Đề kiểm tra kiến thức Amin-Amino axit môn Hóa học Lớp 12

pdf 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 2200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kiến thức Amin-Amino axit môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_kien_thuc_amin_amino_axit_mon_hoa_hoc_lop_12.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra kiến thức Amin-Amino axit môn Hóa học Lớp 12

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU BÀI KIỂM TRA AMIN – AMINO AXIT ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi thành phần: HÓA HỌC 12 (Đề có 25 câu / 03 trang) Thời gian làm bài: 30 phút (không kể phát đề) Họ & tên: ___ ĐIỂM Giám khảo Lời phê Câu 1. Chất nào sau đây không chứa nguyên tử nitơ trong phân tử? A. glyxin B. metylamin C. alanin D. glucozơ (1) Lysin  2HCl X Câu 2. Cho các phản ứng sau: . Nhận định nào sau đây sai? (2) Axit Glutamic  +2NaOH Y A. Phản ứng (1) chứng tỏ trong phân tử lysin chứa 2 nhóm amino B. Phản ứng (2) chứng tỏ trong phẩn tử axit glutamic chứa 2 nhóm cacboxyl C. 1 mol chất X tác dụng tối đa với 3 mol HCl D. 1 mol chất Y tác dụng tối đa với 3 mol HCl Câu 3. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Chất X Y Z T Thuốc thử Quỳ tím Hóa xanh Không đổi màu Không đổi màu Hóa đỏ Nước brom Không có kết tủa Kết tủa trắng Không có kết tủa Không có kết tủa X, Y, Z, T lần lượt là: A. Glyxin, Alanin, Axit Glutamic, Metylamin B. Anilin, Glyxin, Metylamin, Axit Glutamic C. Axit glutamic, Metylamin, Anilin, Glyxin D. Metylamin, Anilin, Glyxin, Axit Glutamic Câu 4. Hợp chất hữu cơ nào sau đây vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ? A. valin B. đietylamin C. anilin D. phenylamoni clorua Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây làm anilin tác dụng được với nước brom? A. Do nhân thơm benzen có hệ thống liên kết ℼ bền vững B. Do ảnh hưởng của nhóm amino (NH2) làm tăng mật độ electron trên vòng benzen ở vị trí –o và –p C. Do nhân thơm benzen có tính hút electron làm giảm lực bazơ của phân tử anilin. + D. Do trên nhóm NH2 có nguyên tử N còn đôi electron tự do, dễ hút H Câu 6. Cho các dung dịch: glyxin, alanin, anilin, etylamin, trimetylamin, lysin, axit glutamic. Số dung dịch là đổi màu quỳ tím thành xanh là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 7. Cho 15 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là A. 329. B. 320. C. 480. D. 720. Câu 8. α-amino axit X no, mạch hở chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,344 lít N2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với HCl thu được 15,06 gam muối; nếu cho m gam X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là: A. 16,52 B. 9,86 C. 6,66 D. 13,32 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được V lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X tác dụng với một lượng HCl dư thì thu được (m+9,125) gam muối. Giá trị của V là: A. 5,6 B. 2,24 C. 2,8 D. 4,48 Câu 10. Cho các phát biểu sau: (1) Ở điều kiện thường, các amino axit là các chất rắn, dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt (2) Các amin có tính bazơ là do nguyên tử N còn cặp electron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton H+ (3) Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. (4) Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân. (5) Ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. (6) Anilin là chất lỏng, tan nhiều trong nước, màu đen. (7) Để rửa sạch ổng nghiệm đựng anilin, người ta rửa chúng bằng dung dịch HCl rồi rửa lại bằng nước. (8) Trong tự nhiên, các amino axit hầu hết đều là α – amino axit. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 11. α- amino axit là amino axit có nhóm amino gắn với C ở vị trí số A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12. Cho brom vào 58,125 gam anilin, thu được m gam kết tủa 2,4,6-tribromanilin. Biết H=80%, giá trị của m là: A. 165,00. B. 132,00. C. 206,25. D. 257,81. Câu 13. Trong cacao và chocolate có chứa etylphenylamin được ví như “chocolate amphetamin” – chất có tác dụng kích thích trung tâm khoái cảm của con người, giúp não tiết ra endorphin – một hormone vui vẻ nên bạn cảm thấy yêu đời hơn khi ăn chocolate. Etylphenylamin có công thức phân tử là: A. C7H9N B. C6H7N C. C8H11N D. C9H13N Câu 14. Amino axit X tác dụng với NaOH và HCl đều theo tỉ lệ mol 1:1. Vậy X không thể là: A. axit glutamic B. glyxin C. alanin D. valin Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai về ứng dụng của amino axit? A. Axit glutamic được ứng dụng làm thuốc bổ thần kinh B. Axit 6-aminohexanoic được ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất tơ nilon-6 C. Muối đinatri glutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính) D. Methionin được ứng dụng làm thuốc bổ gan Câu 16. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng? A. glyxin B. anilin C. metylamin D. etylamin Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở, bậc 1 là đồng đẳng kế tiếp thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức của 2 amin là: A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. C2H5NH2 và C3H7NH2. C. C3H7NH2 và C4H9NH2. D. CH3NH2 và CH3NHCH3 Câu 18. Bậc của amin là: A. bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm chức NH2 B. số nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử nitơ C. số nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon D. số nhóm NH2 trong phân tử amin Câu 19. Alanin và anilin cùng phản ứng với chất nào sau đây? A. dung dịch Br2 B. dung dịch HCl C. dung dịch NaOH D. dung dịch Na2CO3 Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai? A. Phân tử lysin có một nguyên tử nitơ. B. Phân tử axit glutamic có bốn nguyên tử oxi C. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai. Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. D. Các amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức. Câu 21. Cho dãy các chất: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH, (4) (C2H5)2NH, (5) NH3. Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là: A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3). Câu 22. Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n-5N (n ≥ 6). B. CnH2n+1N (n ≥ 2). C. CnH2n-1N (n ≥ 2). D. CnH2n+3N (n ≥ 1). Câu 23. Cho sơ đồ phản ứng sau: XYXZ HCl  NaOH  Br2  . Biết X, Y, Z đều là các hợp chất hữu cơ. Vậy X, Y lần lượt là: A. C6H5OH, C6H5ONa B. C6H5NH3Cl, C6H5NH2 C. C6H5NH2, C6H5NH3Cl D. CH3NH2, CH3NH3Cl Câu 24. Cho 0,05 mol anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối phenyl amoniclorua (C6H5NH3Cl) thu được là A. 25,900 gam. B. 6,475 gam. C. 19,425 gam. D. 12,950 gam. Câu 25. Amino axit X (no, mạch hở) có công thức tổng quát: NH2 – R – COOH. Biết rằng trong X phần trăm khối lượng cacbon chiếm 40,45%. Đồng phân α-amino axit của X có tên thông thường là: A. glyxin B. alanin C. anilin D. valin HẾT Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát