Đề thi thử Trung học phổ thông Quốc gia năm 2022-2023 (Lần 1) môn Hóa học

pdf 4 trang Phương Ly 06/07/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông Quốc gia năm 2022-2023 (Lần 1) môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_nam_2022_2023_lan_1.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông Quốc gia năm 2022-2023 (Lần 1) môn Hóa học

  1. LỚP HÓA HỌC HT KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2022 – 2023 (lần 1) (Đề chính thức) Môn thi: Hóa học Ngày thi: 11/01/2023 Thời gian làm bài: 60 phút Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137). Các khí đều đo ở đktc (00C, 1 atm). Bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước. Câu 1: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh? A. HgCl2, H2SO4, KOH. B. Ba(AlO2)2, HClO, NaOH. C. NH4NO2, HClO4, Ba(OH)2. D. NaAlO2, HCl, Mg(OH)2. Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C ⎯ ⎯⎯→+ O2 khí X ⎯ ⎯→+ C khí Y ⎯ ⎯⎯→+ C l2 khí Z ⎯ ⎯⎯→+ H O2 khí X. Phát biểu nào sau đây SAI? A. Khí X gây ô nhiễm môi trường không khí. B. X, Y, Z đều là khí độc đối với cơ thể người. C. Khí Y được dùng trong công nghiệp luyện kim. D. Trong X, Y, Z đều chỉ chứa liên kết cộng hoá trị phân cực. Câu 3: Dãy kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện? A. Cu, Fe, Ca. B. Mg, Ag, Cu. C. Al, Fe, Cu. D. Cu, Ag, Au. Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về axit glutamic? A. là một α-amino axit no. B. làm quỳ tím hoá đỏ. C. % khối lượng oxi < 45%. D. chỉ có tính axit. Câu 5: Polime nào có thành phần hoá học khác nhiều nhất với các loại còn lại? A. Tơ lapsan. B. Tơ olon. C. Tơ axetat. D. Thuỷ tinh hữu cơ. Câu 6: Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất A. W. B. Cr. C. Al. D. Mg. Câu 7: Dạng thù hình nào của cacbon thường dùng làm chất độn trong cao su, mực in? A. Than gỗ. B. Than chì. C. Than muội. D. Than hoạt tính. Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, dãy kim loại nào sau đây có cùng số electron độc thân? A. Fe, Ca, Na. B. K, Cu, Al. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Cu, Zn. Câu 9: Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom? A. Etyl fomat. B. Metyl metacrylat. C. Glucozơ. D. Benzyl axetat. Câu 10: Kim loại Fe tác dụng với lượng dư chất nào sau đây để sinh ra FeCl3? A. dung dịch HCl. B. dung dịch CuCl2. C. khí Cl2. D. AgCl. Câu 11: Dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH loãng nguội? A. SiO2, Al2O3, ZnO. B. Si, Al, Zn. C. Al(OH)3, AlCl3, NaAlO2. D. SiO2, Si, H2SiO3. Câu 12: Loại cao su nào sau đây có khả năng chống thấm dầu tốt? A. Cao su thiên nhiên. B. cao su buna – N. C. Cao su buna – S. D. Cao su buna. Câu 13: Số đồng phân câu tạo amin bậc 2 có công thức phân tử là C5H13N là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 14: Chất nào sau đây không phải hợp chất tạp chức? A. Trilinolein. B. Glucozơ. C. Glyxin. D. Axit lactic. Câu 15: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG? A. Dùng nước Br2 để phân biệt fomandehit và axit acrylic. B. Dùng nước Br2 có thể phân biệt phenol và anilin. C. Dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt Gly-Ala-Val và abumin. D. Dùng AgNO3/NH3 để phân biệt glucozơ và fructozơ. Câu 16: Thuỷ phân không hoàn toàn peptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly–Ala. Số peptit sản phẩm tạo thành có thể hoàn tan Cu(OH)2 tạo phức màu tím là
  2. A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 17: Phát biểu nào sau đây SAI? A. Tơ axetat, tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo. B. Đun nóng nilon-6, thuỷ tinh hữu cơ với dung dịch NaOH loãng thì xảy ra phản ứng phân cắt mạch polime. C. Tơ lapsan, nilon-6,6 đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. D. Trong các loại polime: rezit, amylopectin, polystyren, cao su isopren có 2 loại polyme mạch thẳng. Câu 18: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng? A. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau. B. Thuỷ phân saccarozơ thu được 2 chất đồng phân của nhau. C. Quá trình quang hợp trong cây xanh là phản ứng oxi hoá khử. D. Cả glucozơ, fructozơ, mantozơ đều bị oxi hoá bởi nước brom, AgNO3/NH3. Câu 19: Trong phản ứng Al + KOH + H2O →KAlO2 + H2O. Chất oxi hoá là A. H2O. B. KOH. C. H2O và KOH. D. Al. Câu 20: Đồng phân nhóm chức của ancol propylic là A. ancol isopropylic. B. ancol etylic. C. etyl metyl ete. D. andehit propionic. Câu 21: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về điện phân? A. Điện phân nóng chảy có thể áp dụng cho mọi chất. B. Khi điện phân dung dịch CuSO4 với anot làm bằng graphit thì anot sẽ bị mòn dần. C. Khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ thì pH của dung dịch giảm dần. D. Khi điện phân dung dịch CuSO4 với anot là graphit thì chỉ có khí thoát ra ở anot. Câu 22: Cho các phát biểu sau: 1. Etyl butyrat có mùi táo. 2. Mỡ động vật, dầu dừa và dầu thực vật đều được dùng để sản xuất xà phòng. 3. Etyl axetat được điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp axit axetic băng, ancol etylic nguyên chất và axit sunfuric đặc trong bình cầu được nút kín. 4. Trong công nghiệp, người ta có thể chuyển hoá chất béo lỏng và chất béo rắn qua lại lẫn nhau. 5. Dung dịch mật ong có thể làm nhạt màu dung dịch Br2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 23: Cho các thí nghiệm sau: 1. Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3. 2. Sục H2S vào dung dịch Ca(OH)2 dư. 3. Cho dung dịch chứa 3a mol AgNO3 vào dung dịch chứa a mol FeCl2. + O + O + O+ HO + P 4. Cho sơ đồ NH3 ⎯ ⎯ ⎯→2 NO ⎯ ⎯ ⎯→2 NO2 ⎯⎯⎯⎯→22 HNO3 đặc ⎯ ⎯→ H3PO4. Hiệu suất là 100%. Khi dùng a mol NH3 tạo thành b mol H3PO4. Cho a mol NH3 tác dụng với b mol H3PO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm mà dung dịch tạo thành có chứa 1 muối tan tốt là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng sau: (X) + (Y) → 2(Z) (1) (Z) → 2(T) + 2(G) (2) (T) → (I) + (Y) (3) 3(I) + 2(M) +4(Y) → 3(L) +2(P)↓ + 2(N) (4) (T) + (K) → (Q) + (Y) (5) (Z) + (R) → (S) (6) (L) + 2(Q) → (U) +2(Y) (7) (S) + 6(Q) → (W) + 6(Y) (8) Biết (X), (Z), (T), (I), (Q), (L), (U), (S), (W) đều cho phản ứng với (K) tạo thành (G) và (Y). Cho các phát biểu về các chất trong sơ đồ như sau: 1. Có 5 chất hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh. 2. Có 4 hợp chất hữu cơ đa chức. 3. (X), (U), (W) đều phản ứng với dung dịch (N) đun nóng. 4. Hiệu phân tử khối của (W) và (U) là 288.
  3. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Thủy phân hoàn toàn 9,4 gam Ala–Val trong 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 12,7. B. 15,4. C. 14,5. D. 12,5. Câu 26: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí. Phần 2 cho vào dung dịch HCl dư thu được 2,016 lít khí. Giá trị của m là A. 23,52. B. 13,26. C. 10,14. D. 13,92. Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH a M thu được dung dịch X. Cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2 M và H2SO4 1M thì thu được dung dịch Y và 2,016 lít CO2. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thì thu được 25,8 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 1,5. B. 1,6. C. 1,2. D. 1. Câu 28: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và tinh bột (cả 2 phản ứng đều có hiệu suất 80%). Toàn bộ hỗn hợp hữu cơ sau phản ứng nếu cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 60,48 gam Ag; nếu cho vào dung dịch Br2 thì làm mất màu tối đa 0,2 mol Br2. Giá trị của m là A. 37,44. B. 54,45. C. 58,50. D. 50,40. Câu 29: Cho 300 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,25M và Al2(SO4)3 a M thì thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,375. B. 0,875. C. 0,75. D. 0,4375. Câu 30: Hỗn hợp X gồm Fe và Mg. Cho 18,48 gam X vào dung dịch H2SO4 đặc dư được giữ ở nhiệt độ phòng thì thấy có 15,68 lít khí SO2 (sản phẩm duy nhất) thoát ra. Cho 9,24 gam X vào lượng dư dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kim loại tạo thành là A. 80,460 gam. B. 78,840 gam. C. 75,600 gam. D. 78,435 gam. Câu 31: Chất béo X được tạo thành từ 2 axit béo Y và Z đều có công thức dạng C17HyCOOH (MY<MZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z thì cần dùng 13,88 mol O2 thu được 9,18 mol H2O. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn m gam T trong 200 ml dung dịch gồm NaOH 2M và KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 164,86 gam rắn khan G. Cho các phát biểu sau 1. % Khối lượng của Y trong T < 6%. 2. X, Y, Z đều có khả năng làm mất màu nước Br2. 3. Trong G chỉ chứa các muối của axit béo. 4. Hỗn hợp T có thể cộng tối đa 0,36 mol H2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 32: Cho 5,16 gam một este đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 5,64 gam muối khan. Phát biểu nào sau đây SAI? A. X được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng. B. X làm mất màu nước Br2. C. X có tham gia phản ứng tráng bạc. D. X có thể tham gia trùng hợp tạo polime tương ứng. Câu 33: Đun nóng m gam ancol đơn chức với CuO sau một thời gian ngưng tụ sản phẩm thu được hỗn hợp lỏng X đồng thời khối lượng chất rắn giảm 2,72 gam. Cho X vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 47,52 gam kết tủa. Mặt khác cho Na dư vào X thì thu được 2,688 lít khí. % Ancol bị oxi hoá là A. 60% B. 75%. C. 50%. D. 65%. Câu 34: Hỗn hợp X gồm etilen, axetilen và hidro. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần dùng 17,36 lit O2 thu được 9,9 gam H2O. Mặt khác nung m gam X với Ni sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỷ khối hơi so với H2 là 10. Y làm mất màu tối đa a gam Br2. Giá trị của a là A. 40,0. B. 48,8. C. 47,2. D. 64,0.
  4. Câu 35: Hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Nung hoàn toàn m gam X thu được hỗn hợp khí có tỷ khối hơi so với O2 là 4/3. Hoà tan 22,6 gam X vào nước rồi cho tiếp 1,68 gam Fe đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn (tính theo gam) thu được gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 5,7. B. 6,3. C. 4,9. D. 5,4. Câu 36: Hoà tan hoàn toàn m hỗn hợp X gồm Mg, Al2O3, Fe(NO3)2 và Fe3O4 (nguyên tố oxi chiếm 34,1679% khối lượng) vào dung dịch Y gồm H2SO4 và KNO3 sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa (3m-8,78) gam các muối trung hoà và 1,344 lít hỗn hợp khí T gồm NO, N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 18,5. Cho Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì cần dùng 0,6025 mol Ba(OH)2 và thu được (6m – 2,205) gam kết tủa và dung dịch G chỉ gồm các muối. Nếu cho từ từ dung dịch NaOH vào Z đến khi thu được kết tủa cực đại thì cần dùng 1,125 mol NaOH và thu được (1,3m + 0,042) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 31. B. 28. C. 25. D. 27. Câu 37: Hỗn hợp T gồm 2 amino axit X, Y đều no, mạch hở có cùng số cacbon (MX<MY). Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam T thì cần dùng 11,088 lít O2 và thu được 8,96 lít CO2. Mặt khác cho 0,24 mol T vào 100 ml dung dịch A gồm HCl 0,7M, H2SO4 0,5M thì thu được dung dịch G. Để tác dụng hết với dung dịch G cần dùng 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,8M và KOH 1,2M thu được dung dịch chứa 54,035 gam muối khan. % Khối lượng của Y trong T gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 51%. B. 38% C. 45%. D. 43%. Câu 38: Hòa tan m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và KCl vào H2O thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với cường độ dòng điện 5A. Dung dịch sau điện phân hoà tan tối đa m gam Al2O3. Mối quan hệ giữa thời gian điện phân và m được cho theo bảng sau: Thời gian điện phân (s) t 1,5t 2t m (gam) 0 3,06 7,65 Biết tổng thể tích khí thu được khi điện phân 1,5t giây là 4,704 lit. Giả sử hiệu suất quá trình điện phân là 100%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? Phát biểu nào sau đây đúng? A. 62. B. 98. C. 85. D. 76. Câu 39: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 vào 200 ml dung dịch X gồm KOH aM và K2CO3 bM thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào 250 ml dung dịch Z gồm HCl 1,6 M và H2SO4 0,32M thu được dung dịch T và 10,752 lít khí. Cho dung dịch BaCl2 dư vào T thu được 22,58 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 2. B. 1,8. C. 1,5. D. 1,2. Câu 40: Hỗn hợp T gồm 2 este X, Y đều mạch hở là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam T thì cần dùng 1 mol O2 thu được 10,08 gam H2O. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn m gam T trong dung dịch KOH (dùng dư 25% so với lượng phản ứng) thu được hỗn hợp rắn H và hỗn hợp G chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn H thì thu được H2O, 20,7 gam muối khan và 12,768 lít CO2. Đốt cháy hoàn toàn G cần dùng 6,272 lít O2 thu được 4,68 gam H2O. Biết trong H có chứa 2 muối. Cho các phát biểu sau: 1) G làm nhạt màu nước Br2. 2) G có thể hoà tan Cu(OH)2. 3) % Khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong H bé hơn 25%. 4) % Khối lượng của ancol có phân tử khối bé hơn trong G lớn hơn 25%. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì!