Đề kiểm tra giữa học kì II môn Hóa Học Lớp 12 sách Cánh diều - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023

doc 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Hóa Học Lớp 12 sách Cánh diều - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_sach_canh_dieu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Hóa Học Lớp 12 sách Cánh diều - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023

  1. SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Hóa học 12– THPT Thời gian: 45 phút( không kể thời gian phát đề). (đề có 3 trang) ĐỀ: Mã đề: 132 Họ, tên thí sinh: Lớp 12A ; Số báo danh: Phòng số: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM). Câu 1: Phản ứng chứng minh nguồn gốc tạo thành thạch nhũ trong hang động là  A. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O B. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 C. Ca(OH)2 + CO2  Ca(HCO3)2 D. Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 Câu 2: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân NaCl nóng chảy. B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. D. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. Câu 3: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là A. Tính bazơ B. Tính axit C. Tính khử D. Tính oxi hóa Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng nào ứng với kim loại kiềm? A. ns2np1 B. ns2np2 C. ns2np5 D. ns1 Câu 5: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với H2O, thu được H2 và chất nào sau đây? A. NaCl. B. Na2O. C. NaOH. D. Na2O2. Câu 6: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân khi nung nóng? A. CaSO4 B. Mg(OH)2 C. CaCO3 D. Mg(NO3)2 Câu 7: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng. 3+ Câu 8: Biết ZAl = 13. Cấu hình electron của Al là: A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p5. Câu 9: Khí CO2 không phản ứng với dung dịch nào? A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. Na2CO3. D. NaHCO3. Câu 10: Vật liệu thường được dùng để đúc tượng, sản xuất phấn viết bảng, bó bột khi bị gãy xương là A. CaSO4.2H2O B. CaSO4.H2O C. CaSO4 D. CaCO3 Câu 11: Điện phân dung dịch AgNO3 thì thu được? A. Ag, O2, HNO3 B. Ag2O, NO2, O2 C. Ag2O, HNO3, H2O D. Ag, H2, O2 Câu 12: Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong A. Nước B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Dầu hỏa. Câu 13: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là: A. 7 B. 4 C. 6 D. 5 Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 14: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Câu 15: Câu phát biểu nào sau đây không đúng: A. Nhôm có khả năng tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazơ. B. Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội. C. Trong thực tế Nhôm có khả năng tác dụng được với nước ở điều kiện thường. D. Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn đồng. Câu 16: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có: A. bọt khí bay ra. B. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. bọt khí và kết tủa trắng. Câu 17: Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện? A. CuCl2 → Cu + Cl2 B. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4 C. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2 D. H2 + CuO → Cu + H2O Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ? A. Dẫn điện tốt. B. Nhiệt độ sôi thấp. C. Nhiệt độ nóng chảy thấp. D. Độ cứng cao. Câu 19: Cho các chất: (1) Ca(OH)2, (2) Na2CO3, (3) Na2SO4, (4) NaOH, (5) Na3PO4. Hóa chất nào có thể được dùng để loại bỏ nước cứng toàn phần? A. (1), (2) B. (2), (5) C. (1), (4) D. (2), (3) Câu 20: Thổi khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. Hiện tượng quan sát được: A. Lúc đầu không có hiện tượng sau đó vẩn đục. B. Có khí bay ra. C. Lúc đầu có kết tủa sau đó kết tủa tan. D. Có kết tủa trắng. Câu 21: Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường gọi là A. sự khử kim loại. B. sự ăn mòn hoá học. C. sự tác dụng của kim loại với nước. D. sự ăn mòn điện hoá. Câu 22: Số electron lớp ngoài cùng của kim loại nhóm IIA là A. 1e B. 3e C. 4e D. 2e Câu 23: Hợp chất được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày, ) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở, ) là A. Na2SO4 B. Na2CO3 C. NaHCO3 D. NaOH Câu 24: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Na và Cu. B. Mg và Zn. C. Fe và Cu. D. Ca và Fe. Câu 25: Khí X là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân CaCO3. Công thức hóa học của X là A. CH4. B. CO2. C. CO. D. C2H2. Câu 26: Sản phẩm của phản ứng giữa nhôm và dung dịch NaOH dư là A. NaAlO2 + H2. B. Al(OH)3 + Na. C. Al(OH)3 + H2 D. NaAlO2 + H2O. Câu 27: Nước cứng gây ra nhiều tác hại trong đời sống, sản xuất. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion A. Ca2+ và Mg2+. B. Ba2+ và Na+. C. K+ và Fe2+. D. Fe2+ và Fe3+. Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 3,45 gam Na vào nước thì thu được dung dịch X và V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là: (Na = 23). A. 3,92. B. 7,84. C. 3,36. D. 1,68. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM). Câu 29 (1 điểm): Viết các phương trình theo chuỗi sau: Ca CaO CaCO3 Ca(HCO3)2 CO2 Câu 30 (1 điểm Hòa tan hết m gam hỗn hợp Ba và Na (tỉ lệ mol 1:2) vào nước dư được 4,48 lít khí (đktc). Tính m? Câu 31 (0,5 điểm): Nhỏ từ từ dung dịch HCl 0,1M đến dư vào dung dịch Na2CO3 0,1M. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 32 (0,5 điểm): Cho m gam hỗn hợp Na và Al chia làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: tác dụng với H2O dư thu được 6,72 lít H2 đktc Phần 2: tác dụng với NaOH dư thu được 8,4 lít H2 đktc. Tính m? (Cho Na = 23, K=39, Ba = 137, Cu = 64, Al = 27, S=32, O=16, H=1, Cl=35,5) HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132