Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2018-2019

doc 96 trang hatrang 26/08/2022 10440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_de_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2018-2019

  1. Đề số 1 Phần I (6.0 điểm) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước. 1. Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy. 2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng". Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì? 3. Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng. 4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chủ (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chủ) "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng." (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017) Phần II (4,0 điểm) Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ): Phan Lang nói: Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói: - Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Tư “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai? 2. Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tối tất phải tìm về cỏ ngày"? 3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Hết Ghi chú: Điểm phần I: 1 (0,5 điểm), 2(1,5 điểm), 3 (0,5 điểm), 4 (3,5 điểm) Điểm phần II: 1 (2,0 điểm), 2(1,0 điểm), 3 (2,0 điểm) Hướng dẫn làm đề thi môn Văn vào lớp 10 Hà Nội năm 2018 Phần I: 1. Tác giả của bài Đoàn thuyền đánh cá là Huy Cận (1919-2005). Bài thơ được sáng tác năm 1958. 2. Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên: lái gió, buồm chăng, mây cao, biển bằng. 1
  2. - Biện pháp: “Lướt giữa mây cao với biển bằng” có tác dụng miêu tả con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương. 3. Trích đoạn bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngữ văn lớp 7. - "Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền." - "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.: 4. "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng" - Lúc sao mờ là lúc đêm sắp tàn, trời sắp sáng. Các bạn chài nhìn sao rồi hối hả giục nhau: “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”. Chữ “kịp” nói lên sự hối hả, khẩn trương. Phải kéo lưới để trở về bến đem cá bán phiên chợ mai, cho cá được tươi ngon, được giá. - Câu thơ thứ hai có hai hình ảnh rất gợi cảm. Hình ảnh thứ nhất: "Ta kéo xoăn tay". Chữ “xoăn tay” gợi tả những cánh tay rắn chắc, dẻo dai của những chàng trai làng chài như xoắn lại, như căng lên lúc kéo lưới. Một vẻ đẹp trẻ tráng trong lao động rất đáng yêu. Hình ảnh thứ hai: “chùm cá nặng” là một hình ảnh so sánh rất sáng tạo. Cá mắc vào lưới rất nhiều, treo lủng lẳng như những chùm trái cây trĩu cành, phải kéo rất “nặng” tay. Câu thơ "Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” nói lên một chuyến ra khơi may mắn, đánh bắt được nhiều cá. Lao động thực sự là nguồn sống đem lại hạnh phúc cuộc đời. - Câu thơ thứ ba là một bức tranh cá có đường nét, màu sắc tráng lệ. Cá chất đầy khoang thuyền, cá tươi roi rói. “Váy bạc đuôi vàng" của cá “lóe” lên dưới ánh hồng rạng đông. Nghệ thuật phối sắc của Huy Cận thật tài ba thần tình. Ông đã viết nên câu thơ có hình ảnh đẹp đầy ánh sáng. - Câu thơ cuối: Cánh buồm, con thuyền tràn ngập ánh hồng bình minh. Con thuyền và cánh buồm chớ đầy niềm vui sau một chuyến ra khơi đánh cá gặp nhiều may mắn. Kết đoạn: Có thể nói khổ thơ này đã thể hiện khá hay một nét đẹp về cuộc sống và sinh hoạt của bà con dân chài trên vùng biển quê hương. Cảnh kéo lưới là một nét vui của bài ca lao dộng, bài ca cuộc đời. Cảm hứng lãng mạn thấm đẫm vần thơ “Đoàn thuyền đánh cá" Phần II: 1: - Phan Lang nói chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa sau đó gặp nạn rồi được Linh Phi cứu giúp, gặp Vũ Nương dưới thủy cung. - “Tiên nhân” chỉ Trương Sinh – Chồng Vũ Nương. 2. Khi nghe Phan Lang nói Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và “quả quyết tìm về có ngày”: + Vũ Nương còn nặng tình nặng nghĩa với chồng con + Hoàn chỉnh thêm về nét đẹp của người con gái thủy chung, nhân hậu qua nhân vật Vũ Nương + Vũ Nương dù chết vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh dự và nhân phẩm 2
  3. 3. Các em có thể tham khảo dàn ý sau: * Mở bài: - Gia đình – hai tiếng quen thuộc gần gũi mà thân thương đến nao lòng. Người sung sướng nhất là người có được một gia đình hạnh phúc. Có thể thấy, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Gia đình hạnh phúc chính là mục đích cao đẹp nhất mà con khát khao có được. * Thân bài: a. Giải thích: - Gia đình là gì? + Đó là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. + Trong gia đình, mọi người có quan hệ về huyết thống và các quan hệ đặc biệt khác, thường có cùng quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ. b. Bàn luận: Gia đình có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt với cuộc đời mỗi con người. - Gia đình là mái ấm, là nơi ta được sinh ra, được sống và trưởng thành. + Gia đình chính là cội nguồn sinh dưỡng và hạnh phúc đầu tiên của con người. Chính tại mái ấm này, với tình yêu của cha và mẹ, ta đã được góp mặt trong cuộc đời này. + Gia đình là không gian sống thân thuộc trong cuộc đời mỗi con người. Chính tại nơi đây, ta đã chập chững những bước đầu tiên, cất tiếng nói đầu tiên trong hạnh phúc vô bờ của cha mẹ, người thân. + Là nơi ta được sống trong tình yêu thương, sự chở che, đùm bọc. Ta vô tư nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh em mà không mảy may suy nghĩ. + Và gia đình cũng là nơi ta sẵn lòng cho đi mà không cần nhận lại. Ở đó có biết bao tình cảm trong sáng, đẹp đẽ mà những người thân đã dành cho nhau. Khi đó ta thấy thật sự sung sướng, bình yên và hạnh phúc. - Gia đình là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời con người. + Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, may mắn mà con đường cuộc đời biết bào gian nan, thử thách. Trên con đường ấy, có lúc ta vấp ngã, thất bại, có lúc ta cũng nản lòng, nhụt chí, những khi đó bên cạnh ta luôn có ông bà, cha mẹ người thân. Tất cả mọi người đều động viên an ủi ta là ta vững tâm, bền chí. + Thậm chí nếu ta sa ngã trở thành kẻ xấu, kẻ ác, thành tội nhân bị xã hội, người đời xa lánh khinh bỉ thì gia đình vẫn luôn giang rộng vòng tay đón họ trở về và tin rằng tình cảm gia đình sẽ tạo nên sức mạnh cảm hóa được những đứa con lầm đường lạc lối ấy. Có thể tin rằng, không nơi nào ngoài gia đình luôn bao dung, chở che, đùm bọc, đón nhận ta trong những tình huống nghiệt ngã như vậy của cuộc đời. Ơ – ri – pít, nhà viết kịch Hi lạp thời cổ đại đã từng khẳng định: “Duy chỉ có gia đình, con người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận”. (Dẫn chứng: Anh Nhĩ trong “Bến quê”, Chí Phèo khao khát hạnh phúc bình dị: chồng kéo lưới, vợ dệt vải, Vũ Nương "chỉ mong có thú vui nghi gia nghi thất” ) - Gia đình là cái nôi, là cơ sở, nền tảng bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp cho con người. 3
  4. + Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên, là môi trường gần gũi có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ mái ấm gia đình ta dần khôn lớn trưởng thành cả về thể xác và tâm hồn, lối sống về đạo đức làm người. + Trong nếp sống của người Á Đông, gia đình có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn và giáo dục nhân cách con người. Trong mỗi gia đình có gia phong. Gia phong chính là các nguyên tắc ứng xử, là lễ nghi để giúp cho gia đình yên ấm, hòa thuận. Một gia đình có nền nếp gia phong thường tạo nên một không khí đầm ấm, bình yên. Trong môi trường ấy, con cái có điều kiện được chăm sóc, bảo ban, dạy dỗ và phát triển theo đúng hướng tích cực. Ngược lại một gia đình không òa thuận, bố mẹ thường cãi vã thì ảnh hưởng rất xấu đến con cái. Có những đứa trẻ lớn lên trong thù hận, trong mặc cảm, tự ti và lớn lên có thể trở thành kẻ ác, kẻ xấu, kẻ phản bội, đánh mất nhân cách của bản thân, làm xấu hổ cả dòng họ. - Liên hệ bản thân; 3. Kết bài: Khẳng định vai trò của gia đình với con người - Gia đình chính là nguồn vui, nguồn yêu thương, là mái ấm chở che cho mỗi cuộc đời, là cái nôi vững chắc để đào tạo con người trưởng thành. - Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là đối với trẻ em; là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ nên người. - Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân thiệt thòi, bất hạnh nhất. - Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn mái ấm gia đình, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn thương đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ. - Trẻ em cần phải biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ Đề 2: 1. Giới thiệu vấn đề: Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách 2. Giải thích vấn đề - “Những ngọn lửa” ở đây được sử dụng mang nghĩa ẩn dụ, đó là tượng trưng cho những giá trị mà văn chương đem lại. - Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách là những ngọn lửa của tình yêu thương, của lòng căm thù, của niềm tự hào và hơn hết, văn chương giúp chúng ta biết đến thế giới của một người khác, biết đồng cảm với “tha nhân” để đem tâm hồn mình đến gần hơn với tâm hồn mọi người. Xét cho cùng, giá trị của văn chương như Leptonytoi đã nói “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, tước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” hay “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam) - Nhận định đã đề cập đến giá trị to lớn của văn chương, hướng con người đến chân-thiện-mĩ. 3. Giải quyết vấn đề - Văn chương nuôi dưỡng trong lòng ta những tình cảm tốt đẹp: + Tình yêu thương, đồng cảm với con người: Chuyện Người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Đồng chí, 4
