Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 21: Nam châm điện (Có đáp án)

docx 2 trang hatrang 24/08/2022 8542
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 21: Nam châm điện (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_21_nam_cham_dien_co.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 21: Nam châm điện (Có đáp án)

  1. Bài 21: Nam châm điện Câu 1 Cấu tạo của nam châm điện gồm: A. Một lõi sắt non và cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua quấn quanh lõi sắt non. B. Một lõi thép và cuộn dây có dòng điện chạy qua dẫn quấn quanh lõi thép. C. Một lõi kim loại và cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua quấn quanh lõi kim loại. D. Tất cả các phương án trên. Câu 2 Lõi bên trong nam châm điện là: A. lõi thép. B. lõi sắt non. C. lõi đồng. D. lõi kim loại. Câu 3 Nam châm điện có lợi thế hơn nam châm vĩnh cửu là do nam châm điện: A. không phân chia cực Bắc và cực Nam. B. nóng lên khi có dòng điện chạy qua. C. có thể tăng hoặc giảm từ tính bằng cách tăng giảm độ lớn dòng điện. D. kích cỡ nhỏ hơn nam châm vĩnh cửu. Câu 4 Một cần cẩu điện có thể tạo ra một lực lớn có thể nần thùng container nặng hàng chục tấn, theo em làm thế nào để tăng lực từ của cần cẩu điện này. A. tăng độ lớn của dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn. B. giảm độ lớn của dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn. C. có thể tăng hoặc giảm độ lớn của dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn. D. không có phương án nào. Câu 5 khi đặt thanh thép vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua, hiện tượng xảy ra với thanh thép là: A. thanh thép bị nóng lên. B. thanh thép trở thành nam châm vĩnh cửu. C. thanh thép bị nhiễm điện. D. không có hiện tượng gì xảy ra với thanh thép. Câu 6 Kể tên một số thiết bị có ứng dụng của nam châm điện Nam châm điện có ứng dụng dùng trong chuông điện, cần cẩu điện, loa điện Câu 7 Để tăng từ tính của nam châm điện ngoài cách tăng độ lớn của dòng
  2. điện qua cuộn dây, em hãy đưa ra một phương án khác để có thể tăng từ tính của nam châm điện và trình bày cách tiến hành phương án đó. Ta có thể tăng từ tính của nam châm điện bằng cách tăng số vòng dây quấn quanh nam lõi sắt non. Dụng cụ gồm 1 cây đinh sắt dài khoảng 10cm, dây điện dài 2m có vỏ bọc, 2 viên pin, 1 số gim giấy - Quấn dây điện quanh cây đinh sắt khoảng 30 vòng, nối 2 đầu dây với 2 viên pin ( mắc nối tiếp) đưa lại gần kẹp giấy, ta thấy đinh sắt hút kẹp giấy - Quấn dây điện quanh cây đinh sắt khoảng 60 vòng, nối 2 đầu dây với 2 viên pin ( mắc nối tiếp) đưa lại gần kẹp giấy, ta thấy đinh sắt hút kẹp giấy nhiều hơn trường hợp 1. Điều đó chứng tỏ số vòng dây quấn quanh lõi sắt càng nhiều thì từ tính của nam châm điện càng mạnh. Câu 8 Nêu cấu tạo của nam châm điện Nam châm điện gồm 2 bộ phận chính đó là: - Lõi sắt - Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt Câu 9 Hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi ta đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua khi đặt thanh thép vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua thanh thép trở thành nam châm vĩnh cửu