Các đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 9 (Có đáp án)

docx 35 trang hatrang 13300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcac_de_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: Các đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 9 (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2015 có đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Thời gian: 120 phút Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (1) Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá SEA Games. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sang bước vào trận đấu. (2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”. (Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8-6-2015) a. Xác định một phép liên kết trong đoạn (2). (0,5 điểm) b. Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam? (0,5 điểm) c. Cho biết ý nghĩa của việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên. (1 điểm) d. Em có nhận xét gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay? (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) Có những bạn trẻ chỉ biết mải mê dán hình thần tượng khắp nơi; chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình;
  2. Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương, trìu mến; Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình. Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Thời gian: 120 phút Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (1) Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá SEA Games. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sang bước vào trận đấu. (2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”. (Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8-6-2015) a. Xác định một phép liên kết trong đoạn (2). (0,5 điểm) b. Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam? (0,5 điểm) c. Cho biết ý nghĩa của việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên. (1 điểm)
  3. d. Em có nhận xét gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay? (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) Có những bạn trẻ chỉ biết mải mê dán hình thần tượng khắp nơi; chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình; Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương, trìu mến; Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình. Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 3: (4 điểm):
  4. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám may mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh) Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với một khổ thơ hoặc đoạn thơ khác về đề tài thiên nhiên mã em biết để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này. Đáp án & Thang điểm Câu 1. (3,0 điểm) a. Xác định một phép liên kết có trong đoạn (2): Phép lặp (tôi, hát, quốc ca); phép thế (đó: thế cho một cảm xúc mãnh liệt) (0,5 điểm) b. Những cảm xúc của tác giả khi hát quốc ca Việt Nam: niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước hoặc cảm xúc mãnh liệt, một cảm giác thật khó tả, một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng. (0,5 điểm) c. Ý nghĩa của sự việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên: Các thế hệ đều có chung nhận thức về tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc (hoặc cả gia đình đều thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc) ; sự việc trên còn có tác dụng lan tỏa, khơi dậy, nhắc nhở mọi người về tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc (1 điểm)
  5. d. Nhận xét về thực trạng hát quốc ca trong nhà trường hiện nay: Với những góc nhìn khác nhau, học sinh có thể đưa ra các ý nhận xét khác nhau. Chẳng hạn: học sinh nghiêm túc khi hát; khi hát thể hiện rõ tình yêu tổ quốc và tự hào dân tộc; học sinh có sự chuyển biến từ chưa nghiêm túc đến ý thức cao khi hát quốc ca; một số học sinh chưa ý thức khi hát, chưa nghiêm túc khi hát (chưa thuộc lời, không hát, đùa giỡn ) (1 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) a. yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận (giải thích, chứng minh, bình luận ) để triển khai các luận điểm, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng, dẫn chứng cần lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động. phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân - Diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, lập luận chặt chẽ. Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày bài rõ ràng. b. yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình. - Giải thích: Sự việc được đề cập trong đề bài (mải mê dán hình thần tượng khắp nơi, đắm chìm trong những sở thích riêng, không quan tâm đến những người thân trong gia đình) cho thấy các bạn trẻ sống vị kỉ, lao vào thế giới ảo, bỏ quên những mối quan hệ ruột thịt, gần gũi Đó chính là biểu hiện cụ thể của lối sống vô cảm với chính gia đình mình. Sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình là sự thờ ơ không quan tâm, không biết chia sẻ với những người thân yêu, gần gũi. - Bàn luận: học sinh đưa ra các ý bàn luận về nguyên nhân, tác hại và bày tỏ thái độ về vấn đề. Chẳng hạn: Nguyên nhân: bị tác động bởi lối sống thực
