Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)

doc 9 trang Phương Ly 05/07/2023 10650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu_van_lop_9_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - Củng cố lại toàn bộ kiến thức về phân môn Văn học , tiếng Việt và Tập làm văn học từ đầu năm đến nay. - Tự đánh giá được năng lực của mình trong việc tiếp thu bài. * Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, cách làm bài. * Thái độ: Học sinh có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực. 2. Năng lực hình thành và phát triển cho HS: Năng lực tư duy, năng lực sáng tạo II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Tự luận – HS làm bài kiểm tra trong vòng 90 phút . III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức Vận dụng độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ Tổng thấp cao Lĩnh vực ND Đoạn thơ - Xác định - Chỉ ra và nêu tác 4 câu “Chúng con thể thơ dụng của biện pháp 3,0 đ chiến đấu 1 câu 0,5 đ tu từ được sử dụng 30,0 % cho người 5,0% trong những câu PHẦN sống mãi, - Nêu những thơ cho sẵn. ĐỌC Việt Nam hình ảnh 1 câu 1,0 đ HIỂU ơi!” – Nam nào để nói 10,0% Hà về đất nước. - Nêu tình cảm của Số câu - số 1 câu 0,5 đ tác giả đối với đất điểm 5,0% nước. Tỉ lệ 1 câu 1,0 đ 10,0% 1
  2. PHẦN Xây dựng Viết 1 câu TẬP đoạn văn đoạn văn 2,0 đ LÀM Số câu - số 1 câu 20,0 % VĂN điểm 2,0 đ Tỉ lệ 20,0 % Văn nghị Viết bài 1 câu luận văn nghị 5,0 đ Số câu - số luận 1 50,0% điểm câu Tỉ lệ 5,0đ 50,0% Số câu 2 câu 2 câu 1 câu 1 câu 5 câu Số điểm 1,0 đ 2,0 đ 2,0 đ 5,0 đ 10,0 đ Tỉ lệ % 10,0% 20,0% 20,0% 50,0% 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA: PHẦN I: PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện yêu cầu: Đất nước Của những dòng sông Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn Ngọt lịm, những giọng hò xứ sở Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa Đất nước Của những người mẹ Mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoai Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu. Đất nước Của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép Xa nhau không hề rơi nước mắt Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt. (Chúng con chiến đấu cho người sống mãi, Việt Nam ơi! – Nam Hà) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để nói về đất nước? 2
  3. Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ dưới đây: “Đất nước Của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép” Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn thơ trên, em biết gì về tình cảm của tác giả đối với đất nước? PHẦN II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước? Câu 2 (5,0 điểm): Suy nghĩ của em về anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. V. HƯỚNG DẪN CHẤM: PHẦN I: PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1: Xác định đúng thể thơ: Tự do (0,5 điểm) Câu 2: Tác giả đã dùng những hình ảnh sau để nói về đất nước: dòng sông, giọng hò, người mẹ, người con gái, người con trai Câu 3: - Biện pháp tu từ: So sánh "đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép". (0,5 điểm) - Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp của những người con gái con trai của đất nước ta. Họ vừa đẹp vừa cứng rắn sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì Tổ quốc. (0,5 điểm) Câu 4: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Qua đó thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với đất nước. PHẦN II: PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: 2,0 điểm HS trình bày vấn đề trên bằng một đoạn văn: * Hình thức: (0,5 điểm) - Học sinh trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành - Hành văn sáng rõ, mạch lạc, cảm xúc chân thực. * Nội dung: (1,5 điểm) - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước? - Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận, nhưng phải đúng trọng tâm mà đề bài yêu cầu. + Tuổi trẻ cần ghi nhớ truyền thống hào hùng của dân tộc; ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân. + Tuổi trẻ cần ra sức học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. + Tuổi trẻ cần tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. + Tuổi trẻ cần có trách nhiệm đấu tranh chống lại những vấn đề tiêu cực trong xã hội. v.v 3
  4. Câu 2: Viết bài văn nghị luận (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh phải nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác giải thích, phân tích, bình luận và chứng minh một vấn đề qua tác phẩm cụ thể. - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức (1) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu nhân vật anh thanh niên. (2) Thân bài: - Anh thanh niên là một chàng trai có phẩm chất đáng quý, một con người bình thường, sống trong hoàn cảnh sống hết sức đặc biệt nhưng ở anh luôn có ý thức về công việc, luôn có tinh thần trách nhiệm cao về nhề nghiệp của mình, luôn tìm đến niềm vui để cân bằng đời sống tinh thần. + Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m. + Anh hiểu và thành thạo công việc. + Công việc, đặc biệt là lúc 1 giờ sáng. + Ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. + Anh tìm hạnh phúc từ công việc. Anh phát hiện đám mây khô nhờ đó mà “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.” + Dù đang một mình, nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa và “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?” + Anh tìm đến sách làm người bạn tâm tình, tổ chức cuộc sống một cách ngăn nắp, tươi tắn như: trồng hoa, nuôi gà - Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người. + Đào biếu vợ Bác lái xe củ tam thất khi nghe tin bác ốm. + Mời khách nhiệt tình, hái hoa tặng cô gái. + Trò chuyện cởi mở với mọi người. - Dù anh chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, nhưng bằng những chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phát họa được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, ý nghĩa của công việc. - Anh là một điển hình cho những người lao động đang thầm lặng cống hiến sức mình cho Tổ quốc. - Tác giả thành công nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đó là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật và khắc họa bức chân dung nhân vật chính một cách tự nhiên, để lại tình cảm tốt đẹp trong lòng người đọc. 4