  5. + Tình yêu nước, tự hào dân tộc: Làng, Nói với con, + Tình cảm gia đình: Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Con cò, Nói với con, Ngoài ra văn chương còn cho ta lòng dũng cảm, sự vị tha. - Vì yêu thương nên căm thù, lên án những người, thế lực chà đạp lên sự sống, chà đạp lên cuộc đời con người. - Văn chương hướng chúng ta đến những suy ngẫm giàu tính triết lí, những triết lí ấy có giá trị ngàn đời, nhiều khi gợi ra cho chúng ta những câu hỏi, chính những câu hỏi ấy làm nên sức sống cho tác phẩm, kích thích bạn đọc đi tìm câu trả lời. 4. Mở rộng- nâng cao - Để hiểu được giá trị của văn chương, người đọc phải có tầm đón nhận để hiểu những điều nhà văn ấp ủ. - Giá trị của tác phẩm phụ thuộc vào bạn đọc, chính người đọc là người quyết định số phận tác phẩm, quyết định giá trị của văn chương. “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. ” Đề số 3 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. [ ] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn. (Quà tặng cuộc sống - Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.56-57) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu sau: Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Câu 3. Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates trong đoạn trích có tác dụng gì? Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao? Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ. 5
  6. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong cuộc đời của mỗi người. Câu 2. (5,0 điểm) Nhận xét về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.60) Em hãy phân tích đoạn trích sau để làm sáng tỏ ý kiến trên. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ, Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.58) HẾT Đáp án đề văn vào 10 tỉnh Cần Thơ năm 2018 I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là Nghị luận Câu 2: Thành phần biệt lập tình thái: "nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp." Câu 3: Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen: "ước mơ có một mái nhà trong đêm đông giá buốt" nhằm liên tưởng tới những ước mơ nhỏ bé trong cuộc sống nhưng lại không hề thành hiện thực. Và ước mơ của tỷ phú Bill Gates: "làm thay đổi cả thế giới" thể hiện những ước mơ lớn lao và bằng những nỗ lực của ông, một phần nào đó Bill Gates đã thay đổi được thế giới. Câu 4: Đồng ý. Vì nếu bạn chỉ ước mơ mà không hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ đó thì ước mơ mãi chỉ là ước mơ mà thôi. II. LÀM VĂN Câu 1. 1. Giải thích: - Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. 6
  7. 2. Bàn luận: * Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào? - Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng phàm đã là con người thì ai cũng có ước mơ. Chính ước mơ làm cho cuộc sống của mỗi người thêm tươi đẹp, ý nghĩa, chỉ khi con người nỗ lực vươn lên biến ước mơ thành hiện thực khi đó con người đã làm cho cuộc đời mình và cuộc đời chung thêm ý nghĩa, tươi đẹp. - Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp. - Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình. - Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất. * Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? - Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định. – Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau. 3. Liên hệ bản thân em - Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào! - Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực. Câu 2: I. Mở bài - Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976, sau một năm giải phóng đất nước, khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác. - Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Và nó thể hiện rõ ràng nhất qua 2 đoạn thơ: (trích dẫn đoạn thơ). II. Thân bài * Phân tích khổ thơ thứ hai - Hai câu thơ đầu: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. + Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ. 7
  8. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ. + Nhận thấy Bác là "một mặt trời trong lăng rất đỏ", đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác. - Ở hai câu thơ tiếp theo: Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân + Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu. + Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác. + Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác. * Phân tích khổ thơ thứ ba - Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền + Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên. + Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim + Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất diệt của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế. + Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác. III. Kết bài: 8
  9. - Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc, lòng thành kính và niềm xúc động của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. 9
