Bộ tài liệu đoạn trích truyện Ngữ văn 9 ôn thi vào THPT

docx 143 trang hatrang 24/08/2022 9460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ tài liệu đoạn trích truyện Ngữ văn 9 ôn thi vào THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_tai_lieu_doan_trich_truyen_ngu_van_9_on_thi_vao_thpt.docx

Nội dung text: Bộ tài liệu đoạn trích truyện Ngữ văn 9 ôn thi vào THPT

  1. BỘ TÀI LIỆU ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN NGỮ VĂN 9 ÔN THI VÀO THPT CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – NGUYỄN DỮ (4 ĐỀ) Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: “ Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng: -Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được. Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng: -Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẫn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu tàn rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.” (Chuyện người con gái Nam Xương – SGK Ngữ văn 9 tập 1) A.Dàn ý: Phần Nội dung 1. Mở bài: Giới thiệu nhà văn, tác phẩm và vấn đề nghị luận: I. Mở - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Khái quát về vẻ đẹp của Vũ Nương qua đoạn Người biên soạn: Tham Nguyen
  2. trích: đẹp người, đẹp nết, yêu thương chồng rất mực - Trích dẫn đoạn trích 1. Khái quát: - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. - - Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. - Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Truyện có sức hấp dẫn người đọc bởi các chi tiết đắt giá, các yếu tố hoang đường kì ảo - Tóm tắt truyện: II.Thân Chuyện kể về Vũ Nương, quê ở Nam Xương đẹp người đẹp nết, lấy chồng là bài Trương Sinh – con nhà giàu, ít học, tính đa nghi, cả ghen. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải đi lính. Ở nhà, Vũ Nương sinh được con trai đặt tên là Đản. Nàng chăm sóc con và mẹ chồng chu đáo, lo thuốc thang, cầu khấn thần Phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất. Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực phân trần, giải thích nhưng Trương Sinh không nghe, thậm chí còn mắng nhiếc đánh đuổi đi. Vũ Nương không minh oan được bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng không chết do được các nàng tiên cứu. Dưới thuỷ cung, tình cờ nàng gặp người cùng làng là Phan Lang. Nghe kể chuyện nhà, Vũ Nương rơm rớm nước mắt và muốn trở về dương gian. Phan Lang về nói với Trương Sinh, chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ giữa dòng sông, nói với chồng vài lời cảm tạ rồi biến mất. 2. Cảm nhận về Vũ Nương a. Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh, khéo léo, tế nhị, biết nhún nhường. (chứng minh qua lời giới thiệu của của tác giả và cách ứng xử của nàng với Trương Sinh) - Nguyễn Dữ đã giới thiệu “Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. => nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có một tâm hồn đẹp, ở nàng hội tụ đầy đủ cả Người biên soạn: Tham Nguyen
  3. công – dung – ngôn – hạnh. - Trương Sinh đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Chi tiết này càng tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương. - Giữa hai nhân vật có sự cách bức. + Vũ Nương xinh đẹp nết na đức hạnh thì Trương Sinh lại có tính đa nghi. + Trương Sinh có cái quyền của một người đàn ông trong xã hội phong kiến Nam quyền, có quyền của nhà giàu đã phải bỏ trăm lạng vàng để cưới vợ. =>Cuộc sống của Vũ Nương sẽ gặp rất nhiều khó khăn. + Hơn thế nữa, Trương Sinh với vợi lại luôn phòng ngừa quá sức + Nhưng Vũ Nương luôn giữa gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng phải đến thất hòa. => VN là một người phụ nữ khéo léo, tế nhị b. Vũ Nương còn là một người vợ yêu thương chồng. (chứng minh qua lời nói của Vũ Nương khi tiễn chồng ra trận) - Trương Sinh và Vũ Nương cưới nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận bởi Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên phải đi lính vào buổi đầu. - Lúc tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy mà rằng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. => Trong lời nói của Vũ Nương ta nhận ra tình cảm tha thiêt mà nàng dành cho chồng. + Mong ước của nàng thật giản dị. + Nàng mong chồng trở về bình yên chứ không cần công danh hiển hách, ko cần phú quý vinh hoa. Nàng sợ con nàng khi chào đời sẽ ko có được sự chăm sóc, yêu thương của cả bố và mẹ, không muốn hôn nhân vừa đến đã tàn. - Nàng lo cho nỗi vất vả, an nguy của chồng nơi chiến trận và dự cảm cả nỗi cô đơn trong những ngày vắng bóng chồng: Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” + Lời nói của nàng thật khiến người đọc cảm động + Nàng không một lời than vãn về những vất vả mà mình sẽ phải gánh vác. + Nàng chỉ sợ một ngày kia chồng chẳng thể trở về, sợ rằng một mình nàng sẽ Người biên soạn: Tham Nguyen
