Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cam Thượng (Có đáp án)

docx 6 trang Phương Ly 05/07/2023 10841
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cam Thượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cam Thượng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS CAM THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian: 90 phút I. MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ I Vận dụng Cộng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Chủ đề - Sừ dụng câu ghép tạo lập 1. Chuyện -Tên tác giả, Nhận xét tác dụng nghệ văn bản. Người con hoàn cảnh thuật -Viết đoạn văn diễn dịch gái Nam sáng tác ,tác Xương phẩm cùng thời kì Số câu 3 1 0,5 0,5 5 Số điểm 2 1 1.0 2.5 6.5 Tỉ lệ % 20% 10% 10% 25% 65% 2. Văn bản Nhận diện Hiểu được giá Viết Người ăn PCHT trị của BPTT đoạn văn xin nghị luận xã hội Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0.5 1.0 2 3,.5 Tỉ lệ 35% % 5% 10% 20% Tổng số câu 3 2 0,5 1,5 7 Tổng số 2.5 2 1 4,5 10 điểm Tỉ lệ % 25% 20% 10 % 45 % 100 %
  2. II. ĐỀ BÀI Phần I (6,5 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Nàng bất đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.” (Ngữ Văn 9 Tập 1) Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?tác giả là ai?Nê hoàn cảnh sáng tác và nguồn gốc văn bản đó ? Câu 2. Đoạn trích là lời của Vũ Nương nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Câu 3. Câu văn: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.” nói lên tâm trạng gì của Vũ Nương? Câu 4. Viết một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch(khoảng 12 câu) cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép (gạch dưới câu ghép ). Câu 5. Hãy kể tên một tác phẩm thơ đã học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về người phụ nữ trong xã hội cũ. Cho biết tên tác giả của bài thơ đó. Phần II (3,5 điểm) Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1.( 0,5 điểm) Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? Câu 2.(1 điểm) Câu văn : “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi”sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu giá trị của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện nội dung?
  3. Câu 3. (2 điểm) Từ hiểu biết về câu chuyện trên, với những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu , trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống. HẾT
  4. III.HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I (6,5 ĐIỂM) Câu 1 -“Chuyện người con gái Nam Xương” 0.25 ( 1 điểm) -Tác giả Nguyễn Dữ 0.25 - Sáng tác ở thế kỉ 16. Là truyện thứ 16/20 của tác phẩm : “ Truyền 0,5 kì mạn lục” Câu 2 - Vũ Nương nói với Trương Sinh 0.5 (1.0 điểm) - Hoàn cảnh Trương Sinh đi lính trở về, nghe lời con nhỏ nghi oan 0,5 cho Vũ Nương là không chung thủy . Câu 3 -Câu văn nói lên nỗi đau đớn thất vọng của Vũ Nương khi không (0,5 điểm) hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Câu 4 * Hình thức: (1đ) (3.5 điểm) - Đoạn văn diễn dịch 0.5 - Viết đúng câu ghép (gạch dưới) 0.5 *Nội dung: (2,5đ) Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Vũ Nương được thể hiện trong tác phẩm - Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người đẹp nết - Phẩm hạnh của Vũ Nương: 1.0 + Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ) + Mẹ hiền (một mình nuôi con nhỏ ) + Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ) + Bị chồng nghi oan giãi bày để chồng hiểu + Đau đớn thất vọng khi cuộc hôn nhân không thể hàn gắn 1.0 được + Chết để chứng minh lòng trong sạch của mình + Sống dưới thủy cung vẫn một lòng một dạ thương nhớ chồng con, lo cho phàn mộ tổ tiên - Là người khuôn vàng thước ngọc của người phụ nữ Việt Nam 0.5 Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm Câu 5 - Tác phẩm : Bánh trôi nước 0,5 (0,5 điểm) - Tác giả : Hồ Xuân Hương Hoặc : Sau phút chia ly - Tác giả : Đặng Trấn Côn - Dịch giả : Đoàn Thị Điểm
  5. PHẦN II (3,5 điểm) Câu 1 Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm 0,5 hội thoại lịch sự. -Phép tu từ: liệt kê 0.5 Câu 2. -Tác dụng : nhấn mạnh những biểu hiện của sự khốn khổ,thiếu thốn vật chất của ông lão ăn xin , gián tiếp miêu tả nội tâm ( nỗi cơ cực tủi nhục ) bên trong của nhân vật 0.5 Câu 3. - Nêu được vấn đề nghị luận: Lòng khoan dung 0.25 (2điểm) - Giải thích: Lòng khoan dung là biết tha thứ cho lỗi lầm của người 0.25 khác - Nêu biểu hiện của lòng khoan dung: Tha thứ cho lỗi lầm của người 0.5 khác, luôn sống bao dung, dộ lượng, giàu lòng nhân ái - Phê phán lối sống trái ngược với lòng khoan dung: Sống ích kỉ, 0.25 hẹp hòi, cố chấp, thù vặt . - Ý nghĩa, kêu gọi hành động: Sống bao dung độ lương, giàu tình 0.25 yêu thương, biết tha thứ để cuộc sống tốt đẹp hơn - Liên hệ bản thân: Em đã thực hiện lòng khoan dung như thế 0.5 nào . Lưu ý : Tổng điểm :10 điểm Điểm của bài thi là tổng điểm các câu trên. Duyệt của tổ Giáo viên Nguyễn Thị Thanh Thúy