Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc 5 trang hatrang 24/08/2022 4960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2021_2022_c.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Thấp Cao I.Văn – TV: - Chép thuộc - Nêu khái - Biết cách chuyển - Thơ hiện đại lòng đoạn niệm khởi câu có khởi ngữ Việt Nam. thơ, nêu được ngữ. Tìm thành câu không có - Khởi ngữ nội dung và khởi ngữ khởi ngữ. nghệ thuật. trong câu. - Trình bày, nhận diện. Số câu 1 1/2 1/2 2 Số điểm 2 1 1 4 Tỉ lệ % 20% 10% 10% 40% II. TLV: Viết được mở Trình bày - Có sử dụng các - Có sự sáng Văn nghị bài và kết bài được bài văn yếu tố như: miêu tạo trong luận xã hội của bài văn nghị luận tả, biểu cảm trong cách dùng nghị luận văn nghị luận từ, diễn đạt. - Nội dung phong phú, có ý tưởng độc đáo, mới lạ. Số câu 1 Số điểm 1 2 2 1 6 Tỉ lệ % 10% 20% 20% 10% 60% TS câu 3 TS điểm 3 3 3 1 10 Tỉ lệ % 30 % 30 % 30 % 10 % 100 %
  2. PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS SUỐI DÂY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2021 – 2022 Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) I. VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1: (2 đ) Đọc câu thơ sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ” Hãy chép 2 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai? Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên là gì ? Câu 2: (2 đ) a. Khởi ngữ là gì? b. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu câu có khởi ngữ. Làm bài, anh ấy làm cẩn thận lắm. II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong kiểm tra thi cử. HẾT
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN NGŨ VĂN 9 (NĂM HỌC: 2021 – 2022) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I.Văn- Tiếng Việt: Câu 1: * Học sinh chép hai câu thơ tiếp theo: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 0,25đ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. 0,25đ Đoạn thơ trích trong bài Viếng lăng Bác, tác giả Viễn 0,5đ Phương. * Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: 0,5đ + Đoạn thơ thể hiện niềm kính yêu chân thành của tác giả, của nhân dân Việt Nam khi vào viếng lăng Bác; qua đó ca ngợi sự vĩ đại, lớn lao, cao cả của Người. 0,5đ + Sử dụng ẩn dụ đặc sắc “mặt trời trong lăng” – Bác; “ bảy mươi chín mùa xuân”- Bác bảy mươi chín tuổi, nhằm nhấn mạnh Bác vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Câu 2: a) Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên 0,5đ đề tài được nói đến trong câu. b/ Khởi ngữ trong câu: Làm bài 0,5đ - Viết thành câu không có khởi ngữ: 1đ Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. II.Tập Làm Văn: Mở bài: 1,0đ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hành vi gian lận trong thi cử của học sinh. Thân bài: - Giải thích: Gian lận trong thi cử là những hành vi học sinh vi phạm qui chế trong các kì thi, kiểm tra như quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, trao đổi bài - Hiện trạng 4,0đ Trong những kì thi, những giờ kiểm tra xảy ra rất nhiều trường hợp các em học sinh giấu tài liệu mang vào phòng thi để chép bài.
  4. Học sinh lén lút bàn luận, trao đổi bài khi giám thị không để ý. Nghiêm trọng hơn có những trường hợp học sinh mang thiết bị công nghệ cao như điện thoại, tai nghe không dây, để tra cứu đáp án. - Nguyên nhân Chủ quan: các em học sinh lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích. Khách quan: đề thi dài và khó, thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích, - Hậu quả Tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em. Các em không nắm vững kiến thức bài học. - Giải pháp khắc phục Bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm 1,0 khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Kết bài Chốt lại vấn đề và đưa ra bài học cho bản thân *Yêu cầu: Viết đúng yêu cầu đề bài - nghị luận xã hội , trình bày mạch lạc, trôi chảy, bài viết thể hiện được cảm xúc; khuyến khích học sinh có kỹ năng so sánh, mở rộng, thể hiện quan điểm cá nhân đúng đắn ( học sinh có thể trình bày theo cách cá nhân nhưng vẫn đảm bảo các ý chính, sắp xếp mạch lạc là đạt yêu cầu) *Biểu điểm: Điểm 5,6: bài viết bố cục 3 phần theo dàn bài, đúng thể loại nghị luận; phân tích, chứng minh, dẫn chứng hợp lí, văn mạch lạc trôi chảy; không sai diễn đạt, dùng từ, chính tả, đặt câu. Điểm 3,4: bài viết bố cục 3 phần theo dàn bài, đúng thể loại nghị luận; phân
  5. tích, chứng minh, dẫn chứng tương đối hợp lí, văn mạch lạc trôi chảy; sai vài lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, đặt câu. Điểm 1,2: không đạt được điểm 3,4.