  5. - Khơi gợi những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và nghệ thuật. (3) Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của anh thanh niên và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. c. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đáp ứng đầy đủ, nội dung yêu cầu, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, sự việc đầy đủ, hợp lí, sắp xếp phù hợp. Biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trình bày sạch đẹp. - Điểm 4: Bài làm cơ bản đáp ứng đầy đủ nội dung yêu cầu trên. Nhưng đảm bảo các sự việc của phần thân bài, trình bày rõ ràng. Vận dụng tương đối tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Điểm 3: Bài viết đáp ứng ½ yêu cầu trên. Còn mắc một số số lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Bài viết đáp ứng ½ yêu cầu trên. Còn mắc một số số lỗi diễn đạt, hạn chế vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Điểm 1: Bài viết sơ sài, chưa nắm rõ được cách làm bài. - Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng. HẾT 5
  6. PHÒNG GD & ĐT CÁI NƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN: 90 PHÚT (Học sinh làm vào giấy kiểm tra) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện yêu cầu: Đất nước Của những dòng sông Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn Ngọt lịm, những giọng hò xứ sở Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa Đất nước Của những người mẹ Mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoai Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu. Đất nước Của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép Xa nhau không hề rơi nước mắt Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt. (Chúng con chiến đấu cho người sống mãi, Việt Nam ơi! – Nam Hà) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để nói về đất nước? Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ dưới đây: “Đất nước Của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép” Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn thơ trên, em biết gì về tình cảm của tác giả đối với đất nước? PHẦN II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước? 6
  7. Câu 2 (5,0 điểm): Suy nghĩ của em về anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN I: PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1: Xác định đúng thể thơ: Tự do (0,5 điểm) Câu 2: Tác giả đã dùng những hình ảnh sau để nói về đất nước: dòng sông, giọng hò, người mẹ, người con gái, người con trai Câu 3: - Biện pháp tu từ: So sánh "đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép". (0,5 điểm) - Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp của những người con gái con trai của đất nước ta. Họ vừa đẹp vừa cứng rắn sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì Tổ quốc. (0,5 điểm) Câu 4: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Qua đó thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với đất nước. PHẦN II: PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) HS trình bày vấn đề trên bằng một đoạn văn: * Hình thức: (0,5 điểm) - Học sinh trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành - Hành văn sáng rõ, mạch lạc, cảm xúc chân thực. * Nội dung: (1,5 điểm) - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước? - Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận, nhưng phải đúng trọng tâm mà đề bài yêu cầu. + Tuổi trẻ cần ghi nhớ truyền thống hào hùng của dân tộc; ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân. + Tuổi trẻ cần ra sức học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. + Tuổi trẻ cần tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. + Tuổi trẻ cần có trách nhiệm đấu tranh chống lại những vấn đề tiêu cực trong xã hội. v.v Câu 2: Viết bài văn nghị luận văn học (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh phải nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác giải thích, phân tích, bình luận và chứng minh một vấn đề qua tác phẩm cụ thể. - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức (1) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu nhân vật anh thanh niên. (2) Thân bài: - Anh thanh niên là một chàng trai có phẩm chất đáng quý, một con người bình thường, sống trong hoàn cảnh sống hết sức đặc biệt nhưng ở anh luôn có ý thức về công việc, luôn 7
  8. có tinh thần trách nhiệm cao về nhề nghiệp của mình, luôn tìm đến niềm vui để cân bằng đời sống tinh thần. + Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m. + Anh hiểu và thành thạo công việc. + Công việc, đặc biệt là lúc 1 giờ sáng. + Ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. + Anh tìm hạnh phúc từ công việc. Anh phát hiện đám mây khô nhờ đó mà “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.” + Dù đang một mình, nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa và “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?” + Anh tìm đến sách làm người bạn tâm tình, tổ chức cuộc sống một cách ngăn nắp, tươi tắn như: trồng hoa, nuôi gà - Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người. + Đào biếu vợ Bác lái xe củ tam thất khi nghe tin bác ốm. + Mời khách nhiệt tình, hái hoa tặng cô gái. + Trò chuyện cởi mở với mọi người. - Dù anh chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, nhưng bằng những chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phát họa được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, ý nghĩa của công việc. - Anh là một điển hình cho những người lao động đang thầm lặng cống hiến sức mình cho Tổ quốc. - Tác giả thành công nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đó là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật và khắc họa bức chân dung nhân vật chính một cách tự nhiên, để lại tình cảm tốt đẹp trong lòng người đọc. - Khơi gợi những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và nghệ thuật. (3) Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của anh thanh niên và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. c. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đáp ứng đầy đủ, nội dung yêu cầu, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, sự việc đầy đủ, hợp lí, sắp xếp phù hợp. Biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trình bày sạch đẹp. - Điểm 4: Bài làm cơ bản đáp ứng đầy đủ nội dung yêu cầu trên. Nhưng đảm bảo các sự việc của phần thân bài, trình bày rõ ràng. Vận dụng tương đối tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 8
  9. - Điểm 3: Bài viết đáp ứng ½ yêu cầu trên. Còn mắc một số số lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Bài viết đáp ứng ½ yêu cầu trên. Còn mắc một số số lỗi diễn đạt, hạn chế vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Điểm 1: Bài viết sơ sài, chưa nắm rõ được cách làm bài. - Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng. 9