  4. phải trải qua những tháng ngày nhớ nhung, trống trải. => Những lời nói của Vũ Nương cảm động đến mức khiến cho những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽ người đọc cũng không khỏi động lòng. - Liên hệ: chị Dậu: Tấm lòng, tình yêu thương chồng của Vũ Nương khiến ta nhớ đến nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. 3. Đánh giá *Đánh giá về nội dung và nghệ thuật - Bằng việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ (trần thuật và đối thoại) giàu tính ước lệ - (lời văn biền ngẫu), kết hợp miêu tả hành động; dùng nhiều điển tích, điển cố, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật VN – một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. - Nàng chính là hình ảnh đại diện của những người phụ nữ trong xã hội xưa – những con người dù cho cuộc sống có nhiều trái ngang, bất hạnh nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ. - Qua đoạn trích, người đọc thấy được tấm lòng yêu mến, trân trọng của tác giả Nguyễn Dữ dành cho những người phụ nữ trong xã hội xưa * Mở rộng nâng cao vấn đề, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học: - Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã khẳng định vị thế nhưng vẫn còn phải chịu nhiều bất công, thiệt thòi (bị bạo hành, bóc lột, lạm dụng ). Để hạnh phúc, người phụ nữ phải luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, độc lập, tự chủ và nỗ lực đấu tranh đạt đến sự bình đẳng. - Trân trọng, tôn vinh phụ nữ là biểu hiện quan trọng và rõ nhất của tiến bộ xã hội và hạnh phúc gia đình. -Nhận xét chung về đoạn trích III.Kết - Đoạn trích khơi gợi tình cảm gì bài - Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích Bài viết tham khảo: I.MỞ BÀI: Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao, ông sống trong thời gian nhà Lê bắt đầu khủng khoảng, các tập đoàn phong kiến tranh quyền, đoạt vị với nhau. Bởi vậy ông ra làm quan không lâu sau đó lui về ở ẩn. Thời gian lui về ở ẩn, ông sưu tầm các truyện dân gian để sáng tác lại thành tập “Truyền kì mạn lục”. Trong số hai mươi truyện của truyền kì mạn lục, nổi bật nhất là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Tác phẩm vừa giàu giá Người biên soạn: Tham Nguyen
  5. trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Đọc tác phẩm này người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật Vũ Nương- một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, yêu chồng hết mực. Đến với đoạn trích sau ta sẽ thấy được điều đó: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. [ ] Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.” II.THÂN BÀI: 1. Khái quát chung về tác phẩm *Khái quát “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. - Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Truyện có sức hấp dẫn người đọc bởi các chi tiết đắt giá, các yếu tố hoang đường kì ảo *Tóm tắt Chuyện kể về Vũ Nương, quê ở Nam Xương đẹp người đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh – con nhà giàu, ít học, tính đa nghi, cả ghen. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải đi lính. Ở nhà, Vũ Nương sinh được con trai đặt tên là Đản. Nàng chăm sóc con và mẹ chồng chu đáo, lo thuốc thang, cầu khấn thần Phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất. Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực phân trần, giải thích nhưng Trương Sinh không nghe, thậm chí còn mắng nhiếc đánh đuổi đi. Vũ Nương không minh oan được bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng không chết do được các nàng tiên cứu. Dưới thuỷ cung, tình cờ nàng gặp người cùng làng là Phan Lang. Nghe kể chuyện nhà, Vũ Nương rơm rớm nước mắt và muốn trở về dương gian. Phan Lang về nói với Trương Sinh, chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ giữa dòng sông, nói với chồng vài lời cảm tạ rồi biến mất. 2. Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích a. Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh, khéo léo, tế nhị, biết nhún nhường. Điều đó được thể hiện trong lời giới thiệu của của tác giả và trong chính cuộc sống của nàng với Trương Sinh. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã giới thiệu “Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt Người biên soạn: Tham Nguyen