  6. dụng, được nuông chiều, thiếu sự giáo dục của gia đình, thiếu ý thức và trách nhiệm . Tác hại của lối sống vô cảm: với cá nhân, gia đình và cộng đồng (ảnh hưởng đến nhân cách, vai trò, ý nghĩa của gia đình trong đời sống của mỗi cá nhân sẽ bị giảm sút, tạo ra những công dân vô trách nhiệm, vô cảm ); bày tỏ thái độ không đồng tình, phê phán lối sống vô cảm. - Khái quát vấn đề đã bàn luận. Rút ra bài học nhận thức và hành động: rèn luyện lối sống có trách nhiệm, sống yêu thương Câu 3. (4,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học: - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. - Văn trôi chảy, có cảm xúc, không sai lỗi chính tả . b. yêu cầu về kiến thức: * giới thiệu được về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (bức tranh thiên nhiên – bức tranh giao mùa từ hạ sang thu, từ đó liên hệ với một khổ thơ khác về đề tài thiên nhiên để thấy được những điểm gặp gỡ của các bài thơ) * Cảm nhận bức tranh thiên nhiên – bức tranh giao mùa từ hạ sang thu. - bức tranh giao mùa từ hạ sang thu được diễn tả tinh tế với những tín hiệu lúc giao mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi; sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, dòng sông trôi thanh thản; những cánh chim vội vã, những đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu; tâm trạng nhà thơ: ngỡ ngàng, bâng khuâng - bức tranh giao mùa từ hạ sang thu được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo (từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi: chùng chình, dềnh dàng ; phép nhân hóa (sương chùng chình qua ngõ ) * Học sinh liên hệ với một khổ thơ hoặc đoạn thơ (trong hoặc ngoài sgk) về đề tài thiên nhiên để thấy điểm gặp gỡ của các nhà thơ viết về đề tài này (khuyến khích học sinh chọn thơ viết về mùa thu)
  7. - Trình bày sơ lược nội dung của khổ thơ/ đoạn thơ được chọn. - Chỉ ra được những điểm gặp gỡ (điểm chung) giữa các nhà thơ: đều có cảm hứng mãnh liệt trước thiên nhiên, đều có tình yêu, sự gắn bó với thiên nhiên; có những cảm nhận tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cách thể hiện độc đáo, thiên nhiên trong thơ đều có những nét quen mà lạ * Khái quát, đánh giá về vấn đề bàn luận. Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2016 có đáp án Thời gian: 120 phút Câu 1: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
  8. a. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của thành phần ấy. (0,5 điểm) b. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Sống một cuộc đời, cũng giống vẽ một bức tranh vậy và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (0,5 điểm) c. Nêu nội dung văn bản trên. (1,0 điểm) d. Theo em, có phải lúc nào cũng nên theo đuổi ước mơ? Trả lời trong khoảng 3 - 5 dòng (1,0 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nêu yêu thương? Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên. Câu 3: (4,0 điểm) Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là
  9. một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?". Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam. Đáp án & Thang điểm Câu 1. (3 điểm) a. Thành phần phụ chú: “lứa tuổi bất ổn định nhất.” Tác dụng: bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “lứa tuổi học trò” b. Biện pháp tu từ được sử dụng : so sánh “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”. Tác dụng: giúp cho cách diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm, khơi mở cho người đọc những suy nghĩ, liên tưởng về việc sống một cuộc đời (Học sinh có thể xác định các biện pháp khác như: điệp từ “một”, tác dụng: nhấn mạnh vào tính chất duy nhất của đối tượng được đề cập; điệp cấu trúc sống một cuộc đời – vẽ một bức tranh, tác dụng: tạo nhịp điệu cân xứng, hài hòa cho câu văn, khiến câu văn trở nên ấn tượng, dễ nhớ ) c. Nội dung văn bản: ước mơ của con người không bao giờ mất đi, thế nên hãy theo đuổi ước mơ, hãy chuẩn bị chu đáo cho việc thực hiện ước mơ, hãy đánh thức những ước mơ sâu kín. (Học sinh có thể tiếp nhận văn bản theo nhiều góc nhìn khác nhau; chấp nhận các ý hợp lí khác ngoài hướng dẫn chấm)
  10. d. Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về vấn đề. Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với vấn đề đặt ra miễn sao lí lẽ phải thuyết phục. (Cần thấy được chỉ nên theo đuổi những ước mơ chân chính, tốt đẹp. Khi theo đuổi ước mơ, nên cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện thực tế ) Câu 2. (3 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ 3 phần: mở, thân, kết . b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai các luận điểm Học sinh có thể đưa ra nhiều suy nghĩ, quan điểm khác nhau về vấn đề. Có thể đồng ý, không đồng ý hoặc đồng ý một phần về vấn đề. Sau đây là 1 hướng giải quyết đề bài. - Giải thích: + Những điều ngọt ngào: những hành động, cử chỉ, lời nói, tốt đẹp mang đến niềm vui, sự ấm áp ; yêu thương: tình cảm tốt đẹp giữa người với người. → Người ta thường nghĩ biểu hiện của yêu thương luôn là những điều ngọt ngào nhưng thật ra có nhiều điều, nhiều cách để tạo nên tình yêu thương. - Bàn luận: + Những điều ngọt ngào (sự trìu mến, ân cần, những lời lẽ dịu dàng, tình cảm) được xem là cách thể hiện yêu thương bởi nó kiến ta cảm thấy được quan tâm, chia sẻ, nâng đỡ trân trọng + Không phải lúc nào cũng chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Nhiều khi những cay đắng, phũ phàng (những lời la mắng của cha mẹ, những trách cứ của thầy cô, sự từ chối giúp đỡ của bạn bè ) lại xuất phát từ tình cảm thật sự dành cho ta, từ mong muốn ta hoàn thiện từng ngày + Có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những cay đắng không làm nên yêu thương.
  11. + Phê phán những con người chỉ biết đón nhận yêu thương thông qua những ngọt ngào nên đã bỏ lỡ rất nhiều yêu thương thật sự, cũng như đã nhận lầm không ít yêu thương giả dối - Bài học nhận thức và hành động: cần nhận thức đúng đắn về yêu thương: không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương ; có ý thức và hành động cụ thể đem đến yêu thương cho mọi người và cho chính mình. Lưu ý: HS cần phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Câu 3. (4 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. - Cảm nhận về nhân vậy anh thanh niên trong đoạn trích: + Là người yêu nghề, ý thức rõ về ý nghĩa của công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời; + Là người cởi mở, chân thành, gắn bó với mọi người. + Là người yêu sách, có tinh thần tự học. - Đánh giá về nghệ thuật đoạn trích: ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận . - Học sinh có thể tự chọn một nhân vật văn học hoặc nhân vật đời sống để liên hệ. Nhân vật được chọn phải thuộc thế hệ trẻ với những phẩm chất ưu tú, nhiệt tình cống hiến, dựng xây, bảo vệ quê hương. Từ sự liên hệ đó, khẳng định vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam: nhiệt huyết, tin yêu, cống hiến, dấn thân . Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2017 có đáp án Thời gian: 120 phút
  12. Câu 1: (3 điểm) Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Văn bản 1: Trong bức ảnh chụp cùng thần tượng Michael Phelps cách đây 8 năm, Joseph Schooling mới chỉ là cậu bé con đeo kính cận dày cộp, cao ngang vai Phelps. Nhưng 8 năm sau, khi có cơ hội tranh tài với thần tượng của mình ở nội dung 100m bơi bướm tại Thế vận hội mùa hè 2016, cậu bé năm nào không chỉ tự tin thể hiện tài năng mà còn buộc thần tượng chấp nhận chịu thua, nhường lại chiếc Huy chương Vàng tuyệt đẹp cho mình. Chiến thắng của Schooling không chỉ là phần thưởng ngọt ngào cho những năm tháng miệt mài ngụp lặn trong bể bơi, mà nó còn thắp lên trong trái tim trẻ niềm tin: Khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay. (Dựa theo Hình ảnh Joseph Schooling và thần tượng Michael Phelps lan truyền chóng mặt, Lê Ái, Báo Thanh niên ngày 13/08/2016) Văn bản 2:
  13. Diễn viên điện ảnh Jack Nicholson từng thần tượng Marlon Brando điên đảo đến mức nói một câu trứ danh: "Chừng nào ông ấy còn sống thì chẳng anh diễn viên nào ngóc đầu lên nổi". Tất nhiên đây chỉ là một cách nói thậm xưng. Jack Nicholson học phương pháp diễn xuất thần sầu của Marlon và ông thậm chí còn vượt qua thần tượng của mình khi giành tới 3 giải Oscar so với 2 giải của Marlon. (Trích Từ Phelps đến Schooling, từ Marlon Brando đến Leonardo Di Caprio. Lê Hồng Lâm - Thịnh Joey, Báo Tuổi trẻ ngày 16/8/2016) a) Dựa vào văn bản trên, hãy cho biết những thành tích nào của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng. (0,5 điểm) b) Chỉ ra một phép liên kết câu có trong đoạn đầu của văn bản 1. (0,5 điểm) c) Xác định thông điệp chung của hai văn bản trên. (1.0 điểm) d) Em có nhận xét gì về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ ngày nay đối với thần tượng? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng. (1.0 điểm) Câu 2: (3 điểm)
  14. Tuổi trẻ có cần sống khác biệt? Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên. Câu 3: ( 4 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng biển khơi ( ) Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
