Câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 1 (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 10124
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chu_de_1_co_dap_a.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 1 (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 Câu 1: Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây: A. notronB. proton C. electron D. b,c đúng Câu 2: Nguyên tố hóa học nào có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất. A. Nhôm B. SắtC. Oxi D. silic Câu 3: Số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là ? A. 110 B. 102 C. 92 D. 82 Câu 4: Định nghĩa nào dưới đây đúng về nguyên tố hóa học: A. Tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng nguyên tử khối B. Tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân C. Tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số notron trong hạt nhân D. Tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng kí hiệu hóa học Câu 5. Các cách viết 3C, 5Fe, 7He lần lượt có ý nghĩa: A. Ba nguyên tử cácbon, năm nguyên tử sắt, bảy nguyên tử heli B. Ba nguyên tử sắt, năm nguyên tử cácbon, bảy nguyên tử heli C. Ba nguyên tử cácbon, năm nguyên tử heli, bảy nguyên tử sắt D. Ba nguyên tử heli , năm nguyên tử sắt, bảy nguyên tử cacbon Câu 6: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc: A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột D. Tất cả đều đúng Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng: A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A, 8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột Câu 8: Các nguyên tố xếp ở chu kì6 có số lớp electron trong nguyên tử: A. 3 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 9: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn: A. 3 và 3 B. 4 và 3 C. 4 và 4 D. 3 và 4 Câu 10: Số nguyên tố trong chu kì3 và 5 là: A. 8 và 18 B. 18 và 8 C. 8 và 8 D. 18 và 32 Câu 11: Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3. Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa: A. 3 B. 10 C. 14 D. 8 Câu 12: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc A. Chu kì 3, nhóm IVA B. Chu kì 3, nhóm V IA C. Chu kì 4, nhóm IVA D. Chu kì 4, nhóm IIIA
  2. Câu 13: Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng? A. X thuộc nhóm VA B. M thuộc nhóm IIB C. A,M thuộc nhóm IIA D. Q thuộc nhóm IA Câu 14: Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì B. A, M thuộc chu kì3 C. M, Q thuộc chu kì4 D. Q thuộc chu kì3 Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất l à 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Ycó số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. khí hiếm và kim loại B. kim loại và kim loại C. kim loại và khí hiếm D. phi kim và kim loại Câu 16. Một nguyên tử có tổng ba loại hạt là 34. Biết rằng n + p = 23.Tìm số hạt mỗi loại. Giải →ta có: p+ e+ n =34 Mà: n+p= 23 →e + 23= 34 e= 34-23= 11 p=e =11 →n= 34- e-p=34-11-11=12 Câu 17. Tổng số hạt trong một nguyên tử là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.Tìm số hạt của mỗi loại. Giải Ta có: p+e+ n= 48 (1) Số hạt mang điện (p,e) gấp đôi số hạt không mang điện(n) p+e =2n (2) Thay (2) vào (1) ta được: 2n+ n= 48 → 3n= 48 →n= 48/3=16 Thay n= 16 vào (2): p+ e = 2.16=32 Mà p=e → 2p =32 →p=16 =e Câu 18. Tổng ba loại hạt trong một nguyên tử là 60, trong đó số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Tìm số hạt mỗi loại. Giải Ta có: p+e+n = 60 (1) chiếm 100%
  3. Trong đó số hạt không mang điện (n) chiếm 33,33% →n=( 60.33,33%)/ 100%= 19,998=20 Thay n= 20 vào (1) ta được: p +e+ n= 60 mà p=e →2p +20 =60 →2p = 60-20=40 →p=40/2=20=e Vậy p=e=n=20 Câu 19. Trong nguyên tử Y. Tổng các loại hạt là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Tìm số hạt mỗi loại. Giải Ta có: p+ e+ n= 34 Mà p= e Nên: 2p + n =34 (1) Mặc khác: p +e – n =10 Hay : 2p - n=10 (2) Giải PT(1) và (2) 4p = 44 P= 44/4=11=e Thay p= 11 vào (1) 2. 11 + n= 34 →n= 34-22=12 Câu 20. Nguyên tử X có tổng các loại hạt là 41. Trong đó số hạt không mang điện bằng 36,67% số hạt mang điện. Tìm số hạt mỗi loại. Giải Ta có: p+ e+ n= 41 → 2p +n =41 (1) Trong đó số hạt không mang điện bằng 36,67% số hạt mang điện nên: n = 36,67% (p + e) = 36,67/100.2p = 0,7334p (2) Thay n= 0,7334p vào (1) 2p + 0,7334p = 41 →2,7334p = 41 →p = 15 =e Thay p= 15 vào (2) ta được n= 0,7334.15= 11
  4. Câu 21. Nguyên tử A có tổng các loại hạt là 13. Trong đó số hạt p bằng 80% số hạt n. Tìm số hạt mỗi loại. Ta có: p+ e+ n= 13 → 2p +n =13 (1) Trong đó số hạt p bằng 80% số hạt n nên: p = 80% n = 80/100.n = 0,8. n (2) thay p= 0,8 .n vào (1) 2. 0,8.n + n =13 1,6 n + n =13 2,6 n = 13 n= 13/2,6 =5 thay n=5 vào (2) p = 0,8. 5 = 4 =e