinh, giai đoạn trẻ em, giai đoạn thiếu nhi, giai đoạn trưởng thành Câu 13 Hãy liệt kê ba động vật phát triển không có sự biến đổi về hình thái, ba động vật có sự biến đổi ít về hình thái và ba động vật có biến đổi lớn về hình thái qua. các giai đoạn phát triển. - Ba động vật không có biến đổi về hình thái trong quá trình phát triển: ngan, trâu, cá chép. - Ba động vật ít có biến đổi về hình thái trong quá trình phát triển: ếch, cóc, châu chấu. - Ba động vật có biến đổi lớn về hình thái trong quá trình phát triển: cánh cam, bướm, muỗi. Câu 14 Quan sát từ thực tiễn hoặc tìm hiểu trên mạng internet, hãy vẽ vòng đời của một loài côn trùng em biết.
  4. Vòng đời của muỗi Câu 15 Quan sát từ thực tiễn hoặc tìm hiểu trên mạng internet, hãy vẽ vòng đời của một con gà trống. Vòng đời của gà trống