Đề kiểm tra giữa kì I năm học 2022-2023 môn Hóa học Khối 11 - Mã đề 001 - Trường THPT Phú Riềng

doc 2 trang Phương Ly 06/07/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I năm học 2022-2023 môn Hóa học Khối 11 - Mã đề 001 - Trường THPT Phú Riềng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_hoa_hoc_khoi_11.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I năm học 2022-2023 môn Hóa học Khối 11 - Mã đề 001 - Trường THPT Phú Riềng

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHÚ RIỀNG Tên môn: Hóa học 11 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi: 001 (20 câu trắc nghiệm + 3 câu tự luận) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 5 ĐIỂM) Câu 1: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là? A. N2O. B. NO2. C. NO. D. N2. Câu 2: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ? A. KOH B. NH3 C. CH3COOH D. C2H5OH Câu 3: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với : A. Li B. H2 C. O2 D. Mg to , Pt Câu 4: Vai trò của NH3 trong phản ứng 4NH3 5O2  4NO 6H2O là A. axit. B. chất khử. C. bazơ. D. chất oxi hóa. Câu 5: Chất nào sau đây không dẫn điện được? A. NaOH nóng chảy B. CaCl2 nóng chảy C. HBr hòa tan trong nước D. KCl rắn, khan Câu 6: Muối nào sau đây là muối trung hòa? A. Na2HPO4 B. KHSO4 C. Ca(HCO3)2 D. NH4NO3 Câu 7: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm A. không đổi màu. B. chuyển thành màu đỏ. C. mất màu. D. chuyển thành màu xanh. Câu 8: Cho phản ứng: Cu + HNO3 loãng Cu(NO3)2 + NO + H2O Tổng hệ số cân bằng (số nguyên) của các chất trong phản ứng trên là A. 9 B. 10 C. 20 D. 18 Câu 9: Cho hỗn hợp C và S vào dung dịch HNO3 đặc thu được hỗn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là A. SO2 và CO2. B. CO2 và NO2. C. SO2 và NO2. D. CO2 và SO2. Câu 10: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3 là A. KNO2, O2. B. K, NO2, O2. C. K2O, NO2, O2. D. KNO2, NO2, O2. Câu 11: Dung dịch nào sau đây có nồng độ H+ nhỏ hơn 10-7 ? A. KOH B. HNO3 C. HCl D. Na2SO4 Câu 12: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. CH3COOH B. H2O C. C2H5OH D. NaCl Câu 13: Chất nào sau đây là bazơ ? A. NaOH B. HCl C. KCl D. Na2SO4 Câu 14: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí ? A. BaCO3 B. CuS C. Ba(OH)2 D. KNO3 Câu 15: Tính chất hóa học của NH3 là A. tính bazơ mạnh, tính khử. B. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa. C. tính khử mạnh, tính bazơ yếu. D. tính bazơ yếu, tính oxi hóa. Câu 16: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa ? Trang 1/2 - Mã đề thi 001
  2. A. NaCl B. H2SO4 C. HCl D. AlCl3 Câu 17: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ ? A. H2SO4 B. KOH C. NaCl D. K2SO4 Câu 18: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính ? A. CuSO4 B. Zn(OH)2 C. Fe(OH)3 D. Al Câu 19: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ? A. NaOH và FeCl2 B. NaCl và AgNO3 C. K2SO4 và MgCl2 D. HCl và Na2CO3 Câu 20: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là A. Li2N3 và Al2N3 B. Li3N và AlN C. Li3N2 và Al3N2 D. LiN3 và Al3N PHẦN II: TỰ LUẬN ( 5 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch của các cặp chất sau: a) NaOH + HCl b) CaCl2 và Na2CO3 c) Fe2(SO4)3 + NaOH d) NaHCO3 + NaOH Câu 2 (2 điểm): Hoà tan 2,09 gam hỗn hợp Cu, Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 2,912 lít khí màu nâu đỏ ( ở đktc, sản phẩm khử duy nhất ). a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Câu 3 (1 điểm): A là dung dịch H2SO4 0,5 M; B là dung dịch NaOH 0,6 M. Cần trộn VA với VB theo tỉ lệ nào để được dung dịch có pH =1 ( giả thiết các chất phân li hoàn toàn ). HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 001