Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Sào Nam

docx 3 trang Tài Hòa 18/05/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Sào Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_132_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Sào Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT SÀO NAM Năm học: 2023 – 2024 Môn: Hoá học lớp 11 Mã đề thi: 132 Thời gian làm bài: 45 phút; (KKTGGĐ) Cho: H = 1; N = 14; O = 16; Ca = 40; Cu = 64. (Học sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm) Họ, tên học sinh: Lớp: I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2. B. 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3. to to C. C2H5OH + 3O2  2CO2 + 3H2O. D. 2KClO3  2KCl + 3O2 Câu 2. Yếu tố nào sau đây không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác. Câu 3. Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là cân bằng A. tĩnh. B. động.C. bền.D. không bền. o Câu 4. Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (g) + H2O (g) ⇌ CO2(g) + H2 (g) rH298 < 0 Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 5. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng? - + A. HCl H Cl . B. CH3COOH ⇌ CH3COO + H + - 3 C. KOH ⇌ K + OH D. Na3PO4 3Na PO4 . Câu 6. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước? A. CaCl2.B. HNO 3.C. NaOH. D. C 12H22O11. Câu 7. Người ta thực hiện thí nghiệm hòa tan NH3 trong nước như hình. Vì sao nước có pha phenolphathalein sẽ bị hút lên bình chứa khí ammonia và phun thành những tia màu hồng? A. Ammonia tan nhiều trong nước, làm tăng áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính base. B. Ammonia khó tan trong nước, làm giảm áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính base. C. Ammonia khó tan trong nước, làm tăng áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính base. D. Ammonia tan nhiều trong nước, làm giảm áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính base. Câu 8. Trong phương pháp chuẩn độ acid-base, thời điểm hai chất tác dụng vừa đủ với nhau hoàn toàn gọi là điểm A. nóng.B. tương đương.C. tọa độ.D. cân bằng. + 2- + Câu 9. Cho các chất và ion sau: HCl, NH3, Na , CO3 , NH4 . Theo thuyết Brønsted – Lowry có bao nhiêu chất và ion trong dãy trên là acid? A. 3.B. 4. C. 1. D. 2. Câu 10. Trong khí quyển, nguyên tố nitrogen tồn tại chủ yếu dưới dạng chất nào sau đây? A. NO2. B. N2. C. NO. D. NH3. Câu 11. Đâu không phải là ứng dụng của nitrogen? A. Bảo quản thực phẩm. B. Bảo quản mẫu vật. C. Sát khuẩn vết thương. D. Bảo quản máu. Câu 12. Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm đặc, đun nóng thấy thoát ra khí X. Khí X là A. NH3. B. H 2. C. NO 2 D. NO. Câu 13. Thực hiện thí nghiệm sau: Chuẩn bị 2 đũa thủy tinh quấn bông. Đũa 1 nhúng vào dung dịch HCl đặc. Đũa 2 nhúng vào dung dịch NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau. Hiện tượng xảy ra là A. xuất hiện khói trắng.B. hai đũa bốc cháy. C. bông trên 2 đũa đổi màu.D. không có hiện tượng gì. Câu 14. Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản nitric acid người ta thường đựng trong lọ A. nhựa sáng màu. B. thủy tinh. C. sẫm màu.D. sáng màu. Trang 1/2 Mã đề 132
  2. Câu 15. Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng. Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép? + + 2+ 2+ - 3- - 2- A. Na , K . B. Ca , Mg . C. NO3 , PO4 . D. Cl , SO4 . II. Tự luận: (5 điểm) Câu 1. Để chuẩn độ 40 mL dung dịch HCl chưa rõ nồng độ, người ta đã dùng trung bình hết 34 mL dung dịch NaOH 0,12M. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ mol của dung dịch HCl. Câu 2. a. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho dung dịch HNO3 tác dụng với Fe2O3; NaHCO3. b. Cho 10,24 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Tính thế tích khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) tạo thành ở điều kiện chuẩn (250C và 1 bar) Câu 3. Cho 4 dung dịch: NH3, HCl, NaOH, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau: Dung dịch A B C D pH 13,0 4,5 1,0 10,0 Khả năng dẫn điện Tốt Yếu Tốt Yếu Xác định các dung dịch A, B, C, D trên? Câu 4. a. Nén 5 lít khí nitrogen và 16 lít khí hydrogen trong bình phản ứng ở 4500C có bột Fe làm chất xúc tác, sau phản ứng thu được 18,5 lít hỗn hợp khí (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tính hiệu suất tổng hợp ammonia. b. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen có giá trị âm nhưng vì sao quá trình Haber-Bosch lại chọn nhiệt độ phản ứng khá cao (vào khoảng 400 – 6000C)? Giải thích. Câu 5. Trong thời gian từ đầu tháng 10 năm 2023 đến nay, lượng mưa ở huyện Duy Xuyên rất lớn. Các hồ nuôi tôm của bà con xã Duy Vinh bị chết hàng loạt, nguyên nhân ban đầu được xác định là do nước mưa chứa nhiều axit làm độ pH của nước trong hồ nuôi tôm giảm mạnh (pH < 6; trong khi khoảng pH tốt nhất để nuôi tôm là 7,5 – 8,3). Để ngăn ngừa tình trạng này, các cấp chính quyền khuyến cáo người dân rải vôi (sau khi pha loãng) để cải thiện pH của hồ nuôi. Giả sử 1 hồ nuôi tôm có thể tích 8000m3, để nâng độ pH từ 6 lên 8 thì lượng vôi (CaO) cần dùng là bao nhiêu? HẾT Trang 2/2 Mã đề 132
  3. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT SÀO NAM Năm học: 2023 – 2024 Môn: Hoá học lớp 11 I. Trắc nghiệm Câu 132 246 358 467 579 689 1 B C B B D D 2 D C D C D B 3 B B B D B B 4 B C C D B D 5 C D C B C C 6 D D D B B B 7 D B D B B C 8 B D B C A C 9 D B B A C B 10 B B D A C D 11 C D A C B B 12 A B A C D A 13 A C C B D D 14 C A C D C C 15 C A B D A A II. Tự luận Câu 1. - Viết phương trình 0,25 điểm - Tính đúng nồng độ 0,102M 0,75 điểm Câu 2. a. Viết đúng mỗi phương trình đạt 0,25 điêm x 2 0,5 điểm. b. Tính đúng thể tích khí NO2 bằng 7,9328 lít: 0,5 điểm. Câu 3. Xác định đúng mỗi chất đạt 0,25 điểm x 4 1 điểm A, B, C, D theo thứ tự là NaOH; CH3COOH; HCl; NH3. Câu 4. a. Viết đúng phương trình 0,25 điểm Tính hiệu suất bằng 25% 0,75 điểm o b. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 có rH298 < 0 là phản ứng tỏa nhiệt để phản ứng đạt hiệu suất cao thì ta cần giảm nhiệt độ, tuy nhiên nếu thực hiện phản ứng ở nhiệt độ quá thấp thì tốc độ phản ứng nhỏ - phản ứng xảy ra chậm. Vì không cung cấp đủ năng lượng để phá vỡ liên kết 3 trong phân tử N 2 bởi vậy người ta thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phù hợp khoảng 400 – 600oC. 0,5 điểm Câu 5. - Ta có: = 8000.103.10-6 = 8 mol 0,25 điểm n H + 2+ - PTHH: CaO + 2H → Ca + H2O 2+ - Hoặc CaO + H2O → Ca + 2OH - + OH + H → H2O - Khi pH = 8, môi trường base → [OH-] dư = 10-6 M nOH- = 16 mol → nCaO = 8 mol→ m CaO = 8.56 = 448 gam. 0,25 điểm Trang 3/2 Mã đề 132