  15. Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi (Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận) Cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với một tác phẩm khác hoặc với thực tế cuộc sống để thấy được tình yêu, sự gắn bó của con người Việt Nam với biển quê hương. Đề 2: Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề: "Đọc một tác phẩm - Đi muôn dặm đường". Đáp án & Thang điểm Câu 1: a. Những thành tích của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng của mình: ● Tại thế vận hội Mùa hè 2016 ở nội dung 100m bơi bướm, Joseph Schooling đã vượt qua thần tượng Michael Phelps để đoạt lấy Huy chương vàng cho mình. ● Jack Nicholson đã giành được 3 giải Oscar so với thần tượng của mình là Marlon Brando chỉ mới đạt được 2 giải Oscar. b. Trong văn bản 1, từ nhưng ở câu số 2 là từ thể hiện phép liên kết câu: Phép nối. c. Thông điệp chung của 2 văn bản trên: khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay. d. Mỗi học sinh có những nhận xét khác nhau về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ ngày nay đối với thần tượng của mình. Đây chỉ là một gợi ý:
  16. Thần tượng của bạn trẻ ngày hôm nay khá đa dạng. Có thể đó là những người nổi tiếng trong các lãnh vực thể thao, ca nhạc, các bạn trẻ đã không nề hà công sức đi theo các thần tượng của mình trong các trận thi đấu hoặc các show diễn. Họ tặng hoa, họ ôm hôn, gào thiết để thể hiện sự hâm mộ của mình. Ít người có được tinh thần như Schooling đối với Michael Phelps hoặc Jack Nicholson đối với Marlon Brando lấy thần tượng của mình làm nguồn cảm hứng, tấm gương soi để nỗ lực phấn đấu. Đa số bạn trẻ ngày nay đã tôn thờ thần tượng một cách quá lố và thiếu tỉnh táo. Câu 2: Thí sinh cần đáp ứng yêu cầu của câu hỏi: trình bày suy nghĩ của mình được gợi lên từ vấn đề đã nêu trên trong phạm vi khoảng một trang giấy thi. Thí sinh có thể triển khai suy nghĩ của mình theo những cách thức cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo: Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: a. Giới thiệu vấn đề: Để hình thành một lối sống hoàn hảo và đúng đắn là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. "Phải tôn trọng sự khác biệt", đó là lời khuyên của các nhà tâm lý và giáo dục. Câu hỏi :"Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?" Đó là một câu hỏi đơn giản nhưng rất khó trả lời. Sau đây là những ý kiến của em về câu hỏi trên. b. Sự khác biệt là bản chất của đời sống đa dạng, phong phú và muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng và khác biệt, xã hội con người có rất nhiều điểm chung tốt đẹp cũng như xấu xa. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục cần phải được duy trì và tôn trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại sự a dua đầy tội lỗi của đám đông. c. "Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục". Biết hòa đồng với hoàn cảnh xã hội hiện tại là một kỹ năng cần thiết. "Đồng phục trong cách sống, trong
  17. cách suy nghĩ, trong cách ăn mặc" là một nét đẹp thể hiện sự hòa đồng của con người với tập thể. Khi sống hòa đồng với mọi người, tuổi trẻ chắc chắn có được niềm vui, sự đoàn kết, sự chia sẻ và bình yên trong sinh hoạt cũng như làm việc. Sống khác biệt chắc chắn không phải là mục đích sống của người trẻ tuổi bởi vì phần lớn họ là những người có khao khát tạo dựng cho mình một sự nghiệp, một cuộc sống vững vàng và hạnh phúc. Sống khác biệt dễ trở nên lập dị, dễ xung đột với tập thể, do đó người khác biệt dễ vấp phải sự chống đối của đa số, dễ trở thành kẻ cô đơn lạc lõng. Chỉ có sống hòa đồng, quân bình hài hòa với mọi người, người trẻ tuổi mới có được hạnh phúc và thành công. Do đó tuổi trẻ không cần phải sống khác biệt, nhất là trong hoàn cảnh bình thường. d. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần dám sống khác biệt với số đông bởi vì số đông và tư duy số đông không phải luôn luôn đúng. Có nhiều bằng chứng của lịch sử đã cho thấy điều đó, ví dụ như Galiler. Khi đó, dám sống khác biệt chính là sự khẳng định giá trị và nhân cách của một con người. Đôi khi phải có can đảm bảo vệ và sống chết bảo vệ sự khác biệt của mình nếu đó là đúng đắn và tốt đẹp. Khuất Nguyên ngày xưa đã dám một mình trong khi cả đời đục. Tuổi trẻ là tương lai, là vận mệnh của quốc gia, cho nên trong những tình huống thử thách khắc nghiệt của Tổ quốc, họ cần dám sống khác biệt với số đông để dấn thân vào sự hiểm nguy đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, như những chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời kì trước 1945. e. Tuổi trẻ cần phải có nhận thức đúng về sự khác biệt và hòa đồng, cần nhận thấy hòa đồng khác với a dua, về hùa, cũng như khác biệt không phải là lập dị, để từ đó biết sống hòa đồng và can đảm khác biệt khi cần thiết. Phải biết phát huy bản lĩnh của bản thân trong suy nghĩ, cũng như hành động để thể hiện bản chất tốt đẹp của tuổi trẻ là tương lai, là rường cột của nước nhà. Câu 3: (4 điểm) Đề 1. Nghị luận về đoạn thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
  18. a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" và giới thiệu khái quát nội dung hai khổ thơ phân tích. b. Thân bài: * Cảm nhận nội dung đoạn thơ: - 4 câu thơ đầu: Cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. ● Bức tranh thiên nhiên trên biển đẹp huy hoàng, tráng lệ nhưng cũng hết sức thơ. ● Tâm thế ra khơi tràn đầy sức sống, lạc quan, hăng say của những người lao động biển. ● Đặc sắc nghệ thuật: So sánh ("mặt trời xuống biển - hòn lửa"), nhân hóa và liên tưởng độc đáo ("sóng biển - then cửa", cánh cửa chính là màn đêm. Vũ trụ như ngôi nhà lớn đang chìm sâu vào giây phút nghỉ ngơi). - 4 câu thơ sau: Cảnh những đoàn thuyền đánh cá quay về lúc rạng động. ● Bức tranh thiên nhiên lúc rạng đông đầy sức sống, huy hoàng, tráng lệ. ● Hình ảnh người lao động trong khí thế khẩn trương đầy hứng khởi khi quay về sau một đêm lao động hăng say hiệu quả. ● Nghệ thuật tạo dựng kết cấu đầu cuối tương ứng (hình ảnh mặt trời, biển, đoàn thuyền và âm thanh tiếng hát căng buồm cùng gió khơi xuất hiện ở cả đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối), các hình ảnh thơ mới mẻ, độc đáo mang cảm hứng lãng mạn (đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, mắt cá huy hoàng ). Đánh giá chung: - Đoạn thơ thể hiện sự đẹp giàu của biển quê hương và vẻ đẹp của những người lao động biển, tình yêu thiết tha của những người dân chài lưới với quê hương. - Liên hệ với tác phẩm khác: HS có thể liên hệ với tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân, bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
  19. - Liên hệ thực tế cuộc sống: Vẻ đẹp giàu của biển đảo quê hương và vai trò, trách nhiệm của mỗi người để giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, giữ cho biển mãi xanh, sạch, đẹp. Đề 2. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: Đọc một tác phẩm - Đi muôn dặm đường. Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Về hình thức: ● Bài văn đảm bảo cấu trúc ba phần (mở bài - thân bài - kết bài), thân bài được trình bày thành các đoạn văn. ● Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, hệ thống luận điểm, luận cứ sáng rõ. ● Không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, không mắc các lỗi về diễn đạt. 2. Về nội dung: a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò, ý nghĩa to lớn của việc đọc các tác phẩm văn học đối với mỗi người. b. Thân bài: - Giải thích lời nhận định: ● Giải thích các khái niệm: Tác phẩm, đọc tác phẩm. ● Giải thích hình thức so sánh giàu hình ảnh và cách nói tăng cấp (một tác phẩm - muôn dặm đường): Đọc một tác phẩm văn học như đi được muôn dặm đường, học thêm được nhiều điều bổ ích, trải nghiệm bao điều thú vị, quý giá. ● Giải thích vấn đề cần nghị luận: Việc đọc tác phẩm văn học mang lại cho ta bao điều bổ ích: Tri thức, tình cảm, kinh nghiệm Ta không phải bước chân khỏi nhà để "đi một ngày đàng" nhưng vẫn học được rất nhiều.
