Đề cương ôn thi môn Hóa học 12 (Có đáp án) - Chuyên đề 13: Sự ăn mòn kim loại (Có đáp án)

doc 6 trang hatrang 27/08/2022 8590
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Hóa học 12 (Có đáp án) - Chuyên đề 13: Sự ăn mòn kim loại (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_hoa_hoc_12_co_dap_an_chuyen_de_13_su_an.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Hóa học 12 (Có đáp án) - Chuyên đề 13: Sự ăn mòn kim loại (Có đáp án)

  1. 1 CHUYÊN ĐỀ 13: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI Câu 1: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra sự ăn mòn điện hóa học? A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4. B. Đốt dây Al trong bình đựng khí O2. C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl. D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. B. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuCl2. C. Nhúng dây Al vào dung dịch HCl. D. Đốt dây thép trong bình đựng khí Cl2. Câu 3: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Nhúng thanh Al vào dung dịch CuSO4. B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng. C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch AgNO3. Câu 4: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Nhúng thanh Al vào dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và CuSO4. B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. C. Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm. D. Nhúng thanh sắt (làm bằng thép cacbon) vào dung dịch H2SO4 loãng. Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. B. Nhúng thanh hợp kim Fe-Cu vào dung dịch HCl. C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Đốt cháy bột Al trong không khí. B. Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl. C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe(NO3)3. D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá. B. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học. C. Ăn mòn hóa học làm phát sinh dòng điện. D. Để chống sự ăn mòn sắt, người ta tráng thiếc, kẽm lên sắt. Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó. B. Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH, xảy ra hiện tượng ăm mòn hóa học. C. Bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men lên bề mặt vật dụng bằng kim loại để chống sự ăn mòn kim loại. D. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển là ăn mòn hóa học. Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. D. Để một vật bằng gang (là hợp kim Fe-C) trong không khí ẩm. Câu 10: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. B. Nhúng hợp kim Zn-Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. C. Dây đồng nối với dây thép để trong không khí ẩm. D. Để một vật bằng sắt tây (sắt được tráng thiếc) bị xây xước lớp thiếc trong không khí ẩm. Câu 11: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học?
  2. 2 A. Đốt dây kim loại Mg trong khí Cl2. B. Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. C. Đốt dây kim loại Fe trong không khí O2. D. Cho lá Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. Câu 12: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Đốt bột Al trong không khí. C. Cho Fe vào dung dịch AgNO3. D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. Câu 13: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Cho lá Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô. C. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng. D. Dây đồng nối với dây thép để trong không khí ẩm. Câu 14: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho lá Zn vào dung dịch HCl. C. Những thiết bị bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. D. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4. Câu 15: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. B. Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo. C. Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. D. Đốt dây kim loại Cu nguyên chất trong khí O2. Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3. B. Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4. C. Để một vật bằng gang (là hợp kim Fe-C) trong không khí ẩm. D. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4. Câu 17: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. B. Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. C. Để một vật bằng tôn (sắt được tráng kẽm) bị xây xước lớp kẽm trong không khí ẩm. D. Nhúng hợp kim Zn-Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch HNO3. B. Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch ZnSO4. C. Để một vật bằng sắt tây (sắt được tráng thiếc) bị xây xước lớp thiếc trong không khí ẩm. D. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. Câu 19: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép. B. Cho lá Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt muối CuSO4. C. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm. D. Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HCl. Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ăn mòn điện hóa học làm phát sinh dòng điện. B. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO 3)3 và HNO3 sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. C. Để bảo vệ vỏ tàu thép, người ta gắn vào mặt ngoài vỏ tàu (phần chìm trong nước biển) những khối đồng (Cu). D. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển là ăn mòn hóa học. Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?