  6. đẹp”. Như vậy, chỉ với một câu nói ngắn gọn, Nguyễn Du đã khái quát một cách đầy đủ và trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có một tâm hồn đẹp, ở nàng hội tụ đầy đủ cả công – dung – ngôn – hạnh. Và cũng bởi mến vì dung hạnh của nàng nên Trương Sinh đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Chi tiết này càng tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương. Nhưng điều đó có nghĩa là ngay ở phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Dữ đã xây dựng giữa hai nhân vật này là một sự cách bức. Nếu như Vũ Nương xinh đẹp nết na đức hạnh thì Trương Sinh lại có tính đa nghi. Trương Sinh lại có cái quyền của một người đàn ông trong xã hội phong kiến Nam quyền, có quyền của nhà giàu đã phải bỏ trăm lạng vàng để cưới vợ. Với sự cách bức như thế thì hẳn là cuộc sống của Vũ Nương sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, Trương Sinh với vợi lại luôn phòng ngừa quá sức nhưng Vũ Nương luôn giữa gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng phải đến thất hòa. Nếu không phải là một người phụ nữ khéo léo, tế nhị thì hẳn là nàng sẽ không giữ được hòa khí trong gia đình như vậy. b. Không chỉ là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh , Vũ Nương còn là một người vợ yêu thồng, một người mẹ thương con và luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Vẻ đẹp ấy của nàng được Nguyễn Du làm nổi bật khi Trương Sinh ra trận. Trương Sinh và Vũ Nương cưới nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận bởi Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên phải đi lính vào buổi đầu. Lúc tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy mà rằng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Trong lời nói của Vũ Nương ta nhận ra tình cảm tha thiêt mà nàng dành cho chồng. Mong ước của nàng thật giản dị! Nàng mong chồng trở về bình yên chứ không cần công danh hiển hách, ko cần phú quý vinh hoa. Nàng sợ con nàng khi chào đời sẽ ko có được sự chăm sóc, yêu thương của cả bố và mẹ, không muốn hôn nhân vừa đến đã tàn. Ko chỉ vậy, nàng còn lo cho nỗi vất vả, an nguy của chồng nơi chiến trận và dự cảm cả nỗi cô đơn trong những ngày vắng bóng chồng: Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” Lời nói của nàng thật khiến người đọc cảm động. Nàng không một lời than vãn về những vất vả mà mình sẽ phải gánh vác. Nàng chỉ sợ một ngày kia chồng chẳng thể trở về, sợ rằng một mình nàng sẽ phải trải qua những tháng ngày nhớ nhung, trống trải. Những lời nói của Vũ Nương cảm động đến mức khiến cho những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽ người đọc cũng không khỏi động lòng. Tấm lòng, tình yêu thương chồng của Vũ Nương khiến ta nhớ đến nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Dù chỉ là một người Người biên soạn: Tham Nguyen
  7. phụ nữ nông dân thấp cổ bé họng nhưng chị đã liều mạng để bảo vệ chồng. Có thể nói rằng tấm lòng thủy chung son sắt, tình yêu thương dành cho chồng con chính là những nét chung đẹp đẽ trong tâm hồn của những người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng. 3.Đánh giá Bằng việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ (trần thuật và đối thoại) giàu tính ước lệ - (lời văn biền ngẫu), kết hợp miêu tả hành động; dùng nhiều điển tích, điển cố, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật VN – một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng chính là hình ảnh đại diện của những người phụ nữ trong xã hội xưa – những con người dù cho cuộc sống có nhiều trái ngang, bất hạnh nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ. Qua đoạn trích, người đọc thấy được tấm lòng yêu mến, trân trọng của tác giả Nguyễn Dữ dành cho những người phụ nữ trong xã hội xưa.Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã khẳng định vị thế nhưng vẫn còn phải chịu nhiều bất công, thiệt thòi (bị bạo hành, bóc lột, lạm dụng ). Để hạnh phúc, người phụ nữ phải luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, độc lập, tự chủ và nỗ lực đấu tranh đạt đến sự bình đẳng. Nhưng dù ở xã hội nào, dù cuôc đời và số phận có ra sao thì họ vẫn xứng đáng để ta yêu thương và trân trọng. III.KẾT BÀI: Có thể nói trong “Chuyện người con gái Nam Xương” thì đoạn trích trên là một trong những đoạn truyện độc đáo nhất. Đoạn trích đã khơi gợi trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta thêm cảm phục trước tài năng của nhà văn, thêm trân trọng, yêu mến những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Từ hình ảnh của nhân vật Vũ Nương, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta cần biết trân trọng và yêu thương những người phụ nữ ngay chính xung quanh mình. Và có lẽ cũng chính vì thế mà sau bao thăng trầm của lịch sử, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc. Người biên soạn: Tham Nguyen