  10. Đề số 4 Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau đây: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, tr.70, 71) 1) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) 2) Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? (1,0 điểm) 3) Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến: “ tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.” (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.” Câu 3 (5,0 điểm) Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, trang 60 có viết: “Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.” Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong làng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ . Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, tr.58) Hết Đáp án đề thi văn vào 10 tỉnh Đắk Lắk năm 2018 Câu 1: 1) Phương thức biểu đạt chính là Nghị luận 2) Đoạn văn thứ nhất sử dụng biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: "người có tính khiêm tốn" nhằm nhấn mạnh và tạo điểm nhấn về những đặc điểm của người có đức tính khiêm tốn. 10
  11. + Liệt kê: "tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm" nhằm diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn biểu hiện của tính khiêm tốn 3) Ý kiến: " tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la" có nghĩa là: Tuy tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như những giọt nước trong thế giới rộng lơn vô hạn "đại dương bao lai" vì thế cần phải khiêm tốn học hỏi. Qua đó tác giả cũng nhắc nhở chúng ta rằng nếu muốn thành công trên con đường đời, chúng ta cần trang bị thêm đức tính khiêm tốn. Câu 2: Các em cần đạt được các ý kiến sau đây: 1. Giải thích thế nào là lòng khiêm tốn - Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác - Thành công là đạt được kết quả như mong muốn,thực hiện được mục tiêu đề ra. => Khiêm tốn là đức tính không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. 2. Phân tích - Con người phải khiêm tốn vì cá nhân dù có tài giỏi đến đâu cũng chỉ là những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la. Phải luôn học hỏi, học nữa, học mãi. - Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. - Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng được mọi người yêu quý. - Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. 3. Bàn luận và mở rộng. Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. 4. Bài học và liên hệ bản thân. - Trân trọng những người khiêm tốn, phê phán những người thiếu khiêm tốn luôn tự cao, tự đại cho mình là nhất và coi thường người khác. - Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để thành công trong cuộc sống. Câu 3: I. Mở bài - Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước, khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác. - Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu. II. Thân bài 1. Khổ thơ thứ nhất - Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" + Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác. + Con ở miền Nam xa xôi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất nước đã thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác không còn nữa. + Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li. + Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. - Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. 11
  12. + Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. + Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc. 2. Khổ thơ thứ hai - Hai câu thơ đầu: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. + Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ. + Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác. - Ở hai câu thơ tiếp theo: Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân + Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu. + Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác. + Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác. III. Kết bài - Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. - Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã đóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ. Đề số 5 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận 12
  13. [ ] Tháng 3- 2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống. [ ] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng phải đang rất khỏe là gì ”. Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình. Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được! (Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi Trẻ ngày 31/5/2018) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3. (1,0 điểm) Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chúng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình. a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì? b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên. Câu 4. (1.0 điểm) Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tăng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được! a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên. b. Theo em thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ theo cách lập luận tổng - phân - hợp bàn về tâm niệm của Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sông cần có một tấm lòng”. Trong đó sử dụng ít nhất 2 phép liên kết. (Gọi tên và xác định từ ngữ liên kết) Câu 2. (4,5 điểm) 13