Bài tập Thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm

doc 2 trang hatrang 27/08/2022 6800
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_thuy_phan_hoan_toan_peptit_trong_moi_truong_kiem.doc

Nội dung text: Bài tập Thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm

  1. THỦY PHÂN HOÀN TOÀN PEPTIT TRONG MÔI TRƯỜNG KIỀM Câu 1: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là A. 51,72. B. 54,30. C. 66,00. D. 44,48. Câu 2: Hỗn hợp A gồm tetrapeptit X mạch hở và tripeptit Y mạch hở (X, Y đều được tạo từ các α-amino axit mạch hở, chứa một nhóm -COOH và một nhóm -NH 2 trong phân tử) có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Đun nóng 68,10 gam hỗn hợp A với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 94,98 gam. B. 97,14 gam. C. 64,98 gam. D. 65,13 gam Câu 3: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 19,455. B. 68,1. C. 17,025. D. 78,4 Câu 4 : Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2gam. Số liên kết peptit trong A là A. 10. B. 20. C. 9. D. 18. Câu 5 : Thủy phân hoàn toàn a gam đipeptit Glu - Gly trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 17,28 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là A. 12,24 B. 11,44 C. 13,25 D. 13,32 Câu 6: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp G gồm 2a mol tripeptit mạch hở X và a mol tetrapeptit mạch hở Y (biết rằng X, Y đều được tạo thành từ các α-amino axit có cùng 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) cần vừa đủ 560 gam dung dịch KOH 7%. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 104,6 gam muối. Giá trị m là A. 69,18. B. 67,2. C. 82,0. D. 76,2. Câu 7: X là tetrapeptit mạch hở: Ala-Gly-Val-Ala; Y là tripeptit mạch hở: Val-Gly-Val. Đun nóng 34,05 gam hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ được m gam muối. Giá trị của m là A. 68,10. B. 47,49. C. 49,45. D. 78,40. Câu 8: X là tripeptit; Y pentapeptit đều mạch hở. Hỗn hợp A gồm X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Thủy phân hoàn toàn 149,7 gam A bằng nước (có xt) thu được 178,5 gam hỗn hợp các amino axit chỉ có 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 149,7 gam trên vào dung dịch chứa 1,0 mol KOH và 1,5 mol NaOH đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được dung dịch B chứa m gam chất tan. Giá trị của m là A. 216,4 gam.B. 222,5 gam. C. 256,7 gam. D. 234,1 gam. Câu 9: Hỗn hợp X gồm một amino axit (Y) và một tetrapeptit mạch hở (Z). Đun nóng 27,72 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 39,96 gam một muối của alanin duy nhất. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là A. 80,07%.B. 87,16%.C. 70,80%.D. 81,76%. Câu 10: Cho peptit X (C7H13O4N3) mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là A. 28,5 gam. B. 30,5 gam. C. 31,9 gam. D. 23,9 gam. Minh Nguyệt- CMA Trang 1
  2. Câu 11: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,2 mol glyxin và 0,1 mol peptit Y mạch hở với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 67,9 gam một muối duy nhất. Số nguyên tử hiđro (H) trong peptit Y là A. 20.B. 14.C. 17.D. 23. Câu 12: Thủy phân m gam tripeptit X trong dung dịch NaOH (dư 30% so với lượng cần thiết) thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 42,6 gam chất rắn gồm NaOH, muối của glyxin và alanin. Giá trị của m là A. 26,04 hoặc 23,36.B. 23,04 hoặc 25,36. C. 23,04 hoặc 23,36. D. 26,04 hoặc 25,36. Câu 13: X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 141 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với A. 95. B . 96. C. 98. D. 97. Câu 14: X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 155,44 gam B. 150,88 gam C. 167,38 gam D. 212,12 gam Câu 15. Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala – Gly – Gly và tetrapeptit Ala – Ala – Ala – Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala – Gly ; 0,05 mol Gly – Gly ; 0,1 mol Gly; Ala – Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cận thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là : A. 100,5B. 112,5C. 96,4D. 90,6 Minh Nguyệt- CMA Trang 2