  8. Đề 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương qua đoạn trích sau: “ Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san! Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được, bà mẹ cũng vì nhớ con mà dân sinh ổm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng: - Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. ( ) Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ Bà cụ nói xong thì mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình." (Chuyện người con gái Nam Xương – SGK Ngữ văn 9 tập 1) A.Dàn ý: Phần Nội dung 1. Mở bài: Giới thiệu nhà văn, tác phẩm và vấn đề nghị luận: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: I. Mở - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Khái quát về vẻ đẹp của Vũ Nương qua đoạn bài trích: Yêu chồng, thủy chung, hiếu thảo - Trích dẫn đoạn trích 1. Khái quát: II.Thân *Khái quát bài - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích Người biên soạn: Tham Nguyen
  9. trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. - - Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. - Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Truyện có sức hấp dẫn người đọc bởi các chi tiết đắt giá, các yếu tố hoang đường kì ảo - Tóm tắt truyện: Chuyện kể về Vũ Nương, quê ở Nam Xương đẹp người đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh – con nhà giàu, ít học, tính đa nghi, cả ghen. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải đi lính. Ở nhà, Vũ Nương sinh được con trai đặt tên là Đản. Nàng chăm sóc con và mẹ chồng chu đáo, lo thuốc thang, cầu khấn thần Phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất. Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực phân trần, giải thích nhưng Trương Sinh không nghe, thậm chí còn mắng nhiếc đánh đuổi đi. Vũ Nương không minh oan được bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng không chết do được các nàng tiên cứu. Dưới thuỷ cung, tình cờ nàng gặp người cùng làng là Phan Lang. Nghe kể chuyện nhà, Vũ Nương rơm rớm nước mắt và muốn trở về dương gian. Phan Lang về nói với Trương Sinh, chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ giữa dòng sông, nói với chồng vài lời cảm tạ rồi biến mất. 2. Cảm nhận về Vũ Nương a. Vũ Nương còn là một người vợ yêu thương chồng. (chứng minh qua lời nói của Vũ Nương khi tiễn chồng ra trận) - Trương Sinh và Vũ Nương cưới nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận bởi Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên phải đi lính vào buổi đầu. - Lúc tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy mà rằng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. => Trong lời nói của Vũ Nương ta nhận ra tình cảm tha thiêt mà nàng dành cho chồng. Người biên soạn: Tham Nguyen
  10. + Mong ước của nàng thật giản dị. + Nàng mong chồng trở về bình yên chứ không cần công danh hiển hách, ko cần phú quý vinh hoa. Nàng sợ con nàng khi chào đời sẽ ko có được sự chăm sóc, yêu thương của cả bố và mẹ, không muốn hôn nhân vừa đến đã tàn. - Nàng lo cho nỗi vất vả, an nguy của chồng nơi chiến trận và dự cảm cả nỗi cô đơn trong những ngày vắng bóng chồng: Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” + Lời nói của nàng thật khiến người đọc cảm động + Nàng không một lời than vãn về những vất vả mà mình sẽ phải gánh vác. + Nàng chỉ sợ một ngày kia chồng chẳng thể trở về, sợ rằng một mình nàng sẽ phải trải qua những tháng ngày nhớ nhung, trống trải. => Những lời nói của Vũ Nương cảm động đến mức khiến cho những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽ người đọc cũng không khỏi động lòng. - Rồi Trương Sinh ra trận ra trận, Vũ Nương ở nhà nhớ chồng da diết. : “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. + Bằng một vài hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã diễn tả trọn vẹn nỗi nhớ triền miên, dai dẳng, ngày qua ngày, tháng qua tháng của Vũ Nương với người chồng nơi chiến trận của nàng. +Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. + Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay: " Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong " (Chinh phụ ngâm) + Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng. - Liên hệ: chị Dậu: Tấm lòng, tình yêu thương chồng của Vũ Nương khiến ta nhớ đến nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Người biên soạn: Tham Nguyen