  3. 3 A. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước. B. Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăm mòn hóa học. C. Để chống sự ăn mòn sắt, người ta tráng thiếc, kẽm lên sắt. D. Gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O. Câu 22: Cho các nhận định sau: (a) Để chống sự ăn mòn sắt, người ta tráng thiếc, kẽm lên sắt. (b) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăm mòn điện hóa. (c) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăm mòn hóa học. (d) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp sẽ thu được khí Cl2 ở anot. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 23: Cho các nhận định sau: (a) Các thiết bị máy móc bằng sắt tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học. (b) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối. (c) Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch chứa HCl và FeCl3 sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa. (d) Ngâm lá Al trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 24: Cho các nhận định sau: (a) Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng. (b) Al là kim loại có tính lưỡng tính. (c) Bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men lên bề mặt vật dụng bằng kim loại để chống sự ăn mòn kim loại. (d) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4, sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 25: Cho các nhận định sau: (a) Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử. (b) Đồng (Cu) không khử được muối sắt(III) (Fe3+). (c) Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí. (d) Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài vỏ tàu (phần chìm trong nước biển) những khối kẽm. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 26: Cho các nhận định sau: (a) Trong quá trình ăn mòn điện hóa kim loại, luôn có dòng điện xuất hiện. (b) Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. (c) Các kim loại đều có duy nhất một số oxi hóa duy nhất trong mọi hợp chất. (d) Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 27: Cho các nhận định sau: (a) Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất khử hoặc chất oxi hóa. (b) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện. (c) Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra. (d) Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 28: Cho các nhận định sau:
  4. 4 (a) Thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. (b) Nguyên tử của các nguyên tố Na, Cr và Cu đều có một electron ở lớp ngoài cùng. (c) Trong số các kim loại: Fe, Ag, Au, Al thì Al có độ dẫn điện kém nhất. (d) Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 29: Cho các nhận định sau: (a) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá. (b) Nối thành kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ. (c) Vàng (Au) là kim loại dẻo nhất. (d) Kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 30: Cho các nhận định sau: (a) Fe2+ oxi hoá được Cu. (b) Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó. (c) Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học. (d) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 31: Cho các nhận định sau: (a) Kim loại có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau là do mật độ electron tự do khác nhau. (b) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. (c) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. (d) Ăn mòn hoá học phát sinh dòng điện. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 32: Cho các nhận định sau: (a) Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều. (b) Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3. (c) Các kim loại dẫn điện được là vì electron tự do trong tinh thể kim loại gây ra. (d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 33: Cho các nhận định sau: (a) Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được. (b) Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất. (c) Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước. (d) Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 34: Cho các nhận định sau: (a) Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá. (b) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử. (c) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn. (d) Trong một chu kì, theo chiều Z tăng, tính kim loại tăng dần. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 35: Cho các nhận định sau: (a) Phần lớn các nguyên tử kim loại đều có từ 1- 3e ở lớp ngoài cùng. (b) Kim loại nào dẫn điện tốt nhất là Cu.
  5. 5 (c) Kim loại là chất oxi hóa, ion kim loại là chất khử. (d) Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 36: Trong các trường hợp sau đây, (a) Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng. (b) Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch ZnSO4. (c) Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo. (d) Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng. Số trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 37: Trong số các trường hợp sau, có mấy trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa? (1) Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. (2) Sự gỉ của gang trong không khí ẩm. (3) Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4. (4) Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 38: Trong số các thí nghiệm sau, có mấy thí nghiệm chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học? (1) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô. (2) Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4. (3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2. (4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 39: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm. (c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. (d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Đốt bột Al trong khí O2. (2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, nguội. (3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2. (4) Cho lá hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. Số thí nghiệm mà kim loại bị ăn mòn hoá học là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 41: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nối một dây Al với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (b) Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (c) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 42: Cho các phát biểu sau: (a) Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước. (b) Nối thành kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ. (c) Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá. (d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
  6. 6 Câu 43: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; (b) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; (c) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; (d) Để miếng gang ngoài không khí ẩm. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. HẾT