Đề kiểm tra cuối học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng Giáo dục và đào tạo quận Cầu Giấy (Có đáp án)

docx 2 trang Phương Ly 05/07/2023 15402
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng Giáo dục và đào tạo quận Cầu Giấy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu_van_lop.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng Giáo dục và đào tạo quận Cầu Giấy (Có đáp án)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn thi: NGỮ VĂN - LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 18/04/2023 Phần I (6.0 điểm). Tác giả Y Phương đã gửi gắm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương sâu sắc trong những vần thơ sau: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tâm lòng” (Nói với con, Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) 1. Bài thơ Nói với con được sáng tác vào năm nào? Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng được sáng tác trong thời gian đó và nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. 2. Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ Nói với con. 3. Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - diễn dịch - tổng hợp làm rõ những điều người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và phép nối để liên kết câu (gạch dưới, chú thích rõ một thành phần tình thái và từ ngữ dùng làm phép nối). 4. Theo em, việc lặp đi lặp lại từ ngữ “sống” và “không chê” trong hai câu thơ sau có tác dụng gì? “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói” Phần II (4.0 điểm). Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Dù bao năm trôi qua, phong cách nhà thay đổi, gian bếp cũng hiện đại hơn nhưng mâm cơm Việt luôn là hình tròn. Trong tín ngưỡng dân gian, hình tròn gợi nhắc tới sự vẹn nguyên, như mặt trăng, mặt trời, hình tượng bánh dày đã gắn liền với tâm thức người Việt. Hai tiếng “sum vầy” hay “quây quần” có ý nghĩa lớn lao với người Việt và chỉ bên mâm cơm hình tròn, người ta mới cảm nhận hết được tinh thần ấy. Hình tròn chẳng có điểm đầu, cũng không có điểm kết, như những giá trị truyền thống cứ tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bên mâm cơm hình tròn, không có ai bị bỏ lại trong những cuộc trò chuyện. Mâm cơm nhỏ, đủ để dựng vải chiếc chén đĩa, đủ để người nhà có thể lắng nghe nhau, đủ để những cánh tay vươn ra gắp cho nhau miếng ngon không bị chới với, đủ để những câu chuyện bên mâm cơm không phải lớn tiếng, gắt gỏng hay khó chịu.” (Theo htps://www.tuoitre.vn, Những bữa cơm Việt truyền thống thắm đượm vị yêu thương) 1. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn in đậm trong phần trích trên thuộc kiểu câu nào? Gọi tên và chỉ rõ một phép liên kết giữa câu văn in đậm với câu liền trước nó. 2. Theo đoạn trích trên, mâm cơm hình tròn của người Việt mang những ý nghĩa gì? 3. Từ phần trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy) về ý kiến: Hãy trân trọng mỗi bữa cơm gia đình. * HẾT * Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1.0 điểm); 2 (0.5 điểm); 3 (3.5 điểm); 4 (1.0 điểm). Điểm phần II: 1 (1.0 điểm); 2 (1.0 điểm); 3 (2.0 điểm). (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn thi: NGỮ VĂN - LỚP 9 HƯỚNG DẪN CHẤM Ngày thi: 18/04/2023 Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm I 1 - Nêu năm sáng tác của bài thơ Nói với con: 1980. 0.5 (6.0 - Nêu đúng một tác phẩm khác cùng năm sáng tác: Mùa xuân nho nhỏ - tác giả Thanh Hải. 0.5 điểm) 2 Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo ý cơ bản sau: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống. 0.5 (Nếu học sinh chỉ nêu nội dung từng phần của bài thơ mà không làm rõ sự phát triển của mạch cảm xúc thì cho 0.25 điểm) 3 Hình thức: - Trình bày đoạn văn theo đúng phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp; 0.5 - Sử dụng đúng; gạch dưới, chú thích rõ một thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ dùng làm phép nối; 0.5 - Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề; diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5 Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, ) để làm nổi bật những điều người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng: - Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ; - Con được đùm bọc bởi quê hương; Từ đó, cha gửi gắm lời nhắn nhủ tha thiết: con hãy khắc ghi những tình cảm cội nguồn; trân 2.0 trọng gia đình, quê hương. (Lưu ý: Nếu học sinh chỉ diễn xuôi lại khổ thơ mà không chú ý khai thác các tín hiệu nghệ thuật, cán bộ chấm cho không quá 1.0 điểm) 4 Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nhấn mạnh sức sống bền bỉ, mãnh liệt và thái độ sống tích cực, sự gắn bó, ân nghĩa với quê hương của người đồng mình; 0.5 - Tạo nhịp điệu mạnh mẽ cho đoạn thơ; thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả với những con người của quê hương. 0.5 II 1 - Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn in đậm thuộc kiểu câu ghép. 0.5 (4.0 - Học sinh gọi tên và chỉ rõ từ ngữ của 01 phép liên kết. Ví dụ: phép lặp qua từ “người Việt” 0.5 điểm) (2 lần). 2 Theo tác giả bài viết, mâm cơm hình tròn của người Việt mang ý nghĩa: - Mang ý nghĩa của tín ngưỡng dân gian, gợi nhắc tới sự vẹn nguyên; - Giúp người ta cảm nhận được ý nghĩa của sự “sum vầy” hay “quây quần”; 1.0 - Thể hiện những giá trị truyền thống cứ tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác; - Thuận tiện trong sinh hoạt và giúp mọi người trong gia đình gắn kết, yêu thương. (Học sinh có thể tách ý hoặc ghi lại theo nội dung đoạn trích) 3 Hình thức: Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề; lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp; diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5 Nội dung: - Hiểu được vấn đề cần nghị luận: Hãy trân trọng mỗi bữa cơm gia đình. - Bàn luận xác đáng về vấn đề cần nghị luận; thể hiện được chính kiến của cá nhân (đồng ý, không đồng ý hoặc có ý kiến khác) nhưng phải có lí giải thuyết phục, phù hợp với chuẩn 1.5 mực đạo đức, xã hội. - Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Tổng điểm (phần I và phần II) 10.0