  11. Tố. b. Vũ Nương là một người con hiếu thảo - Vũ Nương đã hóa giả được những định kiến của người xưa về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. + Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. + Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. =>Tình cảm nàng dành cho mẹ chồng thật khiến ta cảm động + Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ". Đây quả là sự ghi nhận, đánh giá rất cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình chồng. Nhà văn Nguyễn Dữ rất già dặn khi ông để cho bà mẹ chồng nhận xét về nàng dâu chứ không phải là ai khác. Đặt trong xã hội lúc bấy giờ thì đây là lời đánh giá thật xác đáng và khách quan khiến ta cảm nhận được nét đẹp trong phẩm chất của Vũ Nương. + Rồi đến khi mẹ chồng mất, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình”. Nàng làm những việc đó không chỉ vì bổn phận và trách nhiệm của người con dâu mà còn xuất phát từ lòng yêu thương, sự hiếu thảo mà nàng đã dành cho mẹ chồng. - Liên hệ: Thúy Kiều 3. Đánh giá *Đánh giá về nội dung và nghệ thuật - Bằng việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ (trần thuật và đối thoại) giàu tính ước lệ - (lời văn biền ngẫu), kết hợp miêu tả hành động; dùng nhiều điển tích, điển cố, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật VN – một người vợ yêu thương chồng và một người con dâu hiếu thảo. - Nàng chính là hình ảnh đại diện của những người phụ nữ trong xã hội xưa – những con người dù cho cuộc sống có nhiều trái ngang, bất hạnh nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ. - Qua đoạn trích, người đọc thấy được tấm lòng yêu mến, trân trọng của tác giả Nguyễn Dữ dành cho những người phụ nữ trong xã hội xưa * Mở rộng nâng cao vấn đề, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học: - Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã khẳng định vị thế nhưng vẫn còn phải chịu nhiều bất công, thiệt thòi (bị bạo hành, bóc lột, lạm dụng ). Để Người biên soạn: Tham Nguyen
  12. hạnh phúc, người phụ nữ phải luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, độc lập, tự chủ và nỗ lực đấu tranh đạt đến sự bình đẳng. - Trân trọng, tôn vinh phụ nữ là biểu hiện quan trọng và rõ nhất của tiến bộ xã hội và hạnh phúc gia đình. -Nhận xét chung về đoạn trích III.Kết - Đoạn trích khơi gợi tình cảm gì bài - Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích Bài viết tham khảo: I.MỞ BÀI: Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao, ông sống trong thời gian nhà Lê bắt đầu khủng khoảng, các tập đoàn phong kiến tranh quyền, đoạt vị với nhau. Bởi vậy ông ra làm quan không lâu sau đó lui về ở ẩn. Thời gian lui về ở ẩn, ông sưu tầm các truyện dân gian để sáng tác lại thành tập “Truyền kì mạn lục”. Trong số hai mươi truyện của truyền kì mạn lục, nổi bật nhất là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Tác phẩm vừa giàu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Đọc tác phẩm này người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật Vũ Nương- một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo. Đến với đoạn trích sau ta sẽ thấy được điều đó: ““ Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: [ ] Bà cụ nói xong thì mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình." II.THÂN BÀI: 1. Khái quát chung về tác phẩm *Khái quát “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. - Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Truyện có sức hấp dẫn người đọc bởi các chi tiết đắt giá, các yếu tố hoang đường kì ảo *Tóm tắt Chuyện kể về Vũ Nương, quê ở Nam Xương đẹp người đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh – con nhà giàu, ít học, tính đa nghi, cả ghen. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì Người biên soạn: Tham Nguyen
  13. chàng Trương phải đi lính. Ở nhà, Vũ Nương sinh được con trai đặt tên là Đản. Nàng chăm sóc con và mẹ chồng chu đáo, lo thuốc thang, cầu khấn thần Phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất. Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực phân trần, giải thích nhưng Trương Sinh không nghe, thậm chí còn mắng nhiếc đánh đuổi đi. Vũ Nương không minh oan được bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng không chết do được các nàng tiên cứu. Dưới thuỷ cung, tình cờ nàng gặp người cùng làng là Phan Lang. Nghe kể chuyện nhà, Vũ Nương rơm rớm nước mắt và muốn trở về dương gian. Phan Lang về nói với Trương Sinh, chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ giữa dòng sông, nói với chồng vài lời cảm tạ rồi biến mất. 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật qua đoạn trích a. Đọc đoạn trích này, trước hết ta nhận ra Vũ Nương còn là một người vợ yêu thồng, một người mẹ thương con và luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Vẻ đẹp ấy của nàng được Nguyễn Du làm nổi bật khi Trương Sinh ra trận. Trương Sinh và Vũ Nương cưới nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận bởi Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên phải đi lính vào buổi đầu. Lúc tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy mà rằng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Trong lời nói của Vũ Nương ta nhận ra tình cảm tha thiêt mà nàng dành cho chồng. Mong ước của nàng thật giản dị! Nàng mong chồng trở về bình yên chứ không cần công danh hiển hách, ko cần phú quý vinh hoa. Nàng sợ con nàng khi chào đời sẽ ko có được sự chăm sóc, yêu thương của cả bố và mẹ, không muốn hôn nhân vừa đến đã tàn. Ko chỉ vậy, nàng còn lo cho nỗi vất vả, an nguy của chồng nơi chiến trận và dự cảm cả nỗi cô đơn trong những ngày vắng bóng chồng: Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” Lời nói của nàng thật khiến người đọc cảm động. Nàng không một lời than vãn về những vất vả mà mình sẽ phải gánh vác. Nàng chỉ sợ một ngày kia chồng chẳng thể trở về, sợ rằng một mình nàng sẽ phải trải qua những tháng ngày nhớ nhung, trống trải. Những lời nói của Vũ Nương cảm động đến mức khiến cho những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽ người đọc cũng không khỏi động lòng. Bên cạnh đó nàng càng bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong da diết của mình trong những ngày chồng đi xa“Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng”. ". Những câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng nhịp nhàng như nhịp đập thổn thức của trái tim người vợ trẻ, lời tiễn biệt ân Người biên soạn: Tham Nguyen
  14. tình thể hiện tình yêu thương chồng và niềm khát khao một mái ấm hạnh phúc. Xa chồng, Vũ Nương không lúc nào không nghĩ đến, không nhớ thương: "Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn nơi góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Tác giả đã dùng những hình ảnh ước lệ, mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian. Thời gian trôi qua, không gian cảnh vật thay đổi, mùa xuân tươi vui đi qua, mùa đông ảm đạm lại đến còn lòng người thì dằng dặc một nỗi nhớ mong. Tâm trạng đó của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người vợ có chồng đi lính trong thời loạn lạc: "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong" ( Trích "Chinh phụ ngâm" - Đoàn Thị Điểm) Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng. Tấm lòng, tình yêu thương chồng của Vũ Nương khiến ta nhớ đến nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Dù chỉ là một người phụ nữ nông dân thấp cổ bé họng nhưng chị đã liều mạng để bảo vệ chồng. Có thể nói rằng tấm lòng thủy chung son sắt, tình yêu thương dành cho chồng con chính là những nét chung đẹp đẽ trong tâm hồn của những người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng. b.Cùng với tình yêu thương chồng con, Vũ Nương còn là một người con dâu hiếu thảo. Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất phức tạp. Người xưa thường nói Trời mưa ướt lá dai bì/ Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu! Thế nhưng Vũ Nương đã hóa giả được những định kiến ấy. Vũ Nương vẫn rất yêu quý, chăm sóc mẹ chồng như đối với cha mẹ đẻ của mình. Khi mẹ chồng ốm, nàng "hết sức thuốc thang và lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào, khôn khéo, khuyên lơn". Những lời nói dịu dàng, những cử chỉ ân cần của nàng thật đáng trân trọng. Đặc biệt lời trăn trối của bà mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương : "Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt . Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ" . Đây quả là sự ghi nhận, đánh giá rất cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình chồng. Nhà văn Nguyễn Dữ rất già dặn khi ông để cho bà mẹ chồng nhận xét về nàng dâu chứ không phải là ai khác. Đặt trong xã hội lúc bấy giờ thì đây là lời đánh giá thật xác đáng và khách quan khiến ta cảm nhận được nét đẹp trong phẩm chất của Vũ Nương. Rồi đến khi mẹ chồng mất, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ Người biên soạn: Tham Nguyen