Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm 2022-2023 môn Hóa học Khối 12 - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ

pdf 2 trang Phương Ly 06/07/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm 2022-2023 môn Hóa học Khối 12 - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_nam_2022_2023_mon_hoa_hoc_khoi_12.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm 2022-2023 môn Hóa học Khối 12 - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT H – N - H MÔN: Hóa Học – Khối 12 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút(không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp 12/ Số báo danh: Mã đề 159 Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Ag = 108. Câu 1: Chất nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường? A. glucozơ. B. sacarozơ. C. fructozơ. D. tinh bột. Câu 2: Công thức phân tử nào sau đây phù hợp với công thức của este no, đơn chức, mạch hở? A. C4H6O2. B. C4H8O3. C. C3H6O. D. C3H6O2. Câu 3: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit? A. glucozơ. B. sacarozơ. C. xenlulozơ. D. tinh bột. Câu 4: Hợp chất CH3COOC2H5 có tên gọi là A. metyl axetat. B. etyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl fomat. Câu 5: Cacbohidrat nào sau đây thuộc nhóm poli saccarit? A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. sacarozơ. Câu 6: Chất nào sau đây có nhiều trong cây bông nõn? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 7: Tristearin là chất béo có chứa số nhóm chức este là A. 6. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 8: Thủy phân este HCOOCH2CH3 bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol và muối X, công thức của X là A. C2H5ONa. B. HCOONa. C. CH3COONa. D. C2H5COONa. Câu 9: Chất béo không là thành phần chính của sản vật nào sau đây? A. Mỡ lợn B. Dầu dừa C. Sáp ong. D. Dầu oliu Câu 10: Đường cát thường dùng tạo vị ngọt cho bánh kẹo, nước giải khát có thành phần chính là A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. fructozơ. Câu 11: Chất nào sau đây tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag? A. glucozơ. B. sacarozơ. C. xenlulozơ. D. tinh bột. Câu 12: Trong công thức cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở có số nhóm OH là A. 5. B. 1. C. 6. D. 12. Câu 13: Nhận xét nào sau đây sai khi nói về amilopectin? A. Là poli saccarit. B. Là thành phần của tinh bột. C. Tan được trong nước lạnh. D. Có cấu trúc phân nhánh. Câu 14: Công thức của triolein: (C17H33COO)3C3H5. Tổng số liên kết pi có trong triolein là A. 12. B. 22. C. 11. D. 6. Câu 15: Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ có xúc tác Ni và to, thu được sản phẩm hữu cơ là A. axit gluconic. B. amilozơ. C. sobitol. D. fructozơ. Câu 16: Thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn với 43,2 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 43,20. B. 51,84. C. 25,92. D. 12,96. Câu 17: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. C2H5COOC2H5. Câu 18: Hỗn hợp X gồm: Glucozơ, fructozơ và saccarozơ, trong đó C chiếm 41% về khối lượng của X. Thể tích oxi (đ.k.c) đã tham gia đốt cháy hoàn toàn 12 gam X (sản phẩm CO2 và nước) là A. 9,184 lít. B. 9,408 lít. C. 22,400 lít. D. 14,933 lít. Câu 19: Cho chất X có vị ngọt và có liên kết glicozit(liên kết giữa các gốc mono saccarit thông qua nguyên tử oxi). X là chất nào sau đây? A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.
  2. Câu 20: Để phản ứng xà phòng hóa vừa đủ với 2,2 gam este no đơn chức mạch hở X người ta cần 500ml dung dịch NaOH 0,05M. Công thức phân tử của X là A. C4H8O3. B. C4H8O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2. Câu 21: Chất nào sau đây phản ứng với NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm có hai muối? A. Etyl metyl oxalat. B. Benzyl axetat. C. Vinyl axetat. D. Phenyl axetat. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 13,44 gam este X đơn chức, mạch hở bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 8,64 gam H2O. Số nguyên tử H có trong công thức phân tử của X là A. 6. B. 4. C. 10. D. 8. Câu 23: Xenlulozơ trinitrat là hóa chất được dùng làm thuốc nổ không khói. Để điều chế 74,25 kg Xenlulozơ trinitrat cần V lít HNO3 65% có D = 1,38 g/ml với hiệu suất 80% . Giá trị gần nhất của V là A. 42,14. B. 65,84. C. 47,25. D. 68,96. Câu 24: Các chất X,Y,Z,T lần lượt tương tác với: dung dịch Br2, Cu(OH)2, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch NaOH ta thu được bảng kết quả tương tác sau: Chất tương tác X Y Z T Dung dịch Br2 Nhạt màu Nhạt màu Nhạt màu Không phản ứng Cu(OH)2 Dung dịch màu xanh Không phản ứng Không phản ứng Dung dịch màu xanh D.dịch AgNO3/NH3 Có kết tủa trắng bạc Không phản ứng Có kết tủa trắng bạc Không phản ứng D.dịch NaOH Không phản ứng Có phản ứng Có phản ứng Không phản ứng Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Metyl fomat, Triolein, Glucozơ, Saccarozơ. B. Saccarozơ, Triolein, Metyl fomat, Glucozơ. C. Glucozơ, Triolein, Metyl fomat, Saccarozơ. D. Glucozơ, Saccarozơ, Metyl fomat, Triolein. Câu 25: Cho các phát biểu sau: (a) Trong thực tế glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng. (b) Cho dung dịch Iot vào hồ tinh bột, sản phẩm tạo thành là kết tủa màu xanh tím. (c) Xenlulozơ có cấu trúc không phân nhánh và có chứa 3n nhóm OH(n là số gốc glucozơ). (d) Saccarozơ là nguồn nguyên liệu tạo ra chất dùng trong phản ứng tráng bạc cho ruột phích. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 26: Hỗn hợp Y gồm các tri glyxerit của axit stearic và axit oleic. Đốt cháy hết m gam Y thu được 159,6 lít khí CO2 (đ.k.c)và 118,8 gam nước. Hiđro hóa hoàn toàn m gam Y thì cần V lít khí H2(đ.k.c). Giá trị của V là A. 6,16. B. 6,72. C. 7,00. D. 8,96. Câu 27: Một este X chứa vòng benzen có công thức phân tử C8H8O2. X phản ứng với NaOH đúng theo tỉ lệ mol 1:2 cho ra sản phẩm trong đó có hai chất hữu cơ Y và Z, biết Z có số nguyên tử C gấp 7 lần số nguyên tử C có trong Y. Phát biểu nào sau đây sai? A. Y và Z đều tan được trong nước. B. X được tạo ra từ phản ứng este hóa. C. Z có 3 công thức cấu tạo phù hợp. D. Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Câu 28: Thực hiện phản ứng este hóa axit axetic và ancol isoamylic điều chế isoamyl axetat trong phòng thí nghiệm. Có một số ý kiến và nhận xét như sau: (1) Nên cho ancol isoamylic vào ống nghiệm trước rồi cho tiếp axit axetic vào. (2) Dùng H2SO4 đậm đăc có nồng độ 98 % thì hiệu quả của phản ứng càng cao. (3) Nếu thay H2SO4 đặc bằng HCl đặc, thì phản ứng cũng xảy ra theo yêu cầu của thí nghiệm. (4) Khi thực hiện đúng các yêu cầu của thí nghiệm, ta sẽ thu được chất lỏng có mùi thơm của chuối chín. (5) Cung cấp nhiệt độ cho phản ứng chỉ được phép thực hiện đun cách thủy ở 70 oC đến 80 oC. (6) Sản phẩm sau phản ứng có hiện tượng phân lớp, isoamyl axetat nằm ở dưới đáy ống nghiệm. Số ý kiến, nhận xét đúng và cần thiết để thí nghiệm thành công là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 29: Hỗn hợp Z gồm:etyl axetat, vinyl axetat, tristearin, axit panmitic. Cho m gam Z phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y. Đốt cháy hoàn chất rắn Y thu được 17,066 gam Na2CO3. Mặc khác đốt cháy hoàn toàn m gam Z thì thu được 66,4832 lít khí CO2(đkc) và 50,760 gam nước. Giá trị của m là A. 52,682. B. 51,560. C. 58,322. D. 41,256. Câu 30: Một este X có công thức phân tử C7H12O4. X phản ứng hết với NaOH thu được hai chất hữu cơ E và Q, biết 0,1 mol E phản ứng hết với Na thu được 0,05 mol H2 và nung Q với vôi tôi xút(NaOH,CaO) thu được khí metan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COO-CH2-CH2-OOCC2H5. B. C2H5OOC-CH2-COOC2H5. C. CH3COO-CH2-CH2-CH2OOCCH3. D. CH3OOC-CH2-COOCH(CH3)-CH3.