Đề khảo sát chất lượng học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã Nghi Sơn (Có đáp án)

doc 5 trang Phương Ly 05/07/2023 34720
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã Nghi Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu_va.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì I năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã Nghi Sơn (Có đáp án)

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9 Phần Câu Yêu cầu Điểm 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5đ - Theo tác giả bài viết, để theo đuổi ước mơ, chúng ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để 2 nuôi dưỡng ước mơ. Nhiều khi phải chấp nhận đứng lên 0,5đ chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi phải đối mặt với cô đơn, thất vọng - Lời dẫn trực tiếp: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ”. - Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Kim Woo Chung, người 3 sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách 1,0đ “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” I. rằng, lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là ĐỌC động lực thay đổi thế giới. Ông cam đoan rằng tất cả những HIỂU người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có (3.0đ) những ước mơ lớn khi còn trẻ. Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, song lí giải phải phù hợp với quan điểm nhận thức chung. Dưới đây là một gợi ý: - Đồng ý “Ước mơ là động lực thay đổi thế giới” - Lý giải: + Khi có ước mơ con người sẽ tìm ra mục đích sống, đích 1,0đ 4 đến, nhìn thấy lý tưởng của mình. + Khao khát, ước mơ chính là động lực để con người rèn luyện, tu dưỡng, phát triển bản thân + Ước mơ khiến con người có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn =>Làm nên những thành công không ngờ tới, những điều được xem là phi thường. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có đủ các phần mở 0.25đ đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: nêu được vấn đề, phát triển đoạn: triển khai được vấn đề, kết đoạn: kết luận II. được vấn đề. TẠO b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Suy nghĩ về vai trò 0.25 đ LẬP Câ u 1 của ước mơ trong cuộc sống VĂN (2.0đ) c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các 1.0đ BẢN thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (7.0đ) Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: * Giải thích: - Ước mơ” là những mong muốn, nguyện ước tốt đẹp mà con người mong muốn có được trong tương lai.
  2. * Bàn luận: - Người có ước mơ mới có động lực làm việc, học tập và cống hiến cho xã hội. Khi mỗi con người trên con đường thực hiện ước mơ của mình cũng chính là đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển. - Trên con đường thực hiện ước mơ chúng ta có thể gặp những khó khăn thử thách, khi vượt qua được thử thách đó chúng ta sẽ có thêm những bài học quý giá để hoàn thiện bản thân mình. - Người sống có ước mơ sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn. - Khi theo đuổi ước mơ, chúng ta sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu như kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ (Quá trình bàn luận phải lấy được dẫn chứng. Dẫn chứng phải phù hợp với lí lẽ đã nêu) - Phản đề: Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông. * Bài học nhận thức và hành động: - Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. - Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0.25đ đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25đ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt A. Lựa chọn 1: Viết bài văn tự sự. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn kể chuyện: Có đầy đủ 0.25 Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng đối tượng cần kể: Trong vai ông Sáu kể 0.25 lại câu chuyện về hai cha con ở hai giai đoạn: lúc về phép thăm nhà và khi ở chiến khu. c. Nội dung kể chuyện: Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách. Dưới đây là một một số định hướng cho 4.0 việc chấm bài. *Giới thiệu câu chuyện: - Ông Sáu tự giới thiệu về mình: Là một người lính cách 0.5đ mạng, xa nhà đi kháng chiến, mấy năm ròng không được gặp con gái, chỉ biết ngắm nhìn con qua ảnh *Diễn biến chính: HS dựa vào cốt truyện của Nguyễn 3.0đ Quang Sáng để kể lại câu chuyện: - Kể về những ngày nghỉ phép: Câu 2 + Vui mừng khi gặp lại con nhưng con sợ hãi, không nhận (5.0đ) ba (Kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận và độc thoại nội tâm) + Bé Thu từ chối mọi quan tâm, chăm sóc thậm chí hất văng
  3. cái trứng ra khỏi bát khi được ba gắp. + Tức giận mà lỡ tay đánh con → (Thể hiện được cảm xúc hối hận khôn nguôi) + Ngày lên đường, bé Thu khóc và gọi cha - Kể về những ngày ở chiến khu: + Thương nhớ con + Tìm được khúc ngà voi và làm chiếc lược tặng con (Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật khi tìm thấy nguyên liệu để tự tay làm lược cho con) + Trước lúc hi sinh gửi lại chiếc lược cho đồng đội nhờ chuyển đến bé Thu (Việc kể chuyện phải chuyển đổi ngôi kể phù hợp. Vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm phù hợp với điểm nhìn trần thuật. Tránh việc tóm tắt văn bản đơn thuần) * Kết thúc câu chuyện: Tình cảm của người kể. Liên hệ với 0.5đ bản thân. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có tình cảm sâu sắc, 0.25 chân thành. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. B. Lựa chọn 2: Viết bài nghị luận văn học a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 0.25 Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận 1 đoạn trích 0.25 trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập 4.0 luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Vài nét về tác giả, tác phẩm, cảm nhận chung về đoạn 0.5 trích. * Lần lượt nêu cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của 3.0 những người lính trong đoạn trích. - Cảm nhận về hoàn cảnh xuất thân của những người 0,5 lính: Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. - Cảm nhận về sự tương đồng trong nhiệm vụ và lí tưởng 0,5 sống của người lính: Mỗi người một quê hương khác nhau và họ là những người xa lạ với nhau nhưng họ đều tập trung tại đây, đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc - Hoàn cảnh gian khổ khó khăn đã gắn kết tình cảm 0,5 người lính: Hoàn cảnh chiến đấu nơi quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương chỉ có tấm chăn mỏng để đắp
  4. chung, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau - Sự thiêng liêng, cao cả trong tình đồng chí: Tình đồng 0,5 chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua những gian khổ, khó khăn. - Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, tình đồng chí 0,5 thiêng liêng. “Đồng chí”: không chỉ là sự gắn bó thân tình mà còn là chung chí hướng cao cả. Những người chiến sĩ hòa vào với nhau trong mối giao cảm với tư cách là những quân nhân. Vì thế, hai tiếng “đồng chí” vừa thân mật, giản dị, cao quý, lớn lao. - Dòng thơ thứ bảy đặc biệt ở chỗ: Chỉ gồm 1 từ, hai 0,5 tiếng: "đồng chí" được tách ra riêng biệt. Dòng thơ này đánh dấu mốc mới trong mạch cảm xúc, bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Đồng thời là cái bản lề, nối kết mạch thơ ở những đoạn tiếp theo. * Đánh giá chung: - Đề tài về người lính của Chính Hữu được biểu hiện một 0.5 cách cảm động, sâu lắng nhờ sự khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính. Qua bảy dòng thơ đầu Chính Hữu đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội, đồng chí, làm cơ sở cho sự phát triển tình đồng chí ở những khổ thơ sau đó và góp phần tạo nên thành công chung của bài thơ. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0.25 đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. * Lưu ý khi chấm bài: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.