  20. Mỗi tác phẩm văn chương là một cuộc hành trình, là cả một thế giới mới mẻ, thú vị. - Bàn luận, chứng minh vấn đề: ● Tác phẩm văn chương mở ra cho ta chân trời kiến thức vô hạn về thế giới, về con người và về chính bản thân ta. Đọc một tác phẩm giúp ta hiểu cuộc đời, hiểu con người và hiểu rõ chính mình. ● Tác phẩm văn học giúp ta vượt qua những giới hạn của bản thân (về không gian, về thời gian, về điều kiện vật chất) để được sống nhiều hơn, sống sâu sắc hơn, sống ý nghĩa hơn và sống đẹp hơn. Văn chương giúp ta hoàn thiện bản thân. ● Đọc một tác phẩm văn học hay cũng cho ta niềm vui bất tận trong việc tìm hiểu và khám phá, như tham gia một chuyến hành trình, một cuộc phiêu lưu. Qua đó, ta có được những khoảnh khắc thư giãn, tìm được sự bình yên, phát triển trí tưởng tượng (Học sinh lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc để chứng minh cho các luận cứ trên). - Bàn luận mở rộng: ● Không phải mọi tác phẩm đều là những tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật, về nội dung. Trong thị trường sách văn học đa dạng hiện nay, phải biết chọn lựa những cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi, mục đích, sở thích của mình. ● Đọc sách nói chung, đọc sách văn học nói riêng, luôn là một việc làm thú vị nhưng cũng không dễ dàng. Vậy ta phải kiên nhẫn và có phương pháp đọc phù hợp để khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. ● Đọc sách phải gắn với thực tế, áp dụng vào thực tế cuộc sống. c. Kết bài Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2018 có đáp án
  21. Thời gian: 120 phút Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Văn bản 1 Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho thấy đến nay thế giới đã sản xuất khoảng 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỉ tấn hiện là rác thải. Và 79% trong 6,3 tỉ tấn đó giờ đang nằm trong các bãi rác và môi trường tự nhiên. Nhựa được sử dụng phổ biến vì tiện dụng, rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa có hạn chế lớn là rất lâu phân hủy, đồng nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên thảm họa môi trường nếu không có cách giải quyết Thời gian phân hủy tự nhiên của một số vật thể nhựa: (đơn vị: năm) Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn – nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng rác thải nhựa như hiện nay, vào năm 2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ nặng hơn cả khối lượng cá. Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Tại Việt Nam, số lượng túi nilon, chai nhựa, ly nhựa, ống hút, hộp xốp, được sử dụng nhiều vượt trội so với các nước khác.
  22. Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác động xấu đến sức khỏe con người, Văn bản 2 Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nhiều nước đã lên kế hoạch hành động. Từ tháng 1 năm nay, chính phủ Scotland đề xuất ý kiến về việc cấm sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm làm từ nhựa. Lệnh cấm này sẽ góp phần giảm đáng kể lượng rác thải nhựa. Lệnh cấm này sẽ góp phần giảm đáng kể lượng rác thải nhựa. Tại Anh, các loại hạt kim tuyến trang trí đã bị cấm sử dụng. Việc tính phí với túi nhựa cũng được thực hiện. Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn, nhờ việc tính phí này, trong thời gian qua, số lượng túi nhựa được đưa vào sử dụng đã giảm 9 tỉ chiếc. Từ năm 2019, Đài Loan sẽ cấm sử dụng các loại ống hút nhựa tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, sau đó tiến tới cấm hoàn toàn việc cung cấp túi nhựa tại các điểm kinh doanh. Tại Việt Nam, một số tổ chức xã hội đã phát động các chiến dịch như: “7 ngày thách thức”, “Bớt một vỏ chai, cứu tương lai”, với mục tiêu thúc đẩy cộng đồng chung tay chống lại rác thải nhựa. Trong thời gian qua, nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng đã tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm giảm rác thải nhựa. Các bạn mày mò thực hiện những dự án làm ống hút từ tre và cỏ bàng, tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng có ích, Chắc chắn những hành động này sẽ góp phần giúp môi trường trở nên xanh, sạch đẹp hơn. (Hai văn bản trên được tổng hợp từ các báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Thời nay) a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống. (0,5 điểm)
  23. b. Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản 2. (0,5 điểm) c. Chỉ ra mối liên hệ về nội dung của hai văn bản trên. (1,0 điểm) d. Theo em, giải pháp nào là hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta hiện nay? Vì sao? (Em có thể lựa chọn giải pháp trong văn bản hoặc tự đề ra giải pháp khác. Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng). (1 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Để thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (che chở, bao bọc, chia sẻ, gắn bó, bình đẳng, độc lập, ), các bạn học sinh đã đưa ra ba hình ảnh sau: Từ một trong ba hình ảnh trên, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay. Câu 3: (4,0 điểm) Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.