Bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 33: Tập tính ở động vật (Có đáp án)

docx 6 trang hatrang 12182
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 33: Tập tính ở động vật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_7_bai_33_tap_tinh_o_dong_vat_c.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 33: Tập tính ở động vật (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI NGÂN HÀNG ĐỀ KHTN 7 BÀI 33: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT Câu 1 : Tập tính bẩm sinh là những tập tính: A.Sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. B.Sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. C.Học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. D.Học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Câu 2 : Ví dụ nào dưới đây không phải tập tính của động vật? A.Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa. B.Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn. C.Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó. D.Người giảm cân sau khi bị ốm. Câu 3 : Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? A.Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả. B.Sáo học nói tiếng người. C.Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng. D.Khỉ tập đi xe đạp. Câu 4 : Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính: (1)Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính; (2)Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính; (3)Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính; (4)Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính; A.(1),(2) B.(2),(3) C.(3),(4) D.(2),(4) Câu 5 : Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: thực vật, cơ thể, động vật, phản ứng, thích nghi. Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và (1) lại các kích thích từ môi tường bên trong hoặc bên ngoài (2) , đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật .(3) . với điều kiện sống. Cảm ứng ở .(4) thường xảy ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở .(5). thường xảy ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng. A.(1)thực vật – (2)động vật – (3)phản ứng – (4) thích nghi – (5) cơ thể. B.(1) phản ứng – (2) cơ thể – (3) thích nghi – (4) thực vật – (5) động vật. C.(1) phản ứng – (2)động vật – (3) thực vật – (4) thích nghi – (5) cơ thể.
  2. D.(1)thực vật – (2)động vật – (3)phản ứng – (4) cơ thể – (5) thích nghi. Câu 6 : Trước kì ngủ đông, gấu thường có thói quen ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng. Thói quen này ở gấu có ý nghĩa gì? A.Tăng nhiệt độ cơ thể khi mùa đông đến. B.Giúp gấu nhanh trưởng thành. C.Tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ để chuẩn bị cho quá trình ngủ đông. D.Để chuẩn bị cho quá trình sinh sản. Câu 7 : Vì sao người nông dân đặt bù nhìn trên đồng ruộng? A.Để tăng khả năng thụ phấn của cây trồng. B. Để trang trí cho thửa ruộng thêm dẹp hơn. C.Để cây trồng phát triển nhanh hơn. D.Để xua đuổi chim, thú phá hoại mùa màng. Câu 8 :Theo em, có nên tiêu diệt kiến ba khoang không? Tại sao? A.Có vì kiến ba khoang gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. B.Có vì kiến ba khoang tiêu diệt sâu hại. C.Không nên vì kiến ba khoang có vai trò tiêu diệt sâu hại. D.Không nên vì kiến ba khoang làm tổ trong đất. Câu 9 : Cho các tập tính sau ở động vật: 1.Sự di cư của cá hồi 2.Báo săn mồi 3.Nhện giăng tơ 4.Vẹt nói được tiếng người 5.Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn 6.Ếch đực kêu vào mùa sinh sản 7.Xiếc chó làm toán 8.Ve kêu vào mùa hè Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được? A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7) B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7) C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7) D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8) Câu 10 : Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất? A. Tập tính kiếm ăn B. Tập tính di cư C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ D. Tập tính sinh sản Câu 11 : Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:
  3. A. in vết B. quen nhờn C. điều kiện hóa D. học ngầm Câu 12 : Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình: A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài Câu 13 : Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập: A. in vết B. quen nhờn C. học ngầm D. điều kiện hóa Câu 14 : Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính A. học được B. bẩm sinh C. hỗn hợp D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp Câu 15 : Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai? A. Tập tính học được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm B. Tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng C. Tập tính học được là chuỗi phản ứng bẩm sinh của cơ thể. D. Số lượng tập tính học được không hạn chế. Câu 16 : Xét các trường hợp sau : 1. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính 2. Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính 3. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính 4. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17 : Tập tính động vật là A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
  4. B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại Câu 17 : Khi nói về tập tính bẩm sinh của động vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Sinh ra đã có B. Mang tính bản năng C. Dễ thay đổi D. Được quy định trong kiểu gen Câu 18 : Xét các tập tính sau : 1. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại 2. Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu 3. Ve kêu vào mùa hè 4. Học sinh nghe kể chuyện cảm động thì khóc 5. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là A. (2) và (5) B. (3) và (5) C. (3) và (4) D. (4) và (5) Câu 19 : Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật? 1.thức ăn 2.hoạt động sinh sản 3.hướng nước chảy 4.thời tiết không thuận lợi A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 20 : Dựa trên sự quan sát tập tính di chuyển của gà trong chuồng nuôi khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp để điều chỉnh nhiệt độ của chuồng bằng hệ thống đèn chiếu sáng. Sự di chuyển của gà trong chuồng nuôi thuộc dạng tập tính nào? A.Bẩm sinh B.Học được C.Hỗn hợp. D.Vùa bẩm sinh vùa hỗn hợp.
  5. Câu 21 : Tập tính ở động vật là gì? Lấy ví dụ minh họa? - Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. - Tập tính gồm 2 dạng là tập tính bẩm sinh và tập tính học được hình thành trong đời sống của cá thể động vật. Ví dụ: + Tập tính bẩm sinh: nhện giăng tơ + Tập tính học được: con người dừng phương tiện giao thông khi gặp đèn đỏ. Câu 22 : Tập tính có vai trò gì trong đời sống của sinh vật? Lấy ví dụ về ứng dụng của tập tính trong thực tiễn? - Vai trò: Tập tính giúp cho động vật tồn tại và phát triển - Ví dụ: + Dùng đèn bẫy côn trùng. + Dùng đèn chiếu sáng để điều chỉnh nhiệt độ trng chuồng nuôi gà. + Đặt bù nhìn trên đồng ruộng để xua đuổi chim, thú phá hoại cây trồng. Câu 23 : Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? Lấy ví dụ minh họa? - Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật giúp chúng bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản. -Ví dụ: Tinh tinh đực đuổi các con tinh tinh đực lạ khi chúng xâm phạm lãnh thổ của nó, Cầy hương sử dụng mùi cơ thể để đánh dấu lãnh thổ. Câu 24 : Giải thích cơ sở của các ứng dụng sau đây: huấn luyện chó kéo xe, huấn luyện khỉ làm xiếc, dùng tiếng chuông gọi cá lên ăn. - Huấn luyện chó kéo xe: Mỗi hành động mà chú chó thực hiện theo đúng yêu cầu đều được người huấn luyện tặng phần thưởng, sau nhiều lần lạp lại như vậy sẽ hình thành phản ứng với các điều kiện mà huấn luyện viên đưa ra, đó là hình thành thói quen. -Huấn luyện khỉ làm xiếc: Mỗi hành động mà chú chó thực hiện theo đúng yêu cầu đều được người huấn luyện tặng phần thưởng, sau nhiều lần lạp lại như vậy sẽ hình thành phản ứng với các điều kiện mà huấn luyện viên đưa ra, đó là hình thành thói quen. -Dùng tiếng chuông gọi cá lên ăn: Mỗi lần rung chuông, người nuôi cá sẽ cho cá ăn, sau nhiều lần lặp đi lặp lại hành động như vậy sẽ hình thành thói quen, cá sẽ có phản ứng ngoi lên mặt nước khi có tiếng chuông. Câu 25 : Hãy nêu 3 ví dụ về tập tính ở động vật. Hãy cho biết những tập tính đó hình thành khi nào và nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đó đối với động vật? Ví dụ Loại tập tính Ý nghĩa Khỉ trèo cây Bẩm sinh Di chuyển và tìm kiếm thức ăn
  6. Tinh tinh bắt cá Học được Tìm kiếm thức ăn Chuồn chuồn bay thấp khi trời Bẩm sinh Dễ dàng tìm nơi ẩn nấp sắp mưa kịp thời Câu 26 : Burhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp, và có thức ăn, mỗi khi đói bụng chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. a.Đây có phải là tập tính học được không? Tại sao? b.Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là gì? a. Đây là tập tính học được của chuột vì sau một số lần thức ăn rơi xuống chuột hình thành được thói quen dẫm lên bàn đạp để lấy thức ăn. b. Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là thức ăn. Câu 27 : Tất cả các con ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui ra và leo lên cây đề lột xác. Đây là tập tính bẩm sinh hay học được của ve sầu? Giải thích? Đây là tập tính bẩm sinh của ve sầu vì ấu trùng từ khi vừa nở ra đã có